So sánh các cuộc cách mạng Web 1.0, Web 2.0 và Web 3.0
Đi đâu cũng thấy ai nói về cuộc cách mạng 4.0, về kỷ nguyên số. Nhưng không có nhiều người nói về cuộc cách mạng Web 3.0? Đây là một cuộc cách mạng âm thầm nhưng sức giải phóng rất lớn. Các ứng dụng mobile xem như một món hàng "xa xỉ, sang trọng, thời thượng" thì Web được xem là "công cụ nhà nông" mà thôi. Mà cũng đúng thôi khi ra đường luôn bắt gặp "trai xinh, gái đẹp" lướt tin trên apps nhiều hơn check email hay đọc tin trên Web. Trong khi Web chỉ dành cho dân công sở, dân kỹ thuật, người quản lý... trong các phòng làm việc cần nhiều thời gian hơn cho việc tổng hợp số liệu và xem chi tiết các tài liệu kín chữ và hình ảnh.
So sánh các thế hệ Web
Thế hệ Web 1.0
Đây là thế hệ Web đã có sự đột phá từ tĩnh sang động. Dữ liệu động, layout động, menu động... Đỉnh cao của thế hệ này chính là Portal với tính năng kéo thả Porlets, Widgets... Bài báo này sẽ không nói sâu về thế hệ Web 1.0 vì nó không còn nhiều điều mới mẻ.
Thế hệ Web 2.0
Những người làm Web ở thập niên trước 2010 chắc hẳn không quên nguồn cấp dữ liệu "RSS". Nguồn này có tác dụng gì và hiệu quả ra sao thì các bạn hãy lên google tìm hiểu. Chỉ biết rằng ngày nay RSS không còn được đề cập nhiều trong các dự án về Web hay Portal.
Điểm nhấn của thế hệ Web 2.0 là mô hình RWD (Responsive Web Design) và AWD (Adaptive Web Design). Đa số các Web và Portal đều đi theo xung hướng RWD để thân thiện với mobile hơn. Còn AWD giúp Web có sự "biến hình" tốt hơn và tốc độ load trang cũng nhanh hơn. AWD giảm bớt sự rườm rà của RWD khi cố nhồi nhét tất cả các tính năng trên Desktop Web vào một màn hình mobile nhỏ xíu. Nêu phần mềm Web có cả RWD và AWD thì việc xem thông tin sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, đặc biệt những Web app được tư vấn tích hợp kỹ thuật "Progressive Disclosure" để hiển thị dòng chảy thông tin dạng thủy triều theo hướng từ cao đến thấp, từ khái quát đến chi tiết (kỹ thuật drill-down trên các hệ thống ERP), từ quan trọng đến ít quan trọng (Task Management), từ nhiều views đến ít views hơn (mạng xã hội), hoặc các link được xem gần đây (CMS, eCommerce), các sản phẩm liên quan (Recommendation)...
Phiên bản Web 2.0 khiến chúng ta nhớ đến các tính năng Mạng Xã Hội (MXH). Nhờ có các tính năng MXH như like, share, comment, rate mà chúng ta có thêm các công cụ đánh giá chất lượng thông tin. Đặc biệt tương tác Web trở nên thú vị hơn vì người dùng không còn cảm giác nhàm chán khi phải nhập thông tin mà "sếp" yêu cầu. Dòng chảy thông tin 2 chiều với nhiều cảm xúc emoji khiến cho con người yêu công việc hơn, không còn coi phần mềm như "kẻ thù". Họ tương tác với phần mềm mà như là đang "nghiện" Facebook vậy. Thử tưởng tượng phần mềm Kế toán có tính năng "gamification" để tích điểm và tặng badge thứ bậc, tích điểm có thể lợi cho tính KPI cuối năm, mà cũng có thể để "cho vui", có thêm động lực cho công việc.
Thế hệ Web 3.0
Còn phiên bản Web 3.0 thì sao? Như đã mô tả ở bảng so sánh, một điểm nhấn trong cuộc cách mạng Web thế hệ mới chính là "bối cảnh ngữ nghĩa" (Semantic). Semantic giúp chúng ta nhận chính xác thông tin chúng ta cần, và dự báo các thông tin chúng ta sẽ có thể quan tâm đến. Semantic giúp chúng ta phân loại thông tin tốt hơn, lọc rác tốt hơn.
Ngoài ra cũng không quên một thuật ngữ từ thế hệ trước được chuyển tiếp sang thế hệ Web lần này, đó là "Data Visualization". Đã từng có rất nhiều công cụ để chuyển đổi số liệu khô khan sang các biểu đồ trực quan, đẹp hơn và thậm chí có thể tương tác cả với Charts, thí dụ như ghi chú giải "annotation" vào các trục thời gian hoặc data marker, thông báo hay chia sẻ các chú giải với các thành viên khác... Điều này cũng chưa đủ và chưa dừng lại, trong các cuộc cách mạng Web sắp tới sẽ còn chứng kiến nhiều thay đổi với Data Visualization. Chúng ta hãy cũng chờ xem.
Chắc nhiều bạn còn nhớ PWA (Progressive Web App) - một mô hình lai giữa Web và mobile app. Điều này tạo thêm mảnh đất màu mở cho lập trình viên Web vốn rất ngại học lập trình mobile app. PWA rất thích hợp cho các app với nghiệp vụ đơn giản.
Cuộc cách mạng 3.0 cũng sẽ chứng kiến sự phát triển ở cấp độ cao hơn của InfoGraphics - một dạng thông tin hình ảnh được kết hợp giữa Information và Graphics. Sẽ có nhiều công cụ ra đời giúp chúng ta tạo InfoGraphics nhanh hơn và thông minh hơn. Việc còn lại sẽ chỉ là lên kịch bản và chọn template.
Web 3.0 giải quyết các "vết ngứa" (pain points) về Big Data
Big Data đem lại nhiều lợi ích cho Doanh Nghiệp. Tuy nhiên rất ít DN thành công với việc khai thác dữ liệu cũ của chính DN và số liệu từ thị trường (thí dụ gửi con bọ "Web Scrapẻ" thu thập dữ liệu đối thủ). Chúng ta nên tư duy "Smart Data" hơn là nghĩ đến tầm nhìn xa hơn là "Big Data", hoặc cũng có thể tư duy hybrid cả 2 mô hình này.
Nếu DN ngứa ở đâu, thì Web 3.0 sẽ gãi đúng chỗ ngứa đó.
Sau đây là 10 pain points về Big Data.
1. Data Trapped in Silos
2. Data Overload
3. Data Interpretation
4. Data Cleansing
5. Technical Challenges Related to the Processor
6. Handling Huge Data Volume in Less Time
7. Scalability
8. Security
9. Budget
10. Selecting the Appropriate Tool for Data Analysis
Tham khảo 10 "vết ngứa" về Big Data: https://www.tigosolutions.com/feedstory/1026 - Top 10 Big Data Pain Points
Kết
Web 3.0 đem lại nhiều hứa hẹn mới về một hệ thống Web cực kỳ thông minh. Cộng đồng người dùng luôn xôn xao rằng các ứng dụng mobile sẽ xô đổ Web lùi vào dĩ vãng. Điều này là không tưởng trừ phi mắt người được tiến hóa như 1 chiếc kính hiển vi (thay vì kính VR) để khi cần có thể xem cả một Dashboard chỉ trong một màn hình điện thoại nhỏ xíu, và khi không cần đến nữa thì quay về mắt thường để đọc báo lướt tin và xem video ngắn vài giây...
Tác giả: Phạm Đình Trường
CEO of TIGO SOLUTIONS.