Mô hình Why, How, What là gì?
Last updated: September 01, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 08 Nov 2022 16 phong cách làm việc của người Nhật Bản mà Việt Nam cần học hỏi
- 24 Mar 2021 Hiệu ứng Dunning-Kruger – Ảo tưởng sức mạnh về năng lực của bản thân
- 16 Mar 2022 [INFOGRAPHIC] 32 Thiên kiến nhận thức làm sai lệch quyết định của bạn (Phần I)
Vòng Tròn Vàng Của Simon Sinek Là Gì?
Vòng tròn vàng, tên Tiếng Anh là The Golden Circle, trở nên phổ biến sau bài diễn thuyết TED Talk của Simon Sinek vào năm 2006. Kể từ đó cho đến nay, thuyết này đã được sử dụng bởi rất nhiều doanh nhân trên thế giới. Lý thuyết này không chỉ giúp quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, xây dựng chiến lược Marketing, mà còn đem lại góc nhìn mới khi xử lý các vấn đề phát sinh trong quản lý dự án và cả trong cuộc sống cá nhân.
Thuyết vòng tròn vàng là mô hình tư duy dùng để trả lời câu hỏi tại sao một số cá nhân, tổ chức lại tạo nên sự khác biệt so với số đông còn lại. Simon Sinek cho rằng, rất nhiều doanh nghiệp không biết tại sao khách hàng lại chọn sản phẩm của họ. Ngược lại, những doanh nghiệp thành công đều tiếp cận khách hàng dưới ba cấp độ của vòng tròn vàng, bao gồm WHY (tại sao), HOW (thế nào) và WHAT (cái gì).
Mô hình WHY, HOW and WHAT được thiết kế bởi Simon Sinek và bao gồm 3 phần: TẠI SAO (WHY), NHƯ THẾ NÀO (HOW) và CÁI GÌ (WHAT). Phần WHAT mô tả - như tên gọi - cái gì đang được thực hiện trong dự án hoặc sẽ trở thành trong mô tả sản phẩm. HOW mô tả WHAT của dự án hoặc sản phẩm được tiến hành như thế nào (How). Tuy nhiên, không phải WHAT mà WHY mới chính là mục đích của dự án.
Theo Simon, mấu chốt quan trọng của vòng tròn vàng là: Khách hàng không mua cái bạn làm, mà tại sao bạn làm ra nó (people don’t buy what you do, but why you do it“).
Trong quản lý dự án phần mềm, mô hình WHW rất quan trọng trong: phân tích tính khả thi, kiểm định giá trị thực tiễn (POC - Proof Of Concept), thẩm định giá trị kinh tế (POV - Proof Of Value).
Theo lý thuyết kinh tế cổ điển, hầu hết doanh nghiệp đều bắt đầu với câu hỏi chúng ta nên sản xuất cái gì (WHAT), hoặc nên làm như thế nào (HOW). Trong khi đó, Simon Sinek lại đảo lộn quy trình này, với tư duy từ trong ra theo thứ tự WHY, HOW và WHAT.
Thí dụ 1:
- What: Chúng tôi (khách hàng) muốn bổ sung chức năng import tệp Excel (có cấu trúc dữ liệu rất phức tạp) của các bộ ban ngành.
- How: Chức năng này sẽ được xây dựng như thế nào? Phạm vi như vậy là quá rộng, nhà thầu sẽ không thể triển khai nếu chưa rõ cấu trúc dữ liệu của Excel file.
- Why: Tại sao quý khách (khách hàng) muốn có chức năng này? Mục tiêu cuối cùng là gì? Tại sao không tìm một phương án khác thay thế đơn giản hơn?
Thí dụ 2: Một tình huống WHW khi đưa ra quyết định cải thiện SEO. Bạn không thể trình bày mục tiêu khá chung chung hoặc quá rộng cho lãnh đạo khi bản thân bạn không biết sẽ phải cải thiện SEO bắt đầu từ đâu, và làm như thế nào, kết quả cuối cùng là gì, để đạt được đầu ra thì đầu vào sẽ phải có những gì...
Yếu tố quan trọng nhất trong thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek là gì?
Yếu tố quan trọng nhất là "WHY", tức động lực, là câu hỏi quan trọng và phải trả lời đầu tiên theo thuyết của Simon Sinek. Đối với quản trị doanh nghiệp, "WHAT" là chiến lược, "HOW" là chiến thuật trong khi "WHY" là tầm nhìn.
Có phải vòng tròn vàng luôn đúng trong mọi trường hợp?
Không chính xác. Vòng tròn vàng chỉ đúng trong những trường hợp cụ thể.
Nếu nhìn vấn đề dưới góc nhìn là đường ống, thì WHAT là đầu ra trong khi WHY là đầu vào. Trong một dây chuyển sản xuất, người công nhân hoặc kỹ sư sẽ chịu trách nhiệm một khâu duy nhất, đó là WHAT, mà không cần biết vì sao anh ta phải làm điều này.
WHW áp dụng trong phát triển phần mềm (Scrum methodology) như thế nào?
Nhiều người biết chính xác những gì (WHAT) họ đang làm và làm như thế nào (HOW), nhưng đôi khi họ không biêt tại sao (WHY) hoặc nếu có biết thì WHY cũng không đủ rõ ràng.
Có sự song hành trong việc phát triển các sản phẩm phức tạp với Scrum. Các nhóm kỹ thuật biết khá rõ những gì họ muốn xây dựng – các tính năng sản phẩm (features) và chức năng (functions) của hệ thống của họ. Một số người trong số họ biết rõ cách họ sẽ triển khai các tính năng này và điều này có thể giúp gì cho khách hàng hoặc người dùng của họ. Nhưng quá ít người trong số họ biết tại sao họ lại tạo ra sản phẩm như vậy khi bắt đầu triển khai dự án.
Trong quá trình thực thi xây dựng tính năng, các kỹ sư phần mềm có thể phát hiện ra các vấn đề phức tạp ẩn đằng sau một tính năng tưởng chứng đơn giản. Khi đó các kỹ sư có thể lật ngược lại các bước trước đó (higher level) để tìm hiểu cách làm (HOW) có đúng hay không. Và nếu cách làm đúng, họ sẽ tiếp tục xem xét ở góc nhìn cao nhất: WHY. Họ sẽ đánh giá lại phạm vi của chức năng (phạm vi có quá rộng hay không, có đang chồng lần với phạm vi của các tính năng khác hay không), hoặc kiểm tra xem các chức năng đã có đủ thông tin đầu vào hay không.
Kết Luận
Hãy luôn bắt đầu với "WHY" ngay cả khi bạn chỉ là một "thợ code" không hiểu ý đồ của người dùng cuối là gì. Bởi vì chỉ có WHY mới giúp bạn hiểu rõ vấn đề gốc và khoanh vùng được phạm vi rủi ro có thể nhận diện được.