Founder là gì? Phân biệt Founder & Co-Founder
Last updated: October 27, 2021 Xem trên toàn màn hình
Founder là gì?
Người sáng lập (tiếng Anh: Founder) là một người thiết lập một cái gì đó mới đi đôi với một thương hiệu uy tín.
Người sáng lập chính là trái tim và linh hồn của các start up. Các Founder có niềm tin vào doanh nghiệp của họ, họ kiên trì và bền bỉ, sử dụng niềm đam mê của mình để vượt qua những khó khăn khởi nghiệp.
Nói một cách chính xác, trong kinh doanh, những người sáng lập là những người thành lập công ty. Tức là những người có thể chấp nhận rủi ro và hưởng thụ thành quả khi phát triển một ý tưởng.
Một sản phẩm hữu hình hay vô hình do một founder tạo ra thường mang ý nghĩa của sự sáng tạo và đổi mới. Nó cũng không thể thiếu sự quyết tâm, trí thông minh và sự can đảm.
Không có môt tiêu chuẩn chung nào dành cho tất cả những người sáng lập. Chẳng hạn như bằng cấp hay vốn…
Co-founder là gì?
Co-founder được định nghĩa là one of a group of founders. Nghĩa là một hay nhiều người trong nhóm các nhà sáng lập.
Ví dụ Sergey Brin và Larry Page là hai nhà đồng sáng lập ra Google, thì gọi họ là Co-founder của Google.
Những nhà đồng sáng lập bị thu hút bởi ý tưởng của một startup. Một số trong số họ cam kết cống hiến cho doanh nghiệp ban đầu. Nhưng sau đó họ có thể tìm thấy một sự phù hợp tốt hơn ở nơi khác.
Họ không phải là người điều hành của công ty, nhưng họ có quyền là người sáng lập doanh nghiệp.
Phân biệt Founder và co-Founder
Việc phân biệt 2 thuật ngữ Founder và co-founder đôi khi không rõ ràng ngay kể cả những người làm việc trong môi trường kinh doanh. Trước khi biết được sự khác biệt của 2 thuật ngữ này bạn cần hiểu khái niệm co founder là gì? Cofounder là cụm từ được dùng để chỉ sự hợp tác/ người đã cùng sáng lập giữa hai hay phần đông người để hình thành nên một doanh nghiệp hoặc đơn vị nhất định. Một công ty, doanh nghiệp có 2 người làm chủ trở lên thì người đó được gọi là co-Founder của doanh nghiệp.
Điều quan trọng nhất giữa Founder và co-Founder là họ có cùng tầm nhin, cùng mục tiêu và cả cùng triết lý sống. Nếu một trong 2 người theo trường phái "thực tế", người còn lại sống "thực dụng" thì không khó dự đoán mối quan hệ hợp tác thất bại chỉ còn là vấn đề thời gian. Xem thêm: Phân biệt “Thực tế” với “thực dụng”.
Như bạn đã biết, Founder là người sáng lập ra doanh nghiệp hoặc là người tìm thấy ý tưởng khởi nghiệp. Trách nhiệm của họ là đưa ra các ý tưởng kinh doanh khả thi và đem lại nguồn lợi nhuận cao. Lựa chọn mặt hàng, dịch vụ công ty sẽ cung cấp ra thị trường, xây dựng mô hình kinh doanh và tìm kiếm nguồn tài nguyên để khởi nghiệp.
Còn cofounder là người đồng sáng lập. Về cơ bản, co Founder có vai trò như người sáng lập và giúp họ thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp hoặc đóng góp tài nguyên, hỗ trợ người sáng lập,… Trách nhiệm của co-founder là giúp hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả và đem về lợi nhuận.
Chỉ có một người đầu tư ý tưởng, kiến thức, nguồn vốn… vào công ty hay doanh nghiệp. Họ sẽ vận dụng tất cả tài năng để tạo nên một đứa con tinh thần hoàn hảo nhất. Sau đó họ sẽ tuyển thêm một vài người nữa để cho ra đời một nhóm những người sáng lập nhằm giúp đơn vị hoạt động ổn định và phát triển mạnh mẽ hơn.
Khác hoàn toàn với co-founder, founder sẽ là người đứng ra để điều hành mọi hoạt động của công ty. Bên cạnh đó họ cũng vạch ra những định hướng nhằm giúp công ty phát triển. Họ tự mình quyết định mà không cần hỏi ý kiến những người khác như hình thức co founder.
Tuy nhiên điểm chung là cả hai hình thức này đều chỉ được áp dụng cho lĩnh vực kinh tế. Tuyệt đối không được dùng cho lĩnh vực chính trị. Thêm nữa, cả hai hình thức này đều dành cho những bạn đang muốn khởi nghiệp và thành lập một công ty, doanh nghiệp.
Kinh nghiệm startup dành cho các Co founder
Đối với một co founder, việc phân chia cổ phần, trách nhiệm và nghĩa vụ là những điều cần phải hoạch định rõ ràng. Chỉ khi mọi chuyện được sắp xếp cụ thể thì việc mở công ty startup mới thuận lợi và suôn sẻ.
Co-founder có thực sụ cùng gánh vác công ty với bạn?
Theo kinh nghiệm của những startup đi trước thì những điều đúc kết được sau đây sẽ phù hợp để giúp cho doanh nghiệp phát triển và duy trì được sự ổn định. Cụ thể:
- 10% cổ phần là con số thấp nhất mà các co founder cần được hưởng
- 4 là số lượng tối đa co founder cho một công ty startup.
- Mỗi co founder nên có quyền điều hành chính cho công ty ít nhất là 4 năm.
- Đội ngũ co founder cần phải có được những kỹ năng cần thiết để điều hành hay đầu tư chất xám cho công ty.
- Nên hợp tác cùng những người có chung quan điểm và chí hướng để tránh sự tranh cãi và những rủi ro.
Tổng hợp
https://portal.tigosoftware.com/vi/founder-la-gi-phan-biet-founder-co-founder