Bài học từ câu chuyện “chiếc cần câu và rổ cá lớn”
Last updated: September 30, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 24 Mar 2021 Hiệu ứng Dunning-Kruger – Ảo tưởng sức mạnh về năng lực của bản thân
Người chọn rổ cá tìm lá, củi khô đốt lửa và nấu cá. Cá ngon, anh ta ăn lấy ăn để, chỉ một lúc sau, ngay cả nước nấu cá cũng húp hết. Không lâu sau, anh ta chết đói ở bên cạnh rổ cá chỉ có mấy chiếc vẩy khô.
Người còn lại chịu đói, khó nhọc vượt đường xa cùng với chiếc cần câu tìm tới con sông lớn, nhưng khi nhìn thấy sông, chút sức lực cuối cùng cũng không còn nữa. Anh ta rời bỏ thế giới với vô vàn hối tiếc, giá như…
Lại có hai người ăn xin khác, họ cũng nhận được một chiếc cần câu và một rổ cá lớn. Chỉ có điều, hai người đã không đi theo con đường riêng mà cùng nhau tìm đường ra biển lớn. Tiết kiệm, mỗi bữa ăn họ chỉ nấu một con cá ăn chung và sau một chuyến đi dài, họ đã tới nơi.
Kể từ đó họ cùng nhau câu cá, rồi dần dần sắm thuyền, sắm lưới đánh cá. Vài năm sau, nhờ siêng năng và tiết kiệm, họ đã xây được nhà, có gia đình, con cái, có thuyền đánh cá riêng, sống hạnh phúc và an lành.
Câu chuyện mang thông điệp: Người chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt sẽ chỉ nhận được niềm vui ngắn ngủi. Người có mục tiêu lâu dài nhưng không có khả năng đáp ứng cuộc sống trước mắt cũng sẽ thất bại. Chỉ bằng cách kết hợp lý tưởng và thực tế, con người mới có khả năng đi đến thành công.
Trong cuộc đời này, không ai có thể một mình làm được tất cả mọi thứ, kể cả bảo đảm cuộc sống của riêng mình. Nhiều khi “cộng sinh” là lựa chọn tốt nhất, khôn ngoan nhất, nhất là với các nhà khởi nghiệp trẻ.