Phương pháp Shuhari - Làm sao học ít hiểu nhiều?
Last updated: July 26, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
- 01 May 2022 Có thể xác định vị trí địa lý của địa chỉ IP với độ chính xác đến từng địa chỉ con phố?
- 01 Aug 2022 "Sponsored Content" là gì? Khác nhau giữa Sponsored Content và Native Advertising?
Theo cuốn sách “Làm sao học ít hiểu nhiều?” của tác giả Zion Kabasawa, có một phương pháp đã tồn tại 400 năm, được gọi là “phương pháp học tối thượng”. Vậy Shuhari thật chất là gì? Shuhari là phương pháp học tập xuất phát từ trà sư Rikyu Sen, đây là một phương pháp học tránh lãng phí, mà tác giả Zion đã đề cập rất nhiều trong cuốn sách của ông. Cụ thể Shuhari chính là “ Shu (tuân thủ) – Ha (bứt phá) – Ri (tách ra)”.
Cuốn sách “Làm sao học ít hiểu nhiều?’ của tác giả Zion Kabasawa.
Phương pháp Shuhari tương tự như "Less Is More" mà chúng thường thấy trong các phương pháp tinh gọn (Lean).
Giai đoạn Shu
Shu chính là giai đoạn các bạn nên dành nhiều thời gian cho nó, vì giai đoạn này chính là giai đoạn các bạn nắm vững cơ bản và tuân theo chính xác những gì được chỉ dạy. Ví dụ như bạn học có tổng cộng 15 bước để giải, thì ở giai đoạn này, bạn tuyệt đối phải giải đủ cả 15 bước, cho dù những bước đầu tiên rất đơn giản, nhưng bạn phải làm theo. Toàn tâm toàn ý mà bắt chước theo, để nắm được cái căn bản.
Giai đoạn Ha
Ha là giai đoạn chúng ta có thể nghiên cứu cách làm khác từ cái cơ bản, từ cái được chỉ dạy, chúng ta bứt phá ra. Ví như bạn đã nắm vững được 15 bước làm bài, thì đến giai đoạn này, bạn có thể tinh giản chỉ còn lại 7 bước trọng tâm, rút ngắn thời gian làm bài. Đây là giai đoạn bạn thỏa sức thử nghiệm các phương pháp làm bài từ phương pháp cơ bản ở giai đoạn Shu.
Giai đoạn Ri
Cuối cùng là Ri, là giai đoạn bứt phá, và đi theo phong cách riêng của mình. Giai đoạn này chỉ được xuất hiện khi mọi thứ thuộc về căn bản bạn đã thật sự nhuần nhuyễn đến mức gọi là “phản xạ”. Khi ấy, bạn được phép “bỏ qua” các bước đầu tiên để tiến đến những phương pháp tối ưu. Thay vì bạn lấy mẫu từ 15 bước, giai đoạn này bạn có thể hoàn toàn không tuân theo 15 bước cơ bản hay 7 bước đã tinh giản đó nữa, bạn sáng tạo nên phương pháp mới chỉ tiêu tốn của bạn 3 bước.
Có thể nói, cả 3 giai đoạn SHU-HA-RI tương tự như 3 giai đoạn Learn-Break-Make trong tiếng Anh. Ngoài ra kết thúc một vòng tuần hoàn sẽ lại bắt đầu một vòng tuần hoàn mới tương tự mô hình PDCA.
- Learn the rules
- Break the rules,
- Make up new rules,
- Break the new rules (again)
Để đi theo được phương pháp này đòi hỏi bạn phải áp dụng chúng càng sớm càng tốt vì chúng tốn khá nhiều thời gian cho giai đoạn đầu. Phương pháp này sẽ không hiệu quả khi ôn thi cấp tốc hay chạy nước rút đâu nhé. Vì đây là phương pháp học tập lâu dài và biến kiến thức xa lạ trở thành của mình.