Góc tư vấn: Các câu hỏi thường gặp (FAQ)


Học thuộc tất cả các quy tắc để biết cách phá vỡ chúng hợp lý (Learn the rules, break the rules, make up new rules, break the new rules)
Công ty TIGO luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh, không mô tả thiếu, không định giá quá cao so với yêu cầu thực tế. Chúng tôi luôn bảo đảm hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Điều này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng, công ty TIGO tự hào cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan các phần mềm doanh nghiệp, từ mổ xẻ"nỗi đau" (pain points) của doanh nghiệp khi thiếu các phần mềm hỗ trợ kinh doanh, điều hành... cho đến bức tranh hệ sinh thái phần mềm tổng thể cho doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết luôn cung cấp dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí. Quý khách xem thêm các tư vấn miễn phí của chúng tôi tại địa chỉ: https://tigosolutions.com/Pages/TigoConsulting
Mô hình định giá trọn gói có ưu điểm "khoán gọn", nhanh chóng đạt được mục tiêu. Bên cạnh ưu điểm thì cũng có nhược điểm. Do đó mô hình này "lợi về tiền bạc, thiệt về CƠ HỘI". Cơ hội ở đây là tiềm năng sáng tạo, mở rộng thay đổi, nâng cấp... "Mục tiêu cố định là giá trị cốt lõi" của mô hình này. Lựa chọn Fixed-Cost khi: 1. Deadline rõ ràng. 2. Hạng mục công việc (spec) đã đủ chi tiết để triển khai. 3. Các thay đổi là gần như không có, hoặc thay đổi rất ít. 4. Không đủ nguồn lực để "kiểm soát nhà thầu". 5. Giai đoạn triển khai ngắn. 6. Hạn chế rủi ro do tác động phụ của việc "kéo dài thời gian" Ưu điểm: 1. Không lo bị bội chi ngân sách: Không phát sinh yêu cầu, không phát sinh chi phí. 2. Không đánh mất niềm tin: Hai bên thống nhất tuân thủ các điều khoản chi tiết trong hợp đồng, 3. Không cần giám sát: Nghiệm thu kết quả cuối cùng dựa vào bản mô tả hạng mục công việc 4. Không cần tương tác nhiều: Nhà thầu có trách nhiệm nghiệm thu kết quả theo từng giai đoạn. 5. Rủi ro thấp: Khả năng dự án thất bại là thấp do "rủi ro" được chia sẻ đều cho cả 2 bên. Nhược điểm: 1. Thời gian chuẩn bị dài hơn: Có thể lỡ cơ hội kinh doanh 2. Thiếu trao đổi dẫn đến rủi ro "mismatch": Rất ít cơ hội cho sự thay đổi 3. Khó có lợi thế về sáng tạo, khác biệt: Sáng tạo trong lĩnh vực phần mềm là rất lớn.
Một số dự án phát triển phần mềm phù hợp hơn với mô hình định giá theo thời gian và vật liệu. Bởi vì việc lập hóa đơn phụ thuộc vào chi phí công việc theo giờ nên doanh nghiệp sẽ có nhiều quyền can thiệp hơn khi áp dụng phương thức này. Mô hình T&M tạo nhiều điều kiện linh hoạt hơn cho các doanh nghiệp đang outsource dự án của họ, bởi chi phí cố định duy nhất trong hoàn cảnh này là mức lương theo giờ của kỹ sư, mức tính tiếp theo sẽ nằm ở chi phí vật liệu (prototype, mockup, kịch bản test, tài liệu,...). Bên cạnh đó, họ có thể đưa ra những thay đổi kịp thời để đảm bảo chất lượng, tiến độ, cùng một số ưu điểm sẽ được liệt kê dưới đây. Tính linh động (dynamic) và linh hoạt (agile) là các yếu tố cốt lõi của T&M. Ưu điểm: 1. Ngân sách linh hoạt: Có thể thanh toán một phần, hoặc nhiều đợt 2. Phạm vi yêu cầu có độ chắc chắn cao: Có thêm thời gian để quyết định và cân nhắc từng tính năng sản phẩm 3. Dự án khởi động nhanh hơn: Không cần chờ bản kế hoạch hoàn hảo 4. Không tốn nhiều chi phí cho kế hoạch chuẩn bị: Lập kế hoạch linh hoạt, chia nhỏ để triển khai 5. Chậm mà chắc: Dễ được chấp nhận thay đổi về yêu cầu hơn so với chi phí cố định. Nhược điểm: 1. Không có ràng buộc tiến độ:, hoặc tiến độ thay đổi liên tục 2. Kiểm soát ngân sách dự án: Thấp. Tổng ngân sách không thể dự đoán một cách chính xác. 3. Tốn thời gian tham gia thảo luận, nghiệm thu liên tục. Vời nhà thầu uy tín, chất lượng, các bên liên qua can thiệp sâu vào quy trình làm dự án sẽ có tác dụng ngược. 4. Không phù hợp cho dự án nhỏ
Chúng tôi triển khai ERP dựa trên công thức đơn giản "Bắt bệnh rồi mới kê đơn thuốc". Thường quy trình triển khai ERP rất phức tạp và kéo dài. Chúng tôi sử dụng 3 nguyên tắc đơn giản sau: [1] Tìm các vấn đề bức xúc. Chỉ giải quyết các vấn đề đang "ngứa ngáy" (pain points) [2] Xác định các yếu tố chưa tối ưu, đưa vào danh sách cần "chuyển đổi". Các vấn đề thách thức nhất sẽ được kê "đơn thuốc". [3] Không còn là lý thuyết nữa mà là "thực chiến". Bắt tay ngay vào chuyển đổi lý luận (POC - Proof Of Concept) thành Case Study thực tế . <img src='https://www.tigosolutions.com/Content/themefrontend/assets/images/tigoway_principles.png' />
SSO (single-sign-on) là tính năng đăng nhập 1 lần cho tất cả các hệ thống (trong hệ sinh thái). SSO tương tự như chiếc khóa thông minh cho xe máy, ô tô. SSO cho phép truy cập thông minh vào nhiều lớp tài nguyên với độ an toàn cao. Tùy vào quy mô của dự án và yêu cầu cụ thể, hệ thống có thể trang bị SSO sớm hay muộn. Nếu chỉ xem SSO là 1 tính năng (nhỏ) thì hệ thống sẽ không thực sự an toàn khi vận hành trên Internet, thay vào đó chỉ nên vận hành nội bộ (Intranet) hoặc mạng con (VPN). Nếu lập kế hoạch xây dựng SSO là module với nhiều tính năng và công nghệ phức tạp, bạn có thể yên tâm mở truy cập SSO trên môi trường mạng bên ngoài cho nhiều hệ thống hoặc hệ sinh thái khác nhau. Các dự án lớn triển khai cho Bộ, Cơ quan Nhà nước mà chúng tôi từng tham gia đều được tư vấn cụ thể về tính năng này. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.
As-is là trạng thái hiện tại (“now” state). To-be là trạng thái tương lai mong muốn (“desired future” state). Đây là các thuật ngữ thường gặp trong “Yêu cầu chuyển đổi và sẵn sàng” - một trong số các loại tài liệu yêu cầu. AS-IS là thuật ngữ không mởi, hay được dùng khi dán mác cho các thiết bị (thí dụ máy tinh), có nghĩa là "hiện trạng thế nào thì chấp nhận như thế". Ngày nay AS-IS trở thành thuật ngữ phổ biến trong triển khai các dự án CNTT, đặc biệt là các hệ thống ERP.
Đối với những doanh nghiệp (DN) đã vận hành ERP nào đó (SAP, Oracle...) thì chi phí chuyển đổi sang nền tảng ERP khác như Odoo là rất lớn. Đối với các doanh nghiệp mới gia nhập ngành (ERP) thì Odoo là cơ hội để chuyển đổi số nhanh nhất, hiệu quả nhất và phù hợp nhất. Odoo giúp DN quản lý tất cả các quy trình của doanh nghiệp. Tự động hóa các hoạt động kinh doanh, truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi và cải thiện hiệu suất kinh doanh.  Sau đây là các ưu điểm của Odoo: THÂN THIỆN VÀ DỄ SỬ DỤNG Odoo có giao diện rất trực quan, tiện lợi và dễ dàng sử dụng. Người dùng có thể kết nối, truy cập Odoo bất cứ lúc nào ở bất cứ ở đâu. Ngoài ra hệ thống còn được phát hành cho tất cả ngôn ngữ trên thế giới. Bạn vừa có thể vận hành bằng tiếng Việt, trong khi sếp của bạn (người nước ngoài) kiểm tra tình hình doanh nghiệp trên giao diện tiếng Anh.  Với ưu điểm dễ sử dụng, thân thiện và trải nghiệm tốt, Odoo nhanh chóng chiếm được sự yêu thích từ các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp chưa trải qua chuyển đổi số... TÍCH HỢP HÀNG TRĂM MODULE Mỗi hệ thống Odoo được xây dựng dựa trên nhu cầu cụ thể của DN. Doanh nghiệp chỉ phải trả cho những modules được sử dụng, tương tự như phương thức dùng đến đâu trả đến đó (pay as you go). Có rất nhiều modules giúp DN bao quát hết mọi quy trình trong công ty. Có thể nói việc lựa chọn và lắp ráp các modules trong Odoo giống như trò chơi lego, bạn có thể chọn các hình khối để tạo nên hình hài mà bạn mong muốn. LINH HOẠT VÀ CÓ THỂ TÙY CHỈNH Odoo có thể dễ dàng tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Ngoài ra với dịch vụ "may đo" (customization) riêng cho từng yêu cầu cụ thể, chúng tôi có thể phát triển thêm những tính năng mới. Xem thêm: <a href='https://tigosoftware.com/vi/tai-sao-nen-chon-odoo-lam-he-thong-erp-cho-nhung-doanh-nghiep-chua-bao-gio-trien-khai-erp-thuc-su'>Odoo ERP</a>
Phần mềm ERP không giống như thiết kế Web (bạn có thể bắt gặp từ khóa Web giá rẻ ở khắp nơi). ERP là hệ thống phức tạp nhưng hiệu quả sử dụng rất cao, do vậy ERP được định giá cao hơn phần lớn các phần mềm đóng gói trên thị trường. Bạn sẽ không bao giờ thấy từ khóa "ERP giá rẻ" trong top từ khóa của Google, thậm chí không tồn tại từ khóa như vậy. Mặc dù phần mềm ERP là một trong những khoản đầu tư rủi ro cao và đắt tiền, nhưng chi phí không nên là mối quan tâm chính của bạn khi quyết định có nên bắt đầu triển khai ERP hay không. Bạn có thể sẽ thu lại chi phí của bạn trong vòng ba năm nhờ những lợi ích kinh doanh bạn đạt được miễn bạn triển khai đúng cách và kiểm soát dự án tốt. Nếu không thể tự thẩm định giá của nhà cung cấp đưa ra, bạn có thể thương lượng mức giá tốt hơn bằng cách thuê một nhà tư vấn phần mềm doanh nghiệp độc lập. Một số chuyên gia tư vấn ERP có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tới 30-60% số tiền phải trả bằng cách giúp doanh nghiệp khoanh vùng nhu cầu thực, lựa chọn các tính năng có tính khả thi và giá trị cao.
Dự án phần mềm nếu không có giai đoạn tư vấn thiết kế thì cũng giống như xây một ngôi nhà mà không có bản vẽ thiết kế. Nhờ có giai đoạn khảo sát, phân tích và thiết kế, mục tiêu của dự án sẽ trở nên rõ ràng hơn. Các yêu cầu đã được "sàng lọc" sơ bộ để được vào "shortlist". Tính khả thi được nâng dần qua một vài vòng sàng lọc. Thông thường đối với dự án phần mềm lỡn (cỡ 1000 man-days) thì nhiệm vụ thiết kế này là bắt buộc, chiếm 20-30% tổng khối lượng dự án.
Odoo là giải pháp mã nguồn mở tốt nhất trên nền tảng Web hiện nay, được thế giới ưa chuộng do tính nhỏ gọn, dễ sử dụng, cùng khả năng tích hợp với các hệ sinh thái khác. Về phía TIGO team, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm tư vấn ERP cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các phần mềm quản lý điều hành cho các trường học theo mô hình ERP thu nhỏ, các phần mềm quản lý Sales kết hợp giữa quản lý điều hành (BPM - Business Process Management) và quản lý dịch vụ khách hàng (Web Portal, CRM, HelpDesk). Chúng tôi sẵn sàng triển khai giải pháp Odoo và triển khai tư vấn, đào tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Chúng tôi giảm giá dự án dựa trên các cơ sở sau đây: vẫn đảm bảo phát triển nền tảng công nghệ cốt lõi cho phần mềm của bạn để sau này tiếp tục kế thừa, mở rộng, nâng cấp được và đảm bảo các tính năng ở mức độ cần thiết như mức độ sử dụng thường xuyên và phù hợp tại tình hình thực tế nhằm sớm đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả. Ngoài ra vẫn đảm bảo giao diện và công nghệ tương tác mới nhất được tích hợp trong hệ thống. Mặt khác giảm bớt một số tính năng không cần thiết ngay, hoặc chưa phát huy tác dụng ngay trong vòng 2 năm kể từ khi sản phẩm nghiệm thu thực tế. Bởi vì các tính năng này chỉ thực sự cần thiết hoặc có tác dụng khi lượng active users lên tới hàng nghìn và thao tác thường xuyên hàng ngày, hoặc khi hệ thống đã có sẵn một lượng dữ liệu lớn sẵn sàng phục vụ. Ngoài ra, những tính năng "rất hay ho" (nice-to-have), hoặc tính năng "có cũng được, không có cũng không sao", hoặc thậm chí những tính năng vẫn đang "bỏ ngỏ" (to-be determined) sẽ không được gộp trong phiên bản giá thấp do sự bội chi về chi phí. Và cuối cùng, giá thấp không có nghĩa là chất lượng thấp. Đó là chiến lược "giá hiệu quả" cho sản phẩm ưu tiên về năng lực hoạt động (grade) của hệ thống thay vì yêu cầu sản phẩm đầy đủ tính năng nhất, chất lượng nhất.
Nếu dự án không đặc thù, không phức tạp, chúng tôi sẽ làm pilot project với một số tính năng cơ bản. Nếu dự án có độ khó cao, chúng tôi cần có cam kết đặt cọc một chi phí nhỏ để duy trì động lực cho dự án, như một nguồn vốn đối ứng nhỏ. Ngoài ra một số dự án về demo hoặc lên thiết kế đồ họa (mockup) cũng được xem là pilot project mà chúng tôi làm thử cho khách hàng.
Hãy tham gia sâu vào quy trình phát triển phần mềm của nhà thầu. Yêu cầu nhà thầu bàn giao công việc từng phần, thí dụ 2 tuần một lần. Chức năng nào làm xong có thể gửi cho khách hàng "test nhanh" để kiểm tra xem các yêu cầu ban đầu có khớp với thực tế khi vận hành không. Các yêu cầu kém khả thi sẽ được loại bỏ trong quá trình phát triển. Ngoài ra khách hàng có cơ hội xem trước "hình hài" của phần mềm mà họ sẽ sử dụng sau này, từ đó gián tiếp giảm thời gian tập huấn khi bắt đầu thực hành sử dụng phần mềm.
Nếu Web bán hàng chỉ bao gồm các tính năng đơn giản, khoảng thời gian 2 tuần là vừa đủ. Nhưng nếu nghiệp vụ đặc thù, hoặc ý tưởng sản phẩm không thuộc dòng sản phẩm "đại trà" có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường, thì thời gian phát triển có thể tính bằng tháng, năm. Có thể dễ dàng nhận thấy thời gian dành cho khảo sát, phân tích yêu cầu, phác thảo prototype, thiết kế chi tiết, kiểm thử, nghiệm thu, bàn giao và cả đi lại, thảo luận cũng đã chiếm khoảng một tháng.
Câu trả lời ngắn gọn nhất của chúng tôi là: Phụ thuộc vào kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn của doanh nghiệp bạn. Chúng tôi xuất bản một số bài viết tư vấn chi tiết về mảng này, bạn có thể tìm đọc ở đây: <a href='/Pages/TigoOutsourcing' style="color:#2196F3" target="_blank">Giới thiệu dịch vụ Outsourcing của TIGO</a> và <a href='/blogstory/41' style="color:#2196F3" target="_blank">Outsource là gì? Khác nhau giữa Outsource và Product?</a>
Bạn có thể tải về mẫu lập dự toán phần mềm có tên dự án là "Car Booking" của chúng tôi tại đây: <a href="http://tigosolutions.com/Uploads/Template lập dự toán dự án phần mềm.xlsx" style="color:#2196F3">Template lập dự toán dự án phần mềm</a>
Thứ nhất, TIGO không phát triển dàn trải. Chúng tôi không phát triển các ý tưởng đột phá (disrupt). Chúng tôi chỉ chú trọng vào phân khúc mà chúng tôi có thế mạnh, đặc biệt là các giải pháp "dân dụng" đem lại giá trị bền vững. Sản phẩm của chúng tôi hướng tới mục tiêu "state-of-the-art" (đỉnh của ngách), tức là tốt nhất trong phân khúc đó. Các ý tưởng sản phẩm không có gì mới, nhưng được xây dựng bằng công nghệ mới và tư duy mới, cùng với rất NHIỀU TIỆN ÍCH MỚI mà khách hàng sẽ không thể tìm thấy ở các sản phẩm khác. Thứ hai, chúng tôi không cạnh tranh về "tuổi đời sản phẩm". Chúng tôi cạnh tranh bằng sức sáng tạo không ngừng nghỉ. Chúng tôi có lợi thế của người đi sau khi mà công nghệ mới đem đến nhiều sự đột phá cho sản phẩm và trải nghiệm người dùng.
Đúng. Không nên lạm dụng các tính năng tự động khi mà con người vẫn có thể xử lý bằng tay mà không ảnh hưởng đến công việc chính. Phần mềm có thể cung cấp chức năng backup toàn bộ Database chỉ bằng một click, nhưng nếu hỗ trợ cả "tự động" khi bạn không có mặt ở đó, thì sẽ phát sinh nhiều rủi ro. Bạn có thể đưa vào yêu cầu xây dựng tính năng "nhắc việc" (qua email, notification trên trang) vì tính năng này đơn giản hơn và hỗ trợ rộng hơn là xây dựng tính năng đặc thù "backup tự động" nhưng tốn kém và rủi ro cao.
Nếu bạn am hiểu chút về kỹ thuật, hoặc nhờ người tư vấn để đặt ra các câu hỏi cho nhà cung cấp giải pháp. Tuy nhiên có một chi tiết mà TIGO ít thấy khách hàng đặt câu hỏi nhất là đối với các phần mềm "lớn và đắt tiền". Đó là "phần mềm có cung cấp các cổng kết nối API để truy xuất dữ liệu không?". Tương tự như khi bạn ra siêu thị điện máy hỏi mua TV thì bạn cần hỏi có hỗ trợ cổng kết nối HDMI hay không. Nếu câu trả lời là không có API, thì sản phẩm có phương án thay thế là import/export file không?" Nếu cả 2 câu trả lời đều là không, thì bạn sẽ gặp rủi ro để liên thông dữ liệu giữa các hệ thống sau này. Nếu phần mềm có tính "mở" kém như vậy thì đến "customize" cũng khó, huống hồ là trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác. Mỗi hệ thống phần mềm có những quy trình triển khai khác nhau. Hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn dựa vào mô tả yêu cầu cụ thể của bạn.
Muốn xem một doanh nghiệp phần mềm có làm ra sản phẩm chất lượng hay không, hãy hỏi họ dùng quy trình quản lý lỗi như thế nào. Đặc biệt đừng quên hỏi họ có sử dụng phần mềm để theo dõi bug không hay vẫn chỉ làm thủ công (thí dụ dùng Excel để "log bug", tệ hơn là chỉ lưu giữ thông tin trong đầu thay vì ghi chú). Doanh nghiệp phần mềm mà không dùng phần mềm để quản lý, thử hỏi làm sao họ thuyết phục được khách hàng dùng phần mềm để quản lý. Những phần mềm theo dõi lỗi chuyên nghiệp còn cho phép khách hàng vào bình luận và tham gia "log bug" như một Tester.
Sau khi sản phẩm chính thức "lên sóng" (GO-LIVE), cứ cách một tuần, chúng sẽ kiểm thử hồi quy (kiểm tra lặp lại các Test Cases chính) và kiểm tra khả năng chịu tải khi chạy trên môi trường dữ liệu thật. Chúng tôi vẫn tiếp tục tiến hành kiểm thử UAT (tương tự như kiểm tra trước lúc nghiệm thu) cho đến hết giai đoạn bảo hành từ 1-2 tháng tùy hợp đồng. Trong trường hợp sản phẩm không quá đặc thù, ít độ phức tạp, ít thay đổi yêu cầu,chúng tôi cam kết duy trì bảo trì 1 năm trị giá 10-15% giá trị hợp đồng.
Trên thị trường có rất nhiều giải pháp CRM, nhóm giá rẻ có, nhóm giá đắt cắt cổ cũng có. Đặc biệt các giải pháp CRM của nước ngoài có giá rất cao, độ phủ chức năng của chúng rất lớn. Doanh nghiệp có xài hết các tính năng của CRM hay không, đó là một câu hỏi đầu tiên. Nếu bạn đã mua giải pháp CRM đó rồi, thì nếu muốn mở rộng sẽ ra sao? Thí dụ bạn muốn nó liên thông với các phần mềm tương lai như: Sales Management, Dashboard, HRM, Timesheet (Chấm công), Booking... thì có dễ dàng nâng cấp một hệ thống "phức tạp và cồng kềnh"? Đó là câu hỏi thứ hai. Các hệ thống CRM, ERP... đắt tiền (từ vài chục ngàn đến trăm ngàn USD) thường là các phần mềm có tính "đóng", rất khó để có thể mở các cổng giao tiếp dữ liệu API từ chúng để liên thông dữ liệu với các phần mềm khác. Một doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thể có ngân sách lớn để mua toàn bộ hệ sinh thái phần mềm ERP. Chúng tôi khuyến nghị bạn nên tư duy về một giải pháp "vừa đủ", được "ghép nối" từ nhiều service hoặc mô đun nhỏ (CRM, Back-office Sales, Front-end Store...) để có thể giải quyết tốt nhất các nhu cầu "theo chiều ngang" của doanh nghiệp. Nắm bắt được nhu cầu này, TIGO phát triển các giải pháp "tinh gọn" theo mô hình tính năng tối thiểu MVP (Minimum Viable Product), nhưng vẫn đảm bảo tính khả dụng cao và khả năng "customize" tốt hơn các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường. Chúng tôi tin rằng đến với chúng tôi, bạn chỉ cần chọn gói customize 20-30% sản phẩm mẫu là có thể giải quyết trên 80% nhu cầu của bạn.
Thông thường BA giỏi sẽ giúp bạn khoanh vùng được yêu cầu quan trọng cho bất cứ giai đoạn nào trong suốt vòng đời tồn tại của sản phẩm (ít nhất cho đến lúc nó thoái trào). BA khác với PM (quản lý dự án). Trong khi PM hỗ trợ dự án để vận hành hiệu quả, đúng kế hoạch thì BA sẽ làm việc với sản phẩm nhiều hơn là các quy trình phát triển dự án. Nếu dự án của bạn có ngân sách ít, bạn cần chú trọng vào khâu phân tích thiết kế vì với chi phí nhỏ, bạn không "có cơ hội sửa sai" nếu sản phẩm đi sai hướng. Thậm chí bạn phải bỏ nhiều thời gian vào tham gia khảo sát liên tục cùng nhà thầu cho đến khi dự án kết thúc hẳn thì mới mong có kết quả tốt. Ngược lại, nếu ngân sách lớn, bạn có nhiều cơ hội thử nghiệm nhiều ý tưởng mà không cần mất quá nhiều thời gian vào giai đoạn khảo sát. Điều này không có nghĩa là không cần BA. Bạn vẫn cần BA để hỗ trợ ra quyết định, tuy vậy bạn vẫn ưu tiên chọn con đường đi nhanh thay vì thận trọng để đạt mục tiêu xa hơn. Nếu đi sai hướng, bạn vẫn có cơ hội sửa sai.
Nếu bạn đang dùng giải pháp phần mềm trong nhiều năm và nó vẫn chạy tốt, thì không có gì lo lắng về công nghệ cũ. Nếu bạn mới bắt đầu tìm mua một giải pháp, hãy cân nhắc yếu tố công nghệ. Hiện nay các nền tảng công nghệ mới giúp giảm chi phí làm sản phẩm, đem lại nhiều trải nghiệm tốt hơn, chất lượng và bảo mật cũng tốt hơn. Lấy thí dụ, các phần mềm Web vẫn dùng mô hình "Web Forms không tuân theo kiến trúc MVC" có thể được xem là khá lạc hậu. Việc nâng cấp sẽ gặp rào cản rất lớn về chi phí. Ngày nay tư duy làm sản phẩm "nguyên khối" không còn nữa, thay vào đó là tư duy "Internet Of Things". Một trong số đó là kiến trúc đa nền tảng rời rạc (MicroServices) kết nối với nhau qua các cổng API và cơ chế đăng nhập một cửa SSO (Single SignOn). Với cách làm này, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể sở hữu hai phần mềm Web viết bằng những ngôn ngữ lập trình khác nhau (thí dụ .NET, Java, PHP...) nhưng chúng vẫn làm việc được với nhau qua API, đầu ra của dịch vụ này là nguồn cấp dữ liệu đầu vào của dịch vụ khác, do vậy toàn bộ hệ thống được trong suốt. Chúng tôi khuyên bạn nên khảo sát cùng với các chuyên gia tư vấn để có lựa chọn tốt nhất.
Nhu cầu có một Web đẹp, hiện đại, thân thiện với các thiết bị là mong muốn của bất cứ chủ sở hưu nào. Cũng giống như nhu cầu thẩm mỹ của bạn: bọc răng, thẩm mỹ khuôn mặt... Tất nhiên chi phí của những công việc làm đẹp là không hề rẻ. Trong bất cứ dự án nào cũng cần cân bằng giữa hình thức và nội dung. Trong tất cả các loại phần mềm thì phần mềm Web có độ khó về giao diện cũng như trải nghiệm người dùng (UI/UX) ở mức cao nhất. Điều này xuất phát từ bản chất công nghệ đứng đằng sau. Cùng một tập các yêu cầu giống nhau, thiết kế trang Web bao giờ cũng tốn nhiều thời gian và công sức hơn các phần mềm khác (ứng dụng Desktop app, mobile app...). Lưu ý rằng tất cả sản phẩm Web đều vận hành dưới một mái nhà chung là "trình duyệt" (Chrome, FireFox...) do vậy chúng phải tuân theo những quy định và chuẩn cực kỳ khắt khe. Chỉ cần một lỗi sai nhỏ trong thiết kế cũng có thể gây vỡ layout, biến đổi font, xê dịch các điều khiển trên trang... Những lỗi như vậy không dễ phát hiện trong quá trình kiểm thử. Một khi phát hiện ra lỗi, có thể mất nhiều giờ chỉ để sửa một chi tiết nhỏ - những "yếu tố mất thẩm mỹ" này thực tế không ảnh hưởng đến sự vận hành của toàn hệ thống. Do vậy với những dự án phiên bản 1.0, không nên đặt ra yêu cầu khá cao về trải nghiệm UI/UX ngay, mà cần tập trung vào tính năng cốt lõi và quan trọng hơn cả, giao diện phải đạt chuẩn tối thiểu "thân thiện với mobile, tablet" (chuẩn thiết kế Responsive Web Design).
Các hệ thống phần mềm với công nghệ "cũ kỹ" là vấn đề chung của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay. Chi phí lớn, rủi ro cao, nhà thầu thiếu nguồn lực cho công nghệ mới ... là những yếu tố cản trở sự mở rộng này. Nếu không nâng cấp thì vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp non trẻ - nhóm biết cách tận dụng công nghệ mới để đem lại giá trị cho doanh nghiệp và cải thiện năng suất lao động. Thí dụ như doanh nghiệp A muốn nâng cấp các hệ thống Web để thân thiện với mobile hơn (layout hiển thị co dãn trên màn hình mobile), nhưng nếu phát triển trên nền tảng công nghệ cũ thì hiệu quả thấp, tồn tại nhiều vấn đề chồng chéo mà chỉ công nghệ mới có thể giải quyết được. Chúng tôi sẽ tư vấn cho doanh nghiệp bạn xây dựng một cổng thông tin (Web Portal) trên nền tảng tối ưu sao cho giảm rủi ro khi không thể tái sử dụng công nghệ. Về cơ bản, các Cổng thông tin ngày nay được thiết kế thông minh hơn, cho phép kết nối với nhiều hệ thống và dịch vụ bên ngoài. Mô hình giải pháp chúng tôi đang sử dụng hiện nay là Micro-Services (đa tầng, đa dịch vụ) và kiến trúc hướng dịch vụ DDD (Domain Driven Design). Web portal sẽ kết nối lấy dữ liệu từ các dịch vụ cổng API đang được bật trên các hệ thống cũ. Việc phát triển các cổng kết nối API không gặp nhiều khó khăn vì đều được hỗ trợ trên cả công nghệ cũ và công nghệ mới. Về chi tiết xây dựng Web Portal, hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Dự toán đơn giản như sau: ● Do không phải là tác vụ đơn giản như thiết kế Website, landing page, mà là một dự án có "scope" rất rộng, do vậy sẽ rủi ro cao nếu chỉ có một lập trình viên (LTV). Tối thiếu là 2 LTV cho dự án này. ● Hai LTV sẽ làm full-time liên tục và về mặt kỹ thuật, không thể nào hoàn thành dự án sớm hơn 1 tháng. Tổng số giờ trong một tháng sẽ là 172 x 2 = 344 giờ. Mỗi giờ có tiền công trung bình 3$, tức khoảng 67,000VNĐ. Tiền công cho 2 LTV là 344 x 67N = 23 triệu. ● Chi phí Test và quản lý dự án, phân tích thiết kế chiếm tối thiểu 25% tổng chi phí coding, vào khoảng 5.8 tr. Như vậy tổng chi phí thực hiện dự án xấp xỉ 30 triệu. Nếu nhó hơn con số dự toán này, dự án có nguy cơ "fail" rất lớn !!!
Đúng. MVP là viết tắt của Minimum Viable Product, nghĩa là sản phẩm vận hành vừa đủ với các tính năng tối thiểu. Những tính năng "hay ho" nhưng chưa cần thiết sẽ không xuất hiện ở phiên bản 1.0. Những tính năng "có cũng được, không có cũng không sao" cần phải loại bỏ khỏi phiên bản đầu tiên. Nếu không chốt được yêu cầu chính, làm sản phẩm dễ lan man sang các tính năng "bạn hoặc lãnh đạo thấy hay, nhưng người dùng cuối lại thấy không cần thiết", từ đó kéo dài thời gian làm dự án, gây lãng phí tiền bạc và nguồn lực.
MVP (Minimum Viable Product) là mô hình sản phẩm tinh gọn, bao bọc bởi một một đường giới hạn bám sát mục tiêu (objectives) của dự án. Thí dụ: Tính năng đăng ký, đăng nhập và quản lý Users là bắt buộc phải có trong đường giới hạn đó. Nhưng tính năng tạo nhóm không cần thiết có trong MVP. Đối với tính năng phân quyền thì "có thể có, có thể không". Trong phiên bản 1.0 thì phân quyền có thể dừng lại ở tính năng đơn giản là "Public" hoặc "Private", tức đã ngăn truy cập thì sẽ không có ai được nhìn thấy nữa (trạng thái riêng tư - private). Hãy chờ đến các phiên bản sau này, khi có chi phí mở rộng thì có thể nâng cấp phân quyền sao cho có thể "share" cho từng nhóm người cụ thể, và phạm vi truy cập không chỉ là từng thực thể dữ liệu (data entity) mà được trải dài trên một vùng miền dữ liệu. Cách làm tương tự như chia sẻ trên Google Documents.
Câu trả lời là tùy thuộc vào bản chất nghiệp vụ của bài toán. Nếu chỉ là một Web tin tức, Web cá nhân, portfolio doanh nghiệp thì sử dụng WordPress là phương án tối ưu. Nếu bạn muốn vận hành cả Web bán hàng trên nền tảng này, bạn cần tích hợp một framework bên thứ 3 như WooCommerce. Yêu cầu càng phức tạp thì càng cần đến phương án tích hợp nhiều plugin nhỏ để giảm chi phí, tuy nhiên sẽ phát sinh chi phí chuyên gia. Vì xây dựng những hệ thống mở rộng của WordPress sẽ đòi hỏi các chuyên gia trình độ cao. Nhược điểm của giải pháp lựa chọn WordPress/WooCommerce là công việc "customize" rất khó khăn và phức tạp. Lúc này làm chủ WordPress sẽ còn khó khăn hơn lập trình một ngôn ngữ. Nhìn chung WordPress phù hợp với các Web site quản lý nội dung. Nhưng để kiểm soát tốt nhất về "performance" và khả năng "customize" sau này, Doanh nghiệp nên tìm một đơn vị tư vấn lựa chọn nhà thầu có chuyên môn sâu về một nền tảng nào đó (thí dụ Microsoft .NET).
Man-hours là khối lượng thực hiện công việc bởi một nhân viên có năng lực trung bình trong một giờ, còn man-days sẽ là số man-hours chia cho 8. Được sử dụng để ước tính tổng số lượng lao động không bị gián đoạn cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ, dự án.... Thí dụ nếu dự án có tổng dự toán là 1000 man-hours, có nghĩa là một nhân viên sẽ làm liên tục 1000 giờ để hoàn thành. Nếu hai nhân viên làm song song thì sẽ cần 500 giờ để hoàn thành. Mười nhân viên làm song song và liên tục thì cần 100 giờ, tức 2.5 tuần để hoàn thành. Thông thường một dự án phần mềm có quy mô 1000 man-hours chỉ cần 3-4 lập trình viên thực hiện trong 1.5 - 2 tháng. Nếu số lượng nhân sự lớn hơn mức này sẽ làm gia tăng các chi phí: quản lý, giám sát chất lượng, kiểm soát thay đổi (requirement changes), kiềm chế rủi ro ... Ngoài ra Timeline cần phải có mức giãn hợp lý ở từng giai đoạn nhỏ hơn, tạo ra các vùng đệm (buffer) cần thiết để ổn định các tính năng đã "code" trước khi bắt tay vào xây dựng các tính năng mới, giống như cơ thể chúng ta cần có những khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Đó là lý do vì sao Timeline thực tế bao giờ cũng phải đảm bảo lớn hơn con số lý tưởng xét về mặt lý thuyết, thường sẽ vênh nhau 1-2 tuần. Chúng tôi khuyến nghị những dự án 1000 man-hours nên có Timeline từ 2 - 2.5 tháng để đảm bảo chất lượng tốt nhất, đề phòng mọi rủi ro về thay đổi yêu cầu giữa chừng có thể ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí dự án. Muốn biết thêm chi tiết, hãy liên hệ với TIGO để được tư vấn đầy đủ.
Nếu bạn bỏ tiền mua một "phần mềm mẫu", tức là thiết kế mọi thứ đã có sẵn, chỉ việc đăng ký tài khoản là dùng được ngay, thì bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với tự "may đo" một giải pháp với rất nhiều yêu cầu phức tạp, đặc thù. Còn nếu cần phải customize thêm phần mềm mẫu để đạt được một số hiệu quả nào đó cho doanh nghiệp của bạn, thí dụ bạn muốn bổ sung thêm nhiều tính năng tự động hóa (automation rules) thì chi phí sẽ tăng, ngoài ra sẽ xuất hiện rủi ro tiềm ẩn nếu bạn không hoạch định tốt các yêu cầu bạn muốn. Có những yêu cầu "hay ho" nhưng không phải là thời điểm tốt để triển khai. Do vậy mấu chốt quan trọng là bạn nên tham gia phân tích chuyên sâu cùng với đoàn khảo sát của nhà thầu để biết chính xác điều gì bạn muốn cho phiên bản sắp tới, khoanh vùng những hạng mục ưu tiên cao. Nếu thực hiện tốt và liên tục các nhiệm vụ này chắc chắn sẽ làm giảm chi phí dự án xuống rất nhiều, đồng thời sẽ góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Các mô hình chúng tôi áp dụng bao gồm: Agile/Scrum, Kanban, Lean Software Development, Team-based... Tùy từng tính chất dự án mà chúng tôi áp dụng một mô hình khác nhau. Thí dụ các sản phẩm từ các đối tác là các startup thường có khối lượng yêu cầu khá lớn từ giai đoạn sơ khai, cho nên chúng tôi sẽ áp dụng mô hình phát triển tinh gọn (Lean Development) để đẩy nhanh sản phẩm ra thị trường, đồng thời giảm chi phí cho họ khi thời gian đầu họ chưa có doanh thu. Đối với các sản phẩm mới "go-live" một thời gian thì chúng tôi sẽ áp dụng Scrum để kiểm soát tốt hơn số lượng các thay đổi dồn dập rất lớn trong một thời gian ngắn. Đối với các sản phẩm đã được "thử lửa" trong một thời gian dài thì chúng tôi áp dụng mô hình Team-based để giữ sự ổn định, dành nhiều thời gian cho đảm bảo chất lượng, các kỹ sư lúc này làm việc vì mục tiêu lâu dài bền vững hơn là mục tiêu về tiến độ.
"On-premise software" là một dạng phần mềm tại chỗ được cài đặt và chạy trên các máy tính cá nhân hoặc máy chủ của tổ chức thay vì truy cập vào trung tâm máy chủ từ xa như trang trại máy chủ (server farm) hoặc đám mây (cloud). Phần mềm "on-premise" đôi khi được gọi là sản phẩm “gói gọn” (shrinkwrap) và phần mềm từ xa thường được gọi là “phần mềm dưới dạng dịch vụ” hoặc “phần mềm đám mây”. Phần mềm "on-premise" có thể là một desktop-app (phần mềm cài đặt trên máy cá nhân), Client-Server apps (cài đặt cả trên máy cá nhân và máy chủ tổ chức), hoặc Web app (phần mềm Web triển khai trong nội bộ doanh nghiệp hoạt động ngay cả khi không có Internet). Về mặt lý thuyết thì phần mềm "on-premise" sẽ không có nhiều lợi thế như phần mềm đám mây nếu xét về tốc độ nâng cấp và hoàn thiện. Nhưng trên thực tế hiện nay, các phần mềm "on-premise" vẫn đang được ưa chuộng vì khách hàng có toàn quyền với hệ thống của mình, đặc biệt nếu có bộ phận IT chuyên nghiệp để vận hành hệ thống phần mềm, bao gồm backup dữ liệu và tối ưu máy chủ để đạt được sự tối ưu về hiệu năng phần mềm, thì giải pháp "on-premise software" luôn là sự lựa chọn an toàn cho doanh nghiệp.
<img alt="" src="https://www.tigosolutions.com/Uploads/TIGO_DevLifeCycle10092021101601.png" />

Phát triển phần mềm theo yêu cầu, chi phí thấp, chất lượng cao và đặc biệt chúng tôi luôn đồng hành và phát triển cùng khách hàng trên hành trình chuyển đổi số toàn diện, giúp doanh nghiệp khách hàng bứt phá và thành công. Streamline Your Business with Outsourcing. We provide ongoing support and training to our remote teams to ensure they are equipped with the latest knowledge and skills needed to excel in their roles. We also have a full team of experts who can help you guide and help your outsourced team members who work from home.