Không phải IQ hay EQ, tỷ phú Jack Ma tiết lộ một kỹ năng để thành công giữa thời đại VUCA
Last updated: October 01, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 16 Mar 2022 [INFOGRAPHIC] 32 Thiên kiến nhận thức làm sai lệch quyết định của bạn (Phần I)
- 07 Aug 2024 Kỷ nguyên VUCA và TUNA – Cơ hội phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ nhờ cuộc cách mạng 4.0
Muốn thành công phải lòng trắc ẩn
Ngày nay, nhiều chuyên gia và nhà phân tích vẫn đang không ngừng tranh luận xem IQ hay EQ là yếu tố quyết định thành công trong công việc và sự nghiệp.
EQ là trí tuệ cảm xúc, giúp một người biết cách làm việc khéo léo với cấp trên và đồng nghiệp cũng như khách hàng. Họ có thể thấu hiểu cảm xúc của đối phương và chính mình. Trong khi đó IQ thể hiện kiến thức, khả năng ghi nhớ, tập trung và giải quyết vấn đề.
Nhưng có một yếu tố khác đang ngày một trở nên quan trọng đó là LQ, hay chỉ số yêu thương, đồng cảm.
LQ cũng chính là thứ được Jack Ma, người đồng sáng lập gã khổng lồ Alibaba, nhắc đến nhiều lần. “Nếu bạn muốn được tôn trọng, bạn cần có LQ”, ông nói.
“Vậy LQ là gì? Đó là chỉ số tình yêu, thứ mà máy móc không bao giờ có”, Jack Ma nói tại một Diễn đàn Kinh doanh Toàn cầu.
Theo Jack Ma, những mẫu thuẫn là điều khó tránh khỏi trong kinh doanh nhưng hiếm nhà lãnh đạo nào giải quyết nó được bằng lòng trắc ẩn, tình yêu hay LQ của mình. Mỗi lần đối đầu, các công ty hoặc là rút lui, hoặc triệt tiêu đối phương mà rất ít khi chịu nghĩ đến lợi ích chung và bắt tay hợp tác.
Mọi người trên thế giới có lẽ chẳng còn xa lạ gì với tỷ phú Jack Ma, người sáng lập nên một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới là Alibaba. Câu chuyện khởi nghiệp của ông từ một giáo viên dạy tiếng Anh đến khi tạo nên đế chế thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc là nguồn cảm hứng cho vô vàn startup.
Nghiên cứu lại quãng đường xây dựng sự nghiệp của Jack Ma, rất nhiều người cho rằng tầm nhìn, sự chăm chỉ, lòng quyết tâm của ông đã giúp vị tỷ phú này thành công. Dẫu vậy, Jack Ma lại cho rằng triết lý 3Q mới là nền tảng tạo dựng nên sự nghiệp thành công của mình, gồm IQ (trí thông minh), EQ (trí tuệ cảm xúc) và LQ (lòng trắc ẩn).
Tương tự trong công việc, các doanh nghiệp ngày nay đề cao trí thông minh, hiệu quả, năng suất mà bỏ qua cảm xúc cũng như sức khỏe của lao động, đồng nghiệp.
Jack Ma tin rằng dù máy móc có thông minh đến đâu thì những vấn đề lớn nhất và cấp bách nhất của thế giới cũng sẽ không được giải quyết bằng máy móc mà bằng con người. Con người có trí thông minh, có khả năng đồng cảm, thấu hiểu và tất nhiên là cả tình yêu. Đối với Jack Ma, đây chính là vũ khí bí mật của con người có thể vượt qua máy móc và thúc đẩy sự tiến bộ.
Kỹ năng “mềm” không quá mềm (Not-So-Soft “Soft”) cần có cho bất cứ lãnh đạo có ảnh hưởng nào
"Máy móc không có trái tim, máy móc không có tâm hồn và máy móc không có niềm tin. Con người có tâm hồn, có niềm tin, có giá trị. Chúng ta sáng tạo, chúng ta đang chứng minh rằng chúng ta có thể kiểm soát máy móc", ông nói.
Chính Jack Ma là ví dụ điển hình của người biết vận dụng LQ trong cuộc sống. Từ một xuất phát điểm khiêm tốn là giáo viên dạy tiếng anh, Jack Ma trở thành tỷ phú tự thân, từng đạt danh hiệu người giàu nhất Trung Quốc và hàng đầu thế giới.
Ông cũng đã vận dụng LQ vào kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng mà không đâu có được. Ông giải thích rằng LQ cao là phương pháp tối cao để thích nghi với cách kinh doanh mới.
“Bạn có thể trở thành cỗ máy kiếm tiền, nhưng điều đó có nghĩa lý gì? Nếu bạn không đóng góp cho phần còn lại của thế giới, thì không có LQ ... Tình yêu của bạn là bạn phải có nguyên tắc. Đó là điểm mấu chốt”, Jack Ma nói.
Sớm hay muộn, nếu bạn làm việc như một cái máy thì sau này công nghệ và trí thông minh nhân tạo cũng sẽ thay thế được bạn. Chỉ có tình yêu và lòng trắc ẩn, thái độ làm việc cầu thị với một "tình người" mới đem lại lợi thế cho người lao động.
Tầm nhìn của nhà sáng lập sàn thương mại điện tử B2B hàng đầu thế giới
Nhà sáng lập Alibaba hiện đã nghỉ hưu khỏi đế chế mà ông gây dựng nên để tập trung cho giáo dục, mảng mà ông gọi là "quan trọng và chủ chốt" cho nền kinh tế toàn cầu. Theo diễn giải của Jack Ma, thế giới đang thay đổi nhanh chóng nhưng nền giáo dục thì lại đang dậm chân tại chỗ.
Theo Jack Ma, học sinh ngày nay được giáo dục quá nhiều về kỹ năng, IQ hay thậm chí là EQ mà quên đi mất LQ. Nhà sáng lập Jack Ma kêu gọi chính phủ và các nhà trường thay đổi cách giáo dục truyền thống để trẻ em có thể tham gia hoạt động nhóm, nhận biết những giá trị ngoài các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.
Chuyên gia giáo dục Andreas Schleider của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đồng tình với quan điểm của Jack Ma khi cho rằng trường học ngày nay hướng đến đào tạo những cỗ máy làm việc hơn nuôi dưỡng nên một con người trưởng thành.
Tỷ phú Jack Ma cho rằng giáo dục ngày nay không nên bó buộc vào những lớp học có thời gian cố định, giáo viên không nhất thiết phải biết hết mọi thứ và các câu hỏi kiểm tra không nên chỉ nhằm tìm đáp án chính xác.
"Nếu bạn chỉ tập trung vào tiêu chuẩn hóa giáo dục thì mọi thứ đều có thể thay thế bằng máy móc chứ chẳng cần nhân lực", Jack Ma nói.