Chuyên gia chia sẻ các nguyên tắc tư duy sáng tạo hệ thống với tên gọi Systematic Inventive Thinking (SIT)
Last updated: July 10, 2022 Xem trên toàn màn hình
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 03 Feb 2020 Chất lượng là gì? Đẳng cấp là gì? Cùng tìm hiểu toàn diện từ góc nhìn chuyên gia.
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 17 Mar 2020 Mô hình “Service Gaps Model” quản lý và cải thiện chất lượng dịch vụ
Trái ngược với "think outside the box" (ý tưởng không có quy luật chung, khuyến khích mọi người nghĩ ra thật nhiều ý tưởng) thì sáng tạo theo phương pháp luận SIT (Systematic Inventive Thinking - Tư duy sáng tạo hệ thống) đưa ra một quan điểm khác - Think inside the box (suy nghĩ trong hộp).
Một số thí dụ về tư duy hệ thống:
Đôi khi chúng ta phải "nén" như một lò xo, để một ngày nào đó sẽ bật thật xa. Đây chính là cách chúng ta tinh giản công việc và cuộc sống (Streamline buisness).
Con ong thụ phấn cho hoa, vậy ai có lợi, ai không có lợi? Câu trả lời: Không có ai lợi hơn ai, cả con ong và hoa đều chung lợi ích (win-win). Ong lấy được phấn về tổ làm mật, đồng thời thụ phấn cho hoa, còn hoa nhờ ong mà giữ được thế hệ nòi giống. Nếu hoa ích kỷ không cho ong lấy phấn thì điều gì xảy ra?
Thí dụ ở trên là một bài học về marketing kinh điển không thể không biết. Rất nhiều hãng phần mềm phát hành mã nguồn mở, phát hành phần mềm miễn phí và nhờ cộng đồng truyền tay sản phẩm miễn phí, vô tình người dùng là công cụ tuyên truyền miễn phí cho các nhà phát hành phần mềm. Rất nhiều hãng phần mềm đã thành công nhờ "miễn phí" như Odoo (phần mềm ERP nguồn mở), WinRar...
Trên đời này không có cái gì miễn phí cả, bởi nếu sản phẩm miễn phí thì người dùng mới chính là sản phẩm.
Một thí dụ về kinh doanh nhà hàng: Khởi nghiệp với rất ít nhân viên, làm thế nào ông chủ có thể tận dụng được nguồn lực sẵn có? Nếu buổi sáng nhà hàng ít khách, các nhân viên sẽ được phân công công việc chuyên môn cụ thể: dọn bàn, lên thực đơn, mua nguyên liệu và bác bảo vệ cũng chỉ làm một công việc duy nhất của mình: đó là công tác an ninh và trông giữ xe cho lượng khách ít ỏi. Nhưng vào giờ cao điểm, khách đông, đây là lúc tư duy hệ thống phát huy mạnh nhất. Mọi nhân viên được huy động, làm mọi công việc đa năng, hỗ trợ nhau. Bác bảo vệ cũng sẵn sàng hỗ trợ khách ổn định chỗ ngồi trong quán.
Phương pháp luận sáng tạo SIT
Những nguyên tắc, cách thức hoạt động và áp dụng phương pháp luận sáng tạo SIT đã được chuyên gia Phan Phương Đạt, Giám đốc đào tạo Đại học trực tuyến FUNiX chia sẻ.
"Sáng tạo" trong tiếng Anh có hai từ là Creativity (ý tưởng lạ, khó đo đếm) và Innovation (cải tiến từ điều sẵn có, đổi mới mang tính ứng dụng). Để Creativity chuyển đổi thành Innovation, phương pháp SIT đưa ra 2 nguyên tắc và 5 kỹ thuật sáng tạo để ai cũng có thể tư duy sáng tạo và vận dụng nó vào các lĩnh vực trong cuộc sống, công việc.
Nguyên tắc một: Thế giới đóng (Close World)
Cách tốt nhất và nhanh nhất để sáng tạo là dựa vào những tài nguyên trong tay - Don’t do innovate, innovate in what you do (Tạm dịch: đừng cách tân quá, hãy cách tân trong cái bạn làm).
Ví dụ: Bạn có yêu cầu trang trí một căn phòng mà trong tay chỉ có một bó hoa, một chậu nước và hai cái bát, hãy sáng tạo từ những thứ bạn có.
Nguyên tắc 2: Ý theo hình (Function follows Form)
Đa số mọi người nghĩ rằng sáng tạo là bắt đầu bằng một vấn đề rồi đi tìm lời giải. Tuy nhiên, SIT khuyến khích bạn làm ngược lại, hãy bắt đầu bằng một lời giải và xem nó có thể giải quyết được bài toán nào.
Ví dụ: Nếu bạn được hỏi "Có lợi ích gì khi bình sữa đổi màu theo nhiệt độ sữa?", bạn sẽ nghĩ ngay đến việc nó sẽ giúp trẻ không bị bỏng. Nhưng nếu bạn được hỏi "Làm sao có thể chắc chắn về nhiệt độ sữa để trẻ không bị bỏng?", bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để nghĩ cách.
Hoặc các công ty thường sẽ tìm kiếm những nhân sự phù hợp cho một vị trí công việc, nhưng nếu có một nhân sự tốt, công ty có thể tạo ra vị trí phù hợp với năng lực nhân sự đó để tận dụng nguồn lực.
Sau khi nắm chắc 2 nguyên tắc, tiếp tục đi sâu với 5 kỹ thuật sáng tạo nền tảng:
5 kỹ thuật sáng tạo và đổi mới (Innovation)
Kỹ thuật số 1 - Loại bỏ bớt (Subtraction): Bỏ bớt một thành phần quan trọng của sản phẩm và xem với các thành phần còn lại có thể dùng làm gì. Cách này trái ngược với việc cố đưa thêm thành phần mới vào sản phẩm.
Ví dụ: Chiếc xe đạp nếu mất đi 2 bánh, không thể di chuyển thì nó sẽ đứng yên và có thể trở thành dụng cụ trong phòng tập gym.
Kỹ thuật loại bỏ bớt còn giúp chúng ta giải quyết vấn đề theo hướng bớt 1 chút lợi ích để cứu những nguy cơ khác. Xem thêm bài: Rút củi đáy nồi.
Kỹ thuật số 2 - Nhân lên (Multiplication): Nhân một thành phần nào đó của sản phẩm lên và dùng cho việc khác.
Ví dụ: Một sản phẩm dao cạo râu tăng lưỡi kép giúp hiệu quả cạo râu tăng lên đáng kể.
Hoặc một con dao đa năng của quân đội Thụy Sỹ với nhiều tính năng tiện ích.
Kỹ thuật số 3 - Chia ra (Division): Chia một sản phẩm thành nhiều phần khác nhau nằm ở những chỗ khác nhau.
Ví dụ: Chúng ta có thể tách bảng điều khiển ra khỏi ti vi để khi ngồi ở xa, nằm trên giường xem cũng dễ dàng điều chỉnh mà không phải lại gần ti vi.
Kỹ thuật số 4 - Hợp nhiệm (Task Unification): Thêm chức năng cho một tài nguyên sẵn có, hay gộp vài chức năng vào trong một thành phần.
Ví dụ: Biển tên phố vừa giúp mọi người định hướng đường đi, vừa cung cấp kiến thức lịch sử bổ ích, hay những chiếc xe đạp khi đi tạo ra năng lượng có thể sạc pin điện thoại...
Kỹ thuật số 5 - Thuộc biến (Attribute Dependency): Các thuộc tính của sản phẩm phụ thuộc vào nhau.
Ví dụ: Điện thoại thông minh cung cấp thông tin nhà hàng trên cơ sở tọa độ của bạn (thông tin phụ thuộc vị trí).
Chúng ta có thể áp dụng 5 nguyên tắc này để sáng tạo sản phẩm trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Đây cũng là cơ sở đề nhiều công ty sáng chế ra các sản phẩm mới.
SIT quan điểm rằng, sáng tạo phải nằm trong một không gian quen thuộc. Không gian đó gọi là "Closed world" hay là cái hộp, các ràng buộc (constraint).
"Chúng ta không sáng tạo vì đã hình thành cho mình một số giả định ngầm trong quá trình lớn lên. Loại giả thiết mà ai cũng có là sự cố định nhận thức, bao gồm cố định tính năng và cố định cấu trúc. Công phá được những điểm này sẽ dẫn đến sáng tạo".
Tổng hợp