Cách chế ngự sếp thích quản lý vi mô (micro-managing)
Published on: February 04, 2025
Last updated: June 30, 2025 Xem trên toàn màn hình
Last updated: June 30, 2025 Xem trên toàn màn hình



Sếp quản lý vi mô (micro-managing) thường:
- Săm soi từng chi tiết nhỏ trong công việc của nhân viên
- Làm giảm sự tự chủ và ngăn cản phát triển nghề nghiệp
- Tạo cảm giác căng thẳng, mất niềm tin trong môi trường làm việc
Tuy nhiên, nhân viên không thể thay đổi sếp, nhưng có thể thay đổi cách ứng xử để làm chủ tình huống.
Chiến thuật ứng phó thông minh
1. Phân loại hành vi sếp
- Có sếp chỉ yêu cầu cao, không làm nghẹt thở nhân viên – có thể học hỏi được.
- Có sếp “nghiện” kiểm soát – thường can thiệp cả việc nhỏ nhặt, không tạo tự chủ.
2. Không nên phản ứng trực diện
-
Phản ứng lại (bị động hay chủ động) dễ bị soi kỹ hơn.
-
Hãy tìm hiểu lý do sếp hành xử vậy:
→ Do áp lực từ trên?
→ Do văn hóa công ty?
→ Hay chỉ là tính cách cá nhân?
3. Xây dựng niềm tin với sếp
- Làm rõ những việc đã làm tốt để sếp yên tâm hơn
- Gợi ý hỗ trợ sếp nếu thấy họ căng thẳng
- Coi đó là cơ hội để cải thiện mối quan hệ
4. Thỏa thuận trước khi bắt đầu công việc
- Trao đổi rõ ràng với sếp về vai trò, phạm vi hỗ trợ
- Thống nhất các nguyên tắc chính, tránh sa vào tiểu tiết
- Nếu sếp lan man vào chi tiết, khéo léo kéo lại về những điều cốt lõi
- Ví dụ: nên tập trung vào mục tiêu chiến dịch, không phải kiểu chữ cần font này béo tròn, nghiêng nghiêng, hay có gạch chân...
5. Cập nhật tiến độ chủ động
- Sếp kiểm soát vì lo lắng – hãy chủ động cập nhật tình hình
- Báo cáo ngắn gọn qua email, cuộc họp nhanh hoặc nhắn tin
- Giúp sếp yên tâm và tránh bị yêu cầu làm lại
6. Phản hồi vào thời điểm phù hợp
- Không nên phàn nàn trực tiếp lúc sếp đang căng
- Chờ dịp thích hợp như buổi đánh giá hiệu quả làm việc
- Có thể chia sẻ nhẹ nhàng: “Em nghĩ sếp có thể giúp em hiệu quả hơn nếu…”
- Nếu cần, có thể nhờ người trung gian đáng tin cậy truyền đạt
Nếu mọi cách đều thất bại?
-
Hãy tự hỏi: “Tôi có muốn tiếp tục làm ở đây không?”
-
Nếu sếp vẫn kiểm soát cực đoan và không thay đổi, hãy cân nhắc:
→ Xin chuyển bộ phận khác
→ Tìm môi trường phù hợp hơn
[{"displaySettingInfo":"[{\"isFullLayout\":false,\"layoutWidthRatio\":\"\",\"showBlogMetadata\":true,\"showAds\":true,\"showQuickNoticeBar\":true,\"includeSuggestedAndRelatedBlogs\":true,\"enableLazyLoad\":true,\"quoteStyle\":\"1\",\"bigHeadingFontStyle\":\"1\",\"postPictureFrameStyle\":\"1\",\"isFaqLayout\":false,\"isIncludedCaption\":false,\"faqLayoutTheme\":\"1\",\"isSliderLayout\":false}]"},{"articleSourceInfo":"[{\"sourceName\":\"\",\"sourceValue\":\"\"}]"},{"privacyInfo":"[{\"isOutsideVietnam\":false}]"},{"tocInfo":"[{\"isEnabledTOC\":true,\"isAutoNumbering\":false,\"isShowKeyHeadingWithIcon\":false}]"},{"termSettingInfo":"[{\"showTermsOnPage\":true,\"displaySequentialTermNumber\":true}]"}]
Nguồn
{content}
