"Tứ đại giai không" là gì?
Last updated: October 23, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 01 Sep 2022 Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ?
- 01 Aug 2024 Infomercial - Chiến thuật "cô đọng" điều gì đó trong đầu người dùng
- 04 Sep 2020 IQ, EQ hay LQ quan trọng nhất trong thời đại 4.0?
- 04 May 2024 Hiệu ứng FOMO trong phát triển phần mềm
Tứ Đại hình thành nên vạn vật
Bốn nguyên tố “Đất, nước, lửa và gió được gọi là Tứ Đại vì thể tính của Chủng Tứ Đại đó rộng lớn, biến nhất thiết Sắc pháp. Hình tướng của Chủng Tứ Đại có thể to như núi cao, biển sâu, gió lốc, đại hỏa nên có ý nghĩa là hình tướng to lớn. Đồng thời tính dụng phát huy của bốn đại rộng lớn, làm sinh trưởng vạn vật do đó được gọi là Địa Đại, Thủy Đại, Phong Đại và Hỏa Đại.
Vạn vật, hiện tượng trong vũ trụ đều dựa vào Tứ Đại mà thành hình. Ví như cây muốn nở hoa tươi tốt thì cần đất đai phì nhiêu, đất đai chính là “Địa Đại”. Nước tưới đầy đủ là “Thủy Đại”. Ánh sáng ấm áp là “Hỏa Đại” và khí gió điều hòa là “Phong Đại”. Thiếu đi một trong Bốn Đại thì hoa không nở rộ tốt tươi. Sắc thân của chúng sinh hữu tình cũng vậy, đều do giả Tứ Đại mà hợp thành. Con người là động vật cấp cao trong vũ trụ thì thịt da, xương cốt là Địa Đại có tính rắn chắc. Máu mủ dịch đờm là Thủy Đại có tính lỏng ướt. Nhiệt độ ấm nóng của cơ thể là Hỏa Đại và hơi thở hô hấp là Phong Đại.
Cơ thể của chúng ta do Tứ Đại hợp thành, một trong bốn đại điều tiết không ổn định sẽ khiến cơ thể sinh ra các tật bệnh liên quan. Nếu Tứ Đại phân tán, sinh mệnh liền tử vong: Khi đó hơi thở hô hấp trở về Phong Đại, sự ấm nóng cơ thể trở về Hỏa Đại, máu mủ dịch đờm trở về Thủy Đại và thịt da xương cốt trở về Địa Đại.
Tứ Đại giai không theo quan điểm Phật giáo
Trong Phật giáo, Tứ đại được coi là thành phần cơ bản của mọi hiện tượng vật chất. Những yếu tố này không được coi là những thực thể độc lập, tự tồn tại mà thường xuyên thay đổi và tương tác với nhau.
Khi nói rằng Tứ Đại cùng sinh khởi, có nghĩa là chúng sinh khởi một cách đồng thời và phụ thuộc lẫn nhau. Chúng không tách rời hay biệt lập với nhau mà phát sinh trong một mạng lưới luật nhân quả phức tạp, có liên quan với nhau.
Theo triết học Phật giáo, mỗi yếu tố trong Tứ đại đều có những phẩm chất và đặc điểm riêng. Yếu tố đất tượng trưng cho sự rắn chắc, yếu tố nước tượng trưng cho tính lỏng, yếu tố lửa tượng trưng cho nhiệt và yếu tố gió tượng trưng cho sự chuyển động.
Trong khi tất cả Tứ đại cùng xuất hiện trong sự phát sinh của bất kỳ hiện tượng vật chất nào, một yếu tố có thể chiếm ưu thế hoặc rõ ràng hơn các yếu tố khác. Ví dụ, một vật thể rắn như tảng đá có yếu tố đất chiếm ưu thế, trong khi một hồ nước có yếu tố nước chiếm ưu thế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các yếu tố khác vắng mặt hoặc kém quan trọng hơn. Tất cả chúng đều hiện diện và góp phần tạo nên bản chất chung của hiện tượng này.
Lời dạy của Đức Phật là tìm ra nguyên nhân tồn tại của những yếu tố này và loại bỏ nguyên nhân. Nhưng điều mà tất cả chúng ta đều thích làm là tìm cách loại bỏ sự tồn tại. Đây là nơi chúng ta đã làm chệch hướng lời dạy chân chính của Đức Phật.
Trong giáo lý nhà Phật, tính chất phụ thuộc lẫn nhau của Tứ đại yếu tố được nhấn mạnh để giúp chúng ta hiểu được bản chất vô thường và có điều kiện của vạn vật. Bằng cách hiểu rằng mọi thứ phát sinh phụ thuộc vào nguyên nhân và điều kiện, chúng ta có thể phát triển sự đánh giá sâu sắc hơn về mối liên hệ tương hỗ của tất cả các hiện tượng và trau dồi trí tuệ và lòng từ bi lớn hơn.
Tứ Đại giai không theo quan điểm Khoa học
Đất từ đâu mà có? Ai sinh ra đất? Rồi đất ấy sẽ đi về đâu?
Ta thấy từ đất đã mọc lên cây cỏ. Từ đất đã chứa cho ta không biết bao nhiêu là của quý như: vàng, bạc, kim cương, dầu lữa, quặng mỏ, thiết chì v.v... Từ lòng đất cũng là nơi cư trú của mọi loài côn tùng từ những loài sanh ra bằng trứng, những loài sanh ra bằng thai, những loài hóa sanh và những loài sanh ra chỗ ẩm thấp. Hoa nở thật đẹp cũng nhờ phân bón tốt. Khi hoa tàn rồi lại gởi xác mình vào lòng đất. Con người cũng thế, khi sinh ra cha mẹ mình cũng đặt mình lên mặt đất sau khi mở mắt chào đời. Rồi càng ngày càng lớn khôn, những bước chân đi đầu tiên của ta đã chập chững trên mặt đất rồi té xuống đất. Để rồi khi lớn lên, biết bao nhiêu sự thử thách cam go trong cuộc sống, đã làm cho ta vấp ngã và té xuống đất. Rồi cũng từ đất ta chống tay đứng dậy, để lăm xả vào đời, chiến đấu với không biết bao nhiêu là sự cám dỗ đổi thay. Rồi một ngày nào đó ta phải buông xuôi hai tay vể nơi chín suối. Ấy cũng là lúc tấm thân nầy đem gởi xác ra ngoài đồng không mông quạnh. Làm phân bón cho cỏ cây, rồi cỏ cây cũng từ đó đâm chồi, nẩy lộc, sinh hoa, kết trái.
Còn nước thì sao? Nước từ đâu đến? Nước đi về đâu?
Còn gió thì sao? Ai mang gió đến vậy? Gió từ đâu đến? Và gió đi về đâu?
Cuối cùng là Lửa! Lửa là gì nhỉ? Tại sao có lửa? Lửa tử đâu sinh ra? Và ai sinh ra lửa?
Có lẽ vì khó như vậy đức Phật chẳng muốn giải thích làm gì cho rắt rối thêm nữa. Mà nếu có giải thích đi chăng nữa loài người có chịu hiểu cho chăng? Hay lại cứ thắc mắc hoài. Do vậy mà Phật đã nói rằng: Tứ đại giai không là đúng nhất. Nghĩa là không từ đâu đến và chẳng đi về đâu. Nghĩa là ở đâu đó khi cần là nó xuất hiện. Vì trong cái này nó có cái kia, trong cái kia nó có cái nọ. Cái mà ta đang mang trên người đây nó chỉ là một sự vai mượn mà thôi. Nếu một trong bốn chất ấy không còn đứng vững nữa thì thân cát bụi nầy sẽ trả về cho cát bụi. Vậy thì cái gì là của ta đâu? Cái đầu này là của ta? Cái tay? Cái chân? Cái hàm răng? Cái sự suy nghĩ? Thật ra chẳng có cái nào là chủ tể cả. Tất cả chỉ là những sự vai mượn mà thôi. Chỉ là vai mượn; nhưng lâu nay mình nghĩ là của chính mình. Do vậy mình muốn tất cả điều phải thuộc về mình.
Ví dụ như tiền ấy phải là của mình. Người đẹp ấy phải là của mình, hột xoàn ấy là của mình. Đây là cái xe, cái tủ lạnh v.v... tất cả là của mình và thuộc về mình. Nếu nó không thuộc về mình thì mình phải cố gắng tranh đấu làm sao cho nó thuộc về mình bằng bất cứ giá nào. Miễn sao ta phải làm chủ cho được nómới thôi. Nhưng khi làm chủ được nó rồi thì sao? Vàng kia vẫn là vàng, ngọc kia vẫn là ngọc, chứ ngọc đâu phải là mình, mình đâu phải là ngọc, vậy thì mình là ai đây mình là cái gì? Mình là ông Kỹ Sư, bà Bác Sĩ, ông Tổng Thống hay bà Hoàng Hậu. Sau khi chết rồi thì sao nữa v.v... thật là những câu hỏi quá rắc rối. Nhưng trong cuộc sống bình thường mấy ai tự đặt ra. Vì còn mạnh khỏe là còn lao đầu vào những danh, lợi, tiền, tình ấy để chiến đấu cho đã. Thế mà lúc cận tử nghiệp léo đến thì mới sực nhớ ra rằng: Aha! Có một lúc nào đó bên tai thoang thoảng có nghe rằng cuộc đời nầy là vô thường thế gian này là giả hợp...