
Một CTO mới tuyển dụng cho công ty phần mềm sẽ xử lý khủng hoảng kỹ thuật như thế nào?
Last updated: July 21, 2025 Xem trên toàn màn hình



- 15 Feb 2021
Ứng dụng thuyết ngũ hành trong quản lý 495
- 01 Jun 2021
Bản thiết kế sơ bộ (Brief) là gì? 450
- 01 Jan 2022
Luật chơi trong quản lý doanh nghiệp 282
- 19 Dec 2024
Quy Tắc Hai Chiếc Pizza của Jeff Bezos: Bí Quyết Họp Hành Tinh Gọn và Hiệu Quả 254
- 11 Feb 2020
MBWA - phong cách quản lý hiệu quả bằng cách đi vòng vòng 194
- 01 Jun 2021
5 "điểm chết" trong teamwork 190
- 20 Apr 2019
Bạn có phân biệt được các mô hình thuê ngoài Stafffing và Outsourcing? 156
- 04 May 2019
Muốn thành công, người làm kinh doanh cần ghi nhớ 20 nguyên tắc này 139
- 11 Jun 2019
Cờ vua, cờ tướng và 7 bài học về tư duy quản trị 117
- 14 Sep 2021
COQ (Cost of quality) áp dụng cho chất lượng phần mềm như thế nào? 84
- 07 Mar 2023
Google Maps: Bài Học Tỷ Đô Từ Một Ứng Dụng Miễn Phí 24
Với một CTO mới vừa gia nhập công ty phần mềm đang gặp khủng hoảng kỹ thuật – như hệ thống chậm, nợ công nghệ (technical debt) chồng chất, codebase rối rắm, đội ngũ kỹ sư mất phương hướng như team "khuyết tướng" – thì việc đầu tiên không phải là viết lại code, mà là thiết lập lại… NIỀM TIN VÀ CHIẾN LƯỢC.
1. Bình tĩnh phân loại vấn đề, không phản ứng theo bản năng
Khủng hoảng kỹ thuật thường đi kèm áp lực từ nhiều phía: khách hàng phàn nàn, deadline "dí sấp mặt", đội ngũ bất ổn, lãnh đạo tham vọng lớn… CTO mới rất dễ rơi vào cái bẫy: ⚠️“lao đầu vào sửa ngay”⚠️.
Tuy nhiên, người lãnh đạo kỹ thuật chuyên nghiệp không sửa cái gì trước khi biết rõ mình đang đối mặt với điều gì. Việc đầu tiên là phân loại:
- Khủng hoảng hệ thống: downtime, performance, lỗi bảo mật....
- Khủng hoảng sản phẩm: bug tràn lan, không mở rộng được tính năng, không scale up được....
- Khủng hoảng tổ chức: đội ngũ dev mất phương hướng, mất động lực, xung đột nội bộ...
- Khủng hoảng niềm tin: giữa tech và business, giữa leader và team.
Mỗi loại đòi hỏi cách tiếp cận khác nhau, và CTO giỏi là người biết đặt đúng tên cho nỗi đau.
2. Phân tích gốc rễ (Root Cause Analysis) trước khi vạch ra roadmap
Tránh lối mòn “chữa cháy” – CTO cần áp dụng kỹ thuật “5 Whys” hoặc Fishbone Diagram để truy ngược nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng.
Ví dụ:
Hệ thống hay downtime → do database overloaded
→ do chưa scale kịp → do thiếu kỹ sư backend → do kế hoạch tuyển dụng bất hợp lý → do thiếu tiếng nói kỹ thuật trong kế hoạch chiến lược.
Khi biết được root cause, CTO mới có thể vẽ lại bản đồ kỹ thuật (technical roadmap) theo thứ tự ưu tiên, ví dụ:
- Ổn định hệ thống core
- Giảm nợ công nghệ (technical debt)
- Chuẩn hóa quy trình CI/CD
- Tái cấu trúc đội ngũ theo năng lực
3. Tái xây dựng niềm tin với business và team
Khủng hoảng kỹ thuật không chỉ là vấn đề code – nó là dấu hiệu đứt gãy trong giao tiếp và lòng tin. CTO mới phải chủ động:
- Trình bày tình hình kỹ thuật bằng ngôn ngữ kinh doanh. Giải thích vì sao nợ công nghệ ảnh hưởng đến tốc độ ra mắt sản phẩm.
- Không hứa bừa, hứa lèo. Nếu một dự án mất 3 tháng, đừng hứa xong trong 2 tuần.
- Giao tiếp minh bạch với dev team. Cho họ thấy mình đến không phải để "đập đi làm lại", mà để cùng giải quyết vấn đề.'
4. Đưa ra chiến thắng sớm (Quick Wins)
Một trong những cách nhanh nhất để lấy lại lòng tin là tạo ra các "quick wins" – thành quả dễ thấy trong 30-60 ngày đầu.
Ví dụ:
- Tối ưu lại query nặng nhất → giảm response time 50%.
- Áp dụng log tập trung → debug nhanh hơn.
- Triển khai dashboard theo dõi uptime → minh bạch trạng thái hệ thống.
5. Xây dựng văn hóa kỹ thuật bền vững
Cuối cùng, CTO không thể là “người sửa lỗi vĩnh viễn”. Vai trò của họ là xây dựng một tổ chức có khả năng tự phục hồi và phát triển, thông qua:
- Quy trình review & testing nghiêm túc.
- Coaching cho senior dev thành tech lead.
- Dẫn dắt tư duy product-first: không phải build cái mình thích, mà là cái khách hàng cần.
Quick wins giúp CTO chứng minh năng lực hành động, thay vì chỉ nói lý thuyết.
Kết luận
Một CTO mới không phải là "super coder", mà là "crisis navigator" – người dẫn dắt đội ngũ vượt qua khủng hoảng bằng chiến lược, giao tiếp và sự bền bỉ.
Kỹ thuật là cần, nhưng leadership và tầm nhìn mới là yếu tố giúp họ chuyển khủng hoảng thành cơ hội tái sinh.
Trần Quang Huy
Automation Lead, TIGO Solutions