Tại sao dữ liệu “phẳng” lại truy cập nhanh hơn dữ liệu có cấu trúc
Thí dụ 1: Nếu nhà bạn chỉ có 1 chiếc kéo, theo “view” của người làm công việc văn phòng thì bạn quy định chiếc kéo nằm trong hộc bàn làm việc. Tuy nhiên vợ bạn lại có view theo quan điểm gia đình, cô ấy sẽ nghĩ chiếc kéo nằm ở dưới bàn ăn, hoặc bàn sô pha, thậm chí trên kệ của bếp. Điều này dẫn đến một số phiền phức khi vợ hoặc chồng không tìm thấy chiếc kéo do được đặt theo quy định được cấu trúc sẵn, do đó sẽ rất bực mình khi không thể tìm được dụng cụ mình cần. Giải pháp đưa ra là hãy mua nhiều hơn 2 cái kéo và đặt ở nhiều nơi trong nhà. Việc tìm kiếm kéo sẽ dễ dàng hơn nhiều, bấp chấp dữ liệu dư thiếu (nhiều đồ vật lặp lại giống nhau).
Thí dụ 2: Thế giới phẳng, các công ty IT sẽ tìm trên thị trường những lập trình viên có kỹ năng giống hệt kỹ năng các nhân sự mà họ có. Đây chính là bài toán outsourcing. Lý do là họ cần rút ngắn thời gian phát triển, hoặc có nhiều hợp đồng dự án mới nhưng không đủ nhân sư để làm.
Thí dụ 3: Thế giới CDN, hoặc ảnh được load nhanh hơn khi “sống ký sinh” trên mạng lưới phẳng của Cloudinary.
Thí dụ 4: Thay vì thực hiện các SQL query phức tạp, render HTML trên server trước khi truy xuất ra browser, chúng ta có thể cache toàn bộ HTML code và lưu vào MongoDB – một dạng cơ sở dữ liệu phẳng không cấu trúc (NoSQL).