Quản Lý Tri Thức Trong Kinh Doanh
Published on: May 12, 2020
Last updated: August 14, 2021 Xem trên toàn màn hình
Last updated: August 14, 2021 Xem trên toàn màn hình
Recommended for you
Tri thức là thông tin mà một người nào đó được trang bị. Tri thức cũng có nghĩa là sự am hiểu chắc chắn về một chủ đề, tiềm tàng khả năng sử dụng nó vào một mục tiêu nhất định. Sự không chắc chắn của trí nhớ làm giới hạn độ tin cậy của tri thức về quá khứ, trong khi đó sự xuất hiện của các sự kiện không thể đoán trước lại giới hạn độ tin cậy của tri thức về tương lai.
Quản lý tri thức tìm hiểu con đường mà tri thức được sử dụng và trao đổi trong các tổ chức và xử lý tri thức như một quá trình tự tham khảo và tái sử dụng. Tái sử dụng ở đây được hiểu trong bối cảnh định nghĩa tri thức trong tình trạng lan tỏa. Quản lý tri thức coi tri thức như là các biểu mẫu thông tin nằm trong một ngữ cảnh trên cơ sở kinh nghiệm. Thông tin là dữ liệu mà gây ra sự khác biệt đối với người quan sát vì mối liên hệ đặc thù. Dữ liệu có thể được quan sát, nhưng cũng có thể không cần thiết. Theo hướng này, tri thức bao hàm thông tin được gia tố thêm một cách có chủ ý (lược dịch từ từ điển Wikipedia).
Nền kinh tế tri thức
Xã hội loài người đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế, trong đó quá trình sáng tạo và khai thác tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra của cải xã hội. Quá trình này bao gồm toàn bộ các hoạt động tạo ra tri thức, tiếp nhận sử dụng và khai thác mọi tri thức một cách có hiệu quả, trên mọi lĩnh vực của xã hội. Nó là “một nền kinh tế tri thức không chỉ bao hàm công nghệ cao, mà còn là quá trình trí thức xâm nhập tất cả các hoạt động kinh tế”. Đối với nước ta đây là cơ hội và cũng là thách thức để Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với thế giới, một lĩnh vực tiềm năng giúp Việt Nam tạo ra và duy trì được sự phát triển nhanh, giảm thiểu sự tụt hậu so với các nước khác. Đối với mỗi doanh nghiệp, quản lý được tri thức của mình là tìm ra được lợi thế so sánh với các đối thủ, phát huy được sức mạnh của mình và có khả năng phát triển bền vững.
Tháp thông thái DIKW - tri thức được hình thành từ tầng thứ 3 và thứ 4
Quản lý tri thức trong kinh doanh
Quản lý tri thức là quá trình nắm bắt (capturing) tập hợp tri thức chuyên gia của một công ty ở bất kỳ đâu trong cơ sở dữ liệu, trên giấy, hoặc trong đầu con người và phân phối nó đi tới bất kỳ chỗ nào nó có thể giúp cho việc sản xuất đem lại kết quả cao nhất. Quản lý tri thức là khai thác tri thức thích hợp cho con người thích hợp trong một thời gian thích hợp. (Info Week 20/10/1997).
Hình thái của tri thức
- Data: Tầng dữ liệu tồn tại của tri thức ở các loại hình lưu trữ khác nhau: giấy, tệp tin máy tính,... Dữ liệu và Thông tin tồn tại rõ ràng và có khả năng được mã hóa và truyền tải dễ dàng.
- Information: Tầng thông tin là dữ liệu được chắt lọc phù hợp với nhu cầu của đối tượng nhận.
- Knowledge: Tri thức hay sự am hiểu của mỗi con người.Tri thức và Trí thông minh tồn tại trong mỗi con người nó có tính chất ngầm, phụ thuộc vào hoàn cảnh và khi chuyển giao cần thông qua quá trình học tập.
- Intelligence / Wisdom: Trí thông minh là khả năng nhận thức, sáng tạo của mỗi con người.
Bảy điểm mấu chốt trong quản lý tri thức doanh nghiệp
1. Customer Knowledge (Tri thức về khách hàng) - Là tri thức sống còn của doanh nghiệp
2. Knowledge in Products (Tri thức về sản phẩm) – Làm tăng giá trị sản phẩm
3. Knowledge in People (Tri thức về con người) – Liên tục đổi thay
4. Knowledge in Processes (Tri thức về phương thức) – Bí quyết công nghệ cần có
5. Organizational Memory (Bộ nhớ của tổ chức) – Chúng ta có biết chúng ta biết gì?
6. Knowledge in Relationships (Tri thức quan hệ) – Cần có cả chiều rộng và chiều sâu
7. Knowledge Assets (Tài sản trí tuệ) – Vốn quan trọng
Mô hình quản lý tri thức
Hình thái tri thức tồn tại rất phức tạp vì vậy việc quản lý tri thức có nội dung rất rộng và nhiều khó khăn. Chu trình quản lý tri thức được tổ chức theo mô hình vòng tròn khép kín liên quan đến chu trình đổi mới như sau:
Product/Process: Sản phẩm/Tiến trình
Create: Phát sinh
Codify: Mã hóa
Embed: Nhúng
Diffuse: Phổ biến
Knowledge Repository: Kho tri thức
Create: Phát sinh
Identify: Nhận dạng
Collect: Thu thập
Classify: Phân loại
Organize/Store: Tổ chức/Lưu trữ
Share/Disseminate: Chia sẻ/Phổ biến
Access: Truy xuất
Use/Exploit: Sử dụng/Khai thác
Quá trình quản lý và lưu trữ tri thức là trọng tâm trong quản trị tri thức. Những kiến thức, bài học kinh nghiệm đã được trao đổi và huấn luyện cần được lưu trữ lại một cách hệ thống. Hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất trên thế giới đã ứng dụng công nghệ trong việc lưu trữ kiến thức. Nhờ vậy, những nhân sự mới có thể tiếp cận dễ dàng và có thể chỉnh sửa và đổi mới quy trình để hướng đến nâng cao hiệu quả sản xuất, giao hàng trước thời hạn.
Nhìn chung với lĩnh vực sản xuất đòi hỏi về sự đổi mới trong quy trình là nền tảng tạo ra sự thành công, khi chất lượng sản phẩm nâng cao hơn, ít xảy ra lỗi,rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm, tối ưu hóa chi phí. Điều này hướng đến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để làm được điều này thì quản trị tri thức tốt, qua thời gian để liên tục cải tiến sẽ tạo ra giá trị bền vững trong dài hạn.
Quản trị tri thức hiện này đóng vai trò quan trọng không chỉ với ngành dịch vụ hay sản xuất mà đa dạng lĩnh vực. Bởi trong bối cảnh liên tục thay đổi và thách thức, tri thức trong tổ chức cần xây dựng và bồi đắp. Khi có nền tảng vốn tri thức vững vàng, doanh nghiệp sẽ trưởng thành và thích ứng với sự biến động của thị trường.
Quản trị tri thức gắn cùng xây dựng khung năng lực để xác định khoảng trống trong kỹ năng của nhân sự với yêu cầu vị trí. Hơn nữa, quản trị tri thức thực sự hiệu quả trong môi trường doanh nghiệp thúc đẩy văn hóa học hỏi trong tổ chức. Khi các thành viên luôn cởi mở và sẵn sàng chia sẻ kiến thức với các thành viên.
St
{content}
Khám phá thêm các chủ đề sau