3 cảnh giới về Nhẫn cần đạt được trong đời người
Last updated: September 24, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 07 Aug 2024 Kỷ nguyên VUCA và TUNA – Cơ hội phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ nhờ cuộc cách mạng 4.0
- 16 Mar 2022 [INFOGRAPHIC] 32 Thiên kiến nhận thức làm sai lệch quyết định của bạn (Phần I)
Cảnh giới đầu tiên: Tiểu nhẫn
Người mang tiểu nhẫn chỉ cần sự yên ổn, giống như người xưa từng nói: “Nhẫn một lúc sóng yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”, “Dùng Nhẫn chống lại tai họa”, “Nhịn được thì nhịn, ngừa được thì ngừa. Không nhịn không ngừa, việc nhỏ thành lớn” hay “Một điều nhịn là chín điều lành”. Tiểu nhẫn khó đạt đến cảnh giới “Biển lớn dung nạp trăm sông”, nhưng ít nhất, họ cũng dũng cảm chấp nhận những việc tốt và chưa tốt của mình. Người sở hữu tiểu nhẫn, việc không vui thì cho qua, khuyết điểm thì dung thứ, luôn lấy đại cục làm trọng.
Cảnh giới thứ hai: Đại nhẫn
Xưa kia, có tên vô lại chặn Hàn Tín giữa phố và nói: “Nếu ngươi gan dạ thì hãy chặt đầu ta đi. Bằng không, ngươi chỉ là kẻ hèn nhát, hãy chịu nhục mà chui qua háng ta”. Hàn tín nghĩ: “Mình có thể dễ dàng giết hắn, nhưng giết người đền mạng, sao có thể khinh suất khi sự nghiệp chưa thành?” Vậy nên, ngài không nói gì mà chỉ bình thản chui qua háng gã vô lại đó. Mọi người có mặt cười ầm lên, cho rằng Hàn Tín là kẻ hèn nhát.
Người xưa có câu: “Việc nhỏ không nhẫn việc lớn sao thành?”, bậc trượng phu nhẫn càng cao, chí hướng càng vĩ đại. Người đại nhẫn không cầu mong yên ổn, mà là để đạt được sự nghiệp to lớn, khiến người đời nể phục.
Trong xã hội hiện đại, nếu có sự va chạm giao thông giữa bạn (một người tri thức và có địa vị) và một kẻ vô lại (ít học, mạng sống rẻ túng), bạn có lao vao ăn thua với kẻ vô học không? Bạn có đánh đổi mạng sống quý giá với một kẻ thấp hơn bạn (về cái đầu). Nếu kẻ đó bắt bạn quỳ xuống xin lỗi, hoặc gây gổ (đập vỡ kính ô tô), bạn có nhẫn nhịn và quỳ lạy nhận lỗi về mình như người tài xế trong bài viết này hay không: Vụ đập kính, bắt tài xế quỳ lạy: Khi nào có thể khởi tố thêm tội danh?
Cảnh giới thứ 3: Nhẫn của người trí tuệ
Nhẫn của người có trí tuệ là giữ gìn tâm thái tốt, cam tâm tình nguyện khoan dung, không giữ trong lòng uất ức, dằn vặt. Người có trí tuệ sẽ biết lấy nhẫn làm vui, ung dung tự tại. Nhẫn mà không oán hận, cuộc sống sẽ luôn tràn ngập ánh dương ấm áp, tâm hồn nở hoa, cõi lòng an lạc.
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm “một điều nhịn, chín điều lành”. Đây chính là lợi ích của nhẫn nhục. Nhẫn nhịn để được “chín điều lành” là cách ứng xử đầy khôn ngoan, rất nhân văn và trí tuệ. Tám ngọn gió đời được-mất, nhục-vinh, khen-chê, khổ-vui (bát phong: lợi-suy, hủy-dự, xưng-cơ, khổ-lạc) luôn khuấy đảo đời sống của chúng ta. Đối với tất cả những điều trái ý nghịch lòng không phản ứng vội vàng theo bản năng phiền não mà cần bình tĩnh, điềm đạm, suy xét đúng sai rồi mới chọn cách ứng xử thích hợp.
Rèn luyện "Nhẫn" như thế nào?
Một vài phương pháp tu Nhẫn:
- Thực hành chánh niệm (Practice Mindfulness): luôn hướng về Phật pháp, không để tâm đến thế tục bên ngoài, giữ chân tâm thanh bạch.
- Không chấp trước (No attachment): không cưỡng cầu thứ không thuộc về mình, không chấp nhất những bi kịch đã qua, không cố chấp. Vạn sự tùy duyên, cay đắng là nợ. Luôn tu rèn chính niệm, biết buông bỏ đúng lúc, như vậy bản thân sẽ không chuốc lấy tổn thương.
- Nuôi dưỡng từ bi, hành thiện tích đức (Practice Compassion): khi ai đó làm điều xấu với mình, hãy khởi lòng từ bi vì họ đang gieo nhân ác, quả nhận được sẽ chỉ là khổ đau. Lấy oán báo oán, nghiệp ác chất chồng, bản thân sẽ không bao giờ được giải thoát. Vậy nên buông bỏ tất cả, nuôi dưỡng từ bi, sẽ gặt về trái ngọt.
Chuyện Hàn Tín chịu nhục chui háng là nhắm thẳng vào việc cá nhân ông chịu đựng, có thể nhẫn chịu những việc người thường không thể nhẫn, cuối cùng đã làm nên đại sự. Nhưng ở đây việc Hàn Tín làm không tổn hại đến chính nghĩa, không mất danh dự của quốc gia, không tổn hại đến người khác, do đó cái nhục mà ông phải chịu là cái nhục cá nhân.
Người phàm phu khi bị xúc phạm có thể im lặng, không hờn giận, không đau khổ, không nghĩ cách trả thù, nhưng rất khó có thể quay lại kết bạn với người xúc phạm mình. Chúng ta không biết rằng, việc chủ động làm quen lại không những giúp ta hóa giải nghiệp xưa mà còn tạo được duyên lành mới.
Trong cảnh giới về nhẫn, có cả sự nhẫn nhục thụ động và nhẫn nhục tích cực. Nhẫn nhục thụ động là không nói, không chửi mắng, không phản ứng, không giận hờn và không trả thù lại. Nhẫn nhục tích cực là gieo duyên lành trở lại với người xúc phạm mình. Người phàm phu cố gắng lắm mới có thể đạt được sự nhẫn nhục thụ động thì những bậc chân tu chân chính, những người thành đạt trong cuộc sống đều đạt được cả hai loại nhẫn nhục đó.
Xem thêm: "Giả ngu, giả ngốc" là một cảnh giới cao của người thành công