Không ai còn xa lạ về chiến lược đại dương xanh, chiến lược đại dương đỏ. Vậy còn chiến lược đại dương tím là gì?
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về chiến lược đại dương đỏ và đại dương xanh là gì?
Đại dương đỏ là gì?
Đó là một thị trường mà đang có rất nhiều doanh nghiệp đưa ra sản phẩm giống nhau, khai thác một tập khách hàng giống nhau. Tóm lại, đó là một thị trường có tính cạnh tranh đầy khốc liệt giữa những doanh nghiệp cùng ngành. Ví dụ đơn giản là thị trường smartphone được gọi là một "đại dương đỏ" với sự góp mặt của hàng loạt các tên tuổi lớn như Apple, Samsung, Xiaomi, Huawei, Oppo....
Ở thị trường "đại dương đỏ" này thì 2 chiến lược phổ biến nhất được sử dụng đó là chiến lược giá rẻ và chiến lược tạo sự khác biệt cho sản phẩm.
Đại dương xanh là gì?
Khi doanh nghiệp đã quá tuyệt vọng không lối thoát với thị trường cạnh tranh khốc liệt hoặc không muốn rơi vào thế "lấy trứng chọi đá", họ tìm cách tạo ra những thị trường mới, ở nơi đó không có hoặc rất ít đối thủ cạnh tranh. Thị trường mới này được gọi là "đại dương xanh". Ví dụ như Apple tạo ra iTunes, iPhone, iPad hay Kodak tạo ra máy ảnh kĩ thuật số đầu tiên chính là điển hình cho chiến lược đại dương xanh. Gần đây có Tesla tạo ra xe ô tô điện cũng là điển hình của chiến lược đại dương xanh.
Thông điệp dễ thấy nhất trong chiến lược đại dương xanh: “Đừng cạnh tranh đối thủ, hãy giảm tầm ảnh hưởng của họ”.
Trong một thời gian dài, các công ty đã tham gia vào những cuộc cạnh tranh đối đầu trực diện nhằm đạt được sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận. Họ ra sức tìm kiếm những lợi thế so sánh, giành giật từng phân đoạn thị trường và không ngừng đổi mới hoàn thiện mình trong cuộc chiến cá biệt hoá sản phẩm.Thế nhưng, trong những ngành có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường như hiện nay, cạnh tranh đối đầu không mang lại lợi ích gì ngoài một “đại dương đỏ” với những đối thủ cạnh tranh nhau khốc liệt chỉ để dành được một nguồn lợi nhuận đang ngày càng hạn hẹp.
Những công ty dẫn đầu trong tương lai sẽ thành công nhờ vào việc tạo ra những “đại dương xanh”,với những phân đoạn thị trường chưa được khám phá, đầy những cơ hội tăng trưởng và phát triển.
Những thay đổi mang tính chiến lược đó được gọi là “cải tiến giá trị” – có nghĩa là tạo ra bước nhảy vọt về giá trị cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh và mở ra những nhu cầu mới.
Có một sự thật, đại dương xanh nào rồi cũng sẽ lại biến thành đại dương đỏ. Khi một sản phẩm hay dịch vụ mới bắt đầu được khách hàng đón nhận thì sẽ có một loạt các doanh nghiệp khác lao vào cạnh tranh lẫn nhau. Xanh chẳng mấy chốc cũng bị nhuộm đỏ.
Đại dương Đỏ và Đại dương xanh cung cấp những hiểu biết có giá trị cho các doanh nhân và nhà phát triển trong việc tìm hiểu động lực thị trường và đưa ra các chiến lược hiệu quả. Tuy nhiên, việc điều hướng các thị trường này có thể gặp nhiều thách thức do hiệu ứng mạng, mối đe dọa bắt chước thường xuyên và nguyên tắc "kẻ thắng được tất cả (winner-takes-all)". Điều quan trọng là các công ty khởi nghiệp phải vượt qua những thách thức này và điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp để phát triển mạnh trong ngành phát triển phần mềm cạnh tranh.
Đại dương tím, giải pháp trung dung cho vấn đề ngắn hạn
Đại dương tím là một khái niệm mới, nó là sự kết hợp của đại dương xanh và đại dương đỏ. Ở đây, doanh nghiệp sẽ không tìm cách tạo ra thị trường mới và cũng không dồn lực để chơi "khô máu" nếu không trường vốn như đối thủ. Thay vào đó, họ tìm cách đổi mới sản phẩm, đưa thêm giá trị sáng tạo vào dịch vụ, để đem tới cho khách hàng những trải nghiệm mới.
Thí dụ các doanh nghiệp có thể tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm, chẳng hạn các sản phẩm quà tặng "vui nhộn, chơi khăm" (
Gag Gift).
Ví dụ về các công ty sử dụng chiến lược đại dương tím
- Netflix, Inc.: Cung cấp thư viện nội dung phong phú với mức giá cạnh tranh và kết hợp phát trực tuyến với sản xuất nội dung. Cộng tác với người sáng tạo nội dung và nhà cung cấp công nghệ, đồng thời cá nhân hóa trải nghiệm người dùng thông qua phân tích dữ liệu.
- Nike, Inc.: Trang phục thể thao hiệu suất cao với công nghệ tiên tiến, bán lẻ trực tiếp tới người tiêu dùng và bán lẻ truyền thống. Hợp tác với các vận động viên và nhà thiết kế, đồng thời liên tục đổi mới về sản phẩm và hoạt động tiếp thị.
Chiến lược Đại dương Tím kết hợp sức mạnh của cả chiến lược Đại dương Đỏ và Đại dương xanh. Đó là việc tận dụng các chiến thuật cạnh tranh để thiết lập sự hiện diện của bạn đồng thời đổi mới để tạo sự khác biệt cho mình. Cách tiếp cận kết hợp (hybrid) này cho phép thống trị các thị trường hiện tại và đồng thời khám phá các cơ hội tăng trưởng mới.
Nguyễn Thị Kiều
TIGO Solutions