Khám Phá Triết Học: Hai Nguyên Lý Cơ Bản và Những Quy Luật Đằng Sau Sự Phát Triển
Last updated: October 25, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 08 Nov 2022 16 phong cách làm việc của người Nhật Bản mà Việt Nam cần học hỏi
Mối Liên Hệ và Phát Triển: 2 nguyên lý, 3 quy luật, 6 cặp phạm trù
I/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến (Principle of Universal Connection)
Là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua sáu cặp phạm trù cơ bản:
- Cái chung và cái riêng (The Universal and The Particular)
- Bản chất và hiện tượng (Essence and Appearance)
- Nội dung và hình thức (Content and Form)
- Nguyên nhân và kết quả (Cause and Effect)
- Khả năng và hiện thực (Possibility and Reality)
- Tất nhiên và ngẫu nhiên (Necessity and Contingency)
Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó dựa vào 3 tính chất cơ bản (tính khách quan - objectivity, tính phổ biến - universality và tính đa dạng, phong phú - diversity and richness) theo không gian và thời gian cụ thể.
II/ Nguyên lý về sự phát triển (Principle of Development)
Là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Nguyên lý này biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản:
- Quy luật mâu thuẫn (Law of Contradiction): chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
- Quy luật lượng – chất (Law of Quantity-Quality Transformation): chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
- Quy luật phủ định (Law of Negation): chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
Biện Chứng: Quá Trình Phát Triển Qua Ba Đoạn Chính Đề, Phản Đề và Hợp Đề
Biện chứng (Dialectics) là một phương pháp lý luận, một lý thuyết cho rằng một cái gì đó – cụ thể hơn, tư duy con người – phát triển theo một cách thức được đặc trưng bởi cái gọi là ba đoạn:
- Chính đề (Thesis): Đầu tiên có một ý tưởng, hoặc một lý thuyết, hoặc một xu hướng vận động nào đó được gọi là một “chính đề”; một chính đề như thế thường sẽ tạo ra cái đối lập, do là các sự vật tồn tại trên trời đất nó sẽ có giá trị hạn chế và sẽ có các điểm yếu.
- Phản đề (Antithesis): Ý tưởng hoặc xu hướng vận động đối lập được gọi là “phản đề”, nó nhằm phản lại cái trước tiên, tức chính đề. Cuộc tranh đấu giữa chính đề và phản đề diễn ra cho tới khi đạt được một giải pháp nào đó, ở một vài khía cạnh nhất định, nó vượt lên trên cả chính đề và phản đề do nó phát hiện ra được các giá trị riêng của chúng và do nó cố gắng bảo tồn các tinh hoa và tránh các hạn chế của cả hai.
- Hợp đề (Synthesis): Giải pháp đạt được ở bước thứ ba này được gọi là “hợp đề”. Đến khi đạt được, hợp đề đến lượt nó có thể lại trở thành bước thứ nhất trong một của ba đoạn biện chứng mới khác, và quá trình sẽ lại tiếp diễn như thế nếu hợp đề cụ thể vừa đạt được lại trở nên thiếu thuyết phục, hoặc trở nên không thỏa mãn. Trong trường hợp này, mặt đối lập sẽ lại nổi lên, và điều này có nghĩa là cái hợp đề vừa đạt được có thể được mô tả như là một chính đề mới, cái chính đề tạo ra được một phản đề mới. Do đó, ba đoạn biện chứng sẽ lại diễn ra ở một trình độ cao hơn, và nó có thể đạt tới cấp độ thứ ba khi một hợp đề thứ hai đạt được.
Kết Luận
Trong triết học, việc nắm vững hai nguyên lý cơ bản về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và tương tác với nhau, mà còn cung cấp một khung lý thuyết vững chắc để phân tích và lý giải thế giới xung quanh. Các cặp phạm trù như cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, cùng với những quy luật phát triển như mâu thuẫn, lượng-chất, và phủ định, đã mở ra cái nhìn sâu sắc về quá trình biện chứng của tư duy và thực tại.
Biện chứng, với ba đoạn chính đề, phản đề và hợp đề, không chỉ phản ánh quá trình phát triển của tư duy mà còn là một phương pháp quan trọng để đối mặt và giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Qua đó, chúng ta thấy rằng sự phát triển không phải là một quá trình tuyến tính, mà là một vòng tuần hoàn liên tục, mỗi giai đoạn đều đóng góp vào sự trưởng thành và hoàn thiện của tri thức cũng như thực tại.
Kết thúc bài viết, hy vọng rằng những nguyên lý và quy luật này sẽ khơi gợi sự tò mò và thúc đẩy quá trình tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về triết học, từ đó giúp chúng ta phát triển tư duy phê phán và sáng tạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Phạm Tuệ Linh