Từ câu chuyện thích ăn cá tươi của người Nhật và ứng dụng trong chuyển đổi số doanh nghiệp
Last updated: December 25, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 08 Nov 2023 Chủ nghĩa tam hiện (3 GEN) là gì?
- 01 Aug 2022 20 bài học kinh nghiệm rút ra từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
- 01 Aug 2022 "Sponsored Content" là gì? Khác nhau giữa Sponsored Content và Native Advertising?
Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp có thể tàu đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn.Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.
Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.
Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.
Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết bài toán khó này?
Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp. Số cá còn lại vẫn sống khỏe và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.
Bài học ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả từ câu chuyện thích ăn cá của người Nhật
Một trong những mục tiêu của chuyển đổi số (CĐS) là tạo ra dữ liệu vàng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác dựa vào dữ liệu.
Tìm hiểu thêm: Mô hình tháp thông tin DIKW - Con đường đưa doanh nghiệp lên đỉnh cao của sự thông thái
Tương tự như những người đánh cá Nhật Bản, các doanh nghiệp có xu hướn lưu toàn bộ dữ liệu vào các kho (silo) của mình.
Nếu doanh nghiệp chỉ thu thập dữ liệu nhưng chưa có nhu cầu khai thác (chưa tiêu thụ cá), qua một thời gian doanh nghiệp sẽ nhận ra một bài toán cần giải quyết: Làm thế nào để lọc ra dữ liệu chất lượng (cá khỏe)?
Dữ liệu giống như một dòng suối, liên tục chảy ngày đêm sẽ làm bay các dữ liệu rác và chỉ để lại dữ liệu chất lượng.
Dòng suối cần phải chảy liên tục để loại bỏ rác và đất bẩn. Với các con sông thì cần phải chảy ra biển, trên một quãng đường dài, nếu không dòng nước sẽ không thể trong xanh. Đây là quá trình sông tự làm sạch chất lượng nước của mình mà không cần sự hỗ trợ của con người như đối với hồ, ao...
Dữ liệu doanh nghiệp cũng vậy. Doanh nghiệp không thể chỉ lưu dữ liệu trong kho riêng của mình rồi chờ một ngày nào đó trở thành dữ liệu "vàng". Dữ liệu doanh nghiệp cũng phải tương tác với các kho dữ liệu rộng lớn khác, ở bên ngoài doanh nghiệp (còn gọi là cloud). Qúa trình trao đổi dữ liệu diễn ra liên tục sẽ dần dần đào thải các dữ liệu kém chất lượng. Doanh nghiệp của bạn cũng được hưởng lợi từ quá trình trao đổi dữ liệu trên đám mây.
Bài học phát triển bản thân từ câu chuyện thích ăn cá của người Nhật
Hãy tưởng tượng bạn là những chú cá bé nhỏ trong truyện. Nếu không có cá mập, liệu bạn có thể giữ cho bản thân luôn bận rộn, bơi nhanh và bơi xa đến thế hay không?
Con cá mập chính là những khó khăn, áp lực, buộc ta phải nỗ lực tìm cách vượt qua, để rồi dần dần trưởng thành và phát triển. Mỗi khó khăn đều đi kèm với một cơ hội tương xứng. Quan trọng là chúng ta đối mặt với khó khăn đó như thể nào – can đảm đối mặt hay chùn bước và trốn chạy?
Thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới. Thay vì tránh né chúng, hãy dũng cảm đối mặt với thách thức. Nếu thử thách quá nhiều hoặc quá lớn, hãy chia nhỏ chúng ra, giải quyết từng phần một, huy động tối đa các nguồn lực mà bạn có, và quan trọng nhất là không chịu đầu hàng.
Nếu bạn đã đạt được mục tiêu, hãy đặt ra mục tiêu lớn hơn. Đừng ngủ quên trên chiến thắng của chính mình.
Đối với xã hội hay quốc gia, nhiệm vụ đặt ra là giảm bớt số lượng tội phạm (những kẻ không chịu lao động) và hỗ trợ tối đa những người lao động chân chính, tạo ra của cải cho xã hội.
Tham khảo: Cách giải quyết vấn đề giúp tăng "sản phẩm chất lượng" của người Nhật
By Phạm Tuệ Linh (TIGO Solutions)