Phong cách quản lý "Box-ticking" là gì? "Box-ticking" có hại cho đánh giá năng lực nhân viên?
Published on: September 11, 2024
Last updated: September 11, 2024 Xem trên toàn màn hình
Last updated: September 11, 2024 Xem trên toàn màn hình
Recommended for you
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 15 Feb 2021 Ứng dụng thuyết ngũ hành trong quản lý
- 04 Mar 2019 Quản trị Team là gì? Team và Group khác nhau như thế nào?
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
“Box-ticking” là gì?
"Ticking boxes", hoặc "Box ticking" hoặc "Tick all the boxes" đều là cách viết khác nhau của cùng một chiến lược "Đáp ứng toàn bộ yêu cầu".
Tick all the boxes có nghĩa đen là "Đánh dấu toàn bộ các mục trong danh sách kiểm tra", hoặc tiếng lóng "điền vào chỗ trống".
Nghĩa bóng: Thoã mãn các nhu cầu/chỉ tiêu, hoàn thành mọi yêu cầu mong muốn (to satisfy all of the apparent requirements for success/to have the right qualities to be a good choice or solution)
Trong quản lý hành chính, box-ticking là một chiến lược quan liêu được định nghĩa như sau: Quá trình đáp ứng các yêu cầu hành chính quan liêu hơn là đánh giá giá trị thực tế của một điều gì đó.
Phong cách quản lý “Box-ticking”
Phong cách quản lý "Box-Ticking", thường được các nhà quản lý áp dụng một cách vô tình thay vì cố ý áp đặt.
"Box-Ticking" là một phương pháp quản lý định lượng lấy số liệu khảo sát (mục tiêu số 1) trong đó người quản lý cung cấp danh sách kiểm kê để kiểm tra đánh dấu (check box) và những danh sách kiểm tra này được ưu tiên hơn mọi mục tiêu khác (mục tiêu số 2) - bao gồm cả thành tựu thực tế có được, các mục tiêu kinh doanh đang "sinh lời" và cả nhu cầu cấp bách về cải tiến công nghệ. Mục tiêu số 2 có tác động tích cực rõ ràng đến công ty, tăng doanh thu, cắt giảm chi phí hoặc cả hai. Trong khi đó mục tiêu số 1 chỉ là chỉ thị cấp trên thực hiện định kỳ hoặc trong trường hợp khẩn cấp. Thí dụ ban lãnh đạo yêu cầu phòng Tin học phải rà soát toàn bộ máy chủ và đánh dấu hoàn thành vào bảng khoảng 50 tiêu chí sẽ được xem là hoàn thành. Cách triển khai này dễ gây gian lận, đối phó (làm cho có) nhằm mục đích lấy thành tích (hậu quả từ hiện tượng "hiệu ứng rắn hổ mang").
Phong cách quản lý Box-ticking tốt hay xấu?
Box-ticking là cách quản lý ưu tiên thực hiện các chỉ thị quản lý từ cấp trên nhưng theo cách tùy tiện (kiểm tra và tích ô) hơn là đạt được các mục tiêu kinh doanh có ý nghĩa, dẫn đến hành vi ích kỷ và lạm dụng của các nhà quản lý.
Đặc điểm của Box-Tickers
Box-Tickers tập trung vào sự thăng tiến của bản thân hơn là thành công của công ty, thường dẫn đến việc giám sát và quản lý vi mô quá mức đối với nhân viên.
Chỉ trích phong cách quản lý Box-ticking / Tác động đến nhóm phát triển
- Box-ticking làm suy yếu tiềm năng của các nhóm phát triển tự tổ chức và tự cải thiện bằng cách hạn chế quyền tự quyết và khả năng sáng tạo của họ.
- Box-ticking làm tăng mối lo ngại về thái độ thực hiện mức tối thiểu, nó có thể dẫn đến các vấn đề trong tương lai và cản trở sự cải tiến và đổi mới thực sự.
Kết luận
Phần lớn chúng ta phê phán phong cách quản lý “Box-Ticking” vì chỉ ưu tiên việc tuân thủ hời hợt hơn là đạt được thành tích kinh doanh thực sự, dẫn đến một nền văn hóa nơi nhân viên bị đánh giá bởi các mục tiêu tùy tiện hơn là những đóng góp thực tế. Cách tiếp cận này kìm hãm sự sáng tạo và tự tổ chức, gây tổn hại đến năng suất và tinh thần. Nhân viên phải đối mặt với những người quản lý phong cách “Box-Ticking”, có thể điều chỉnh mục tiêu của bản thân với mục tiêu của sếp, sắp xếp thành tích của bản thân để phù hợp với phong cách quản lý “Box-Ticking” quan liêu hoặc cân nhắc rời đi để có một môi trường làm việc lành mạnh hơn.
Mặc dù việc đánh giá thành tích chỉ dựa vào "tick all the boxes" có thể làm giảm tinh thần và tư duy sáng tạo đổi mởi, nhưng vẫn tồn tại những lựa chọn quản lý tốt hơn, coi trọng những đóng góp thực sự hơn là chỉ tuân thủ các nguyên tắc cứng nhắc của doanh nghiệp.
Phạm Đình Trường, TIGOSOFT
[{"displaySettingInfo":"[{\"isFullLayout\":false,\"layoutWidthRatio\":\"\",\"showBlogMetadata\":true,\"showAds\":true,\"showQuickNoticeBar\":true,\"includeSuggestedAndRelatedBlogs\":true,\"enableLazyLoad\":true,\"quoteStyle\":\"1\",\"bigHeadingFontStyle\":\"1\",\"postPictureFrameStyle\":\"2\",\"isFaqLayout\":false,\"isIncludedCaption\":false,\"faqLayoutTheme\":\"1\",\"isSliderLayout\":false}]"},{"articleSourceInfo":"[{\"sourceName\":\"\",\"sourceValue\":\"\"}]"},{"privacyInfo":"[{\"isOutsideVietnam\":false}]"},{"tocInfo":"[{\"isEnabledTOC\":true,\"isAutoNumbering\":false,\"isShowKeyHeadingWithIcon\":false}]"},{"bannerInfo":"[{\"isBannerBrightnessAdjust\":false,\"bannerBrightnessLevel\":\"\",\"isRandomBannerDisplay\":true}]"},{"termSettingInfo":"[{\"showTermsOnPage\":true,\"displaySequentialTermNumber\":true}]"}]
Nguồn
{content}
Khám phá thêm các chủ đề sau
Kinh nghiệm quản trị 4.0
Food for thoughts (kiến thức bổ não)
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Góc tư vấn
Nghịch lý