Trường hợp thứ nhất: Có 1 anh tiều phu (chuyên môn kiếm củi) đi bán củi - Nhưng người ta đang dùng gas nên không mua củi, anh tiều phu lại đi tìm người khác xem có mua củi không - Cách bán hàng này là của người có TƯ DUY CHUYÊN MÔN.
Trường hợp thứ hai: Anh tiều phu thấy người ta dùng gas hết, không ai mua củi, anh chuyển sang bán gas. Đáng tiếc là ai cũng có nhà cung cấp gas sẵn rồi, bây giờ muốn họ đổi nhà cung cấp thì phải giảm giá, khuyến mãi, tặng quà... Chi phí đội lên cực lớn nên cuối cùng anh cũng phá sản - Đây vẫn là bán theo kiểu TƯ DUY CHUYÊN MÔN.
Trường hợp thứ ba: Anh tiều phu thấy ai cũng dùng gas, anh này không bán củi nữa, cũng không bán gas. Mà anh ta bán van an toàn cho những người dùng gas và bán sỉ luôn các van an toàn này cho những người bán gas - Đây là bán hàng bằng TƯ DUY KINH DOANH.
Trong thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp start-up đã thành công nhờ tư duy nhạy bén này. Họ không chọn cách "invent the wheel" (chế tạo lại chiếc bánh xe) mà khai thác những "pain points" cần giải quyết. Đó là câu chuyện thành công của Zapier - ứng dụng kết nối hàng trăm úng dụng khác dựa trên mối quan hệ biện chứng nguyên nhân - kết quả. Có nguyên nhân (trigger) thì ắt có kết quả (action). Xem thêm: Zapier là gì? Cách khai thác công cụ tự động hóa hiệu quả quy trình hoạt động doanh nghiệp
Nguồn: TIGO Solutions