Bài học kinh doanh từ hiệu ứng "kiến lười"
Last updated: December 05, 2021 Xem trên toàn màn hình
- 30 Aug 2024 Suy ngẫm: 30 nguyên tắc xử thế trong quan hệ xã hội
- 11 Mar 2024 30 câu hỏi về triết lý sống sách vở không dạy
Hiệu ứng kiến lười là hiện tượng rất thường gặp trong doanh nghiệp. Hiệu ứng kiến lười là gì? Ý nghĩa thế nào trong hoạt động quản trị nhân sự tại doanh nghiệp? Mời bạn theo dõi nội dung bài viết sau.
Hiệu ứng kiến lười là gì?
Không phải lúc nào chăm chỉ cũng giúp bạn thành người chiến thắng…
Theo nghiên cứu mà đại học Georgia Tech công bố trên báo Science, trong quá trình xây tổ, chỉ khoảng 30% số kiến thợ là thực sự làm việc chăm chỉ, chúng có thể hoàn tất 70% lượng công việc trong khi số kiến còn lại chỉ hoàn thành 30%, và 20% trong số đó thậm chí còn chẳng làm gì.
Tuy nhiên, khi những kiến chăm chỉ ra ngoài thì những con kiến lười biếng lại bắt đầu làm việc nghiêm túc. Theo các nhà nghiên cứu, những con kiến này “đứng chơi” không phải do tính cách mà là một “nhiệm vụ”. Chúng hoàn toàn không lười biếng, mà chúng biết "dừng lại" để nhường chỗ cho những đồng đội phù hợp với công việc đó hơn chúng. Trong văn hóa Việt Nam hay dùng tư "dẫm chân lên nhau" là vì thế.
Khi đào đường đi đến cuối tổ, rất nhiều kiến cùng xuất hiện sẽ gây ra tình trạng kẹt cứng, khiến công việc chậm lại, các nhà khoa học nhận thấy lúc này một số kiến sẽ bò ra và không làm việc nữa, nhờ đó giúp giải phóng đường đi. Cũng giống như khi có quá nhiều đầu bếp trong bếp, việc nấu ăn không thể diễn ra trôi chảy.
Để kiểm nghiệm, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng quá trình này bằng máy tính và xác nhận những chú kiến bỏ việc sẽ giúp công việc đào tổ diễn ra nhanh chóng hơn.
Do đó, Daniel Goldman, nhà vật lý học tại Georgia Tech đã đưa ra kết luận:
“Hành vi của lũ kiến gần như là cách tốt nhất để làm việc. Bạn cần phân biệt giữa lười biếng và dừng việc đúng lúc”.
Một nghiên cứu tương tự như vậy được các nhà sinh vật học Trường Đại Học Hokkaido Nhật Bản tiến hành khi quan sát các hoạt động kiếm ăn của một nhóm gồm 30 con kiến đen. Kết quả phát hiện ra rằng đa số các chú kiến rất cần mẫn với các công việc tìm kiếm và mang thức ăn về tổ. Còn số ít trong chúng ngược lại suốt ngày chẳng làm gì, chỉ nhìn ngó xung quanh. Họ đặt tên cho chúng là các “chú kiến lười”.
Điều thú vị là khi các nhà sinh vật học ghi kí hiệu để tiện việc theo dõi lên mình các “chú kiến lười” này và sau đó triệt bỏ nguồn thức ăn cũ của chúng. Các chú kiến thường ngày siêng năng bỗng trở nên ngơ ngác chẳng biết làm gì, còn các “chú kiến lười” lại xuất đầu lộ diện dẫn đoàn của chúng đến những địa điểm mới có thức ăn mà trước đó chúng đã sớm phát hiện ra.
Thì ra các “chú kiến lười” này đã dùng phần lớn thời gian của mình vào việc trinh sát và nghiên cứu. Chúng có khả năng quan sát được điểm yếu của bầy đồng thời đảm bảo việc tìm ra các nguồn thức ăn mới cho cả bầy không bị gián đoạn.
Những chú kiến lười không hề lười biếng, chúng dành thời gian để quan sát xung quanh. Chúng biết "dừng lại" đúng lúc để cả đoàn không dẫm chân lên nhau.
Đây chính là cái gọi là “Hiệu ứng kiến lười” – lười việc chân tay, thích sự động não, một ví dụ điển hình cho việc làm ít sẽ mang lại lợi ích nhiều, nhắm tới sự giàu có, thịnh vượng lâu dài chứ không phải tạm thời.
Khoảng cách lớn nhất giữa mọi người không phải mức độ nỗ lực mà là chiều sâu của suy nghĩ. Nếu không có tư duy chuyên sâu, mọi sự siêng năng đều vô ích.
Không tư duy, suy nghĩ kĩ càng, tất cả sự chăm chỉ cần cù đều không có tác dụng