Tạo sự đột phá trong kinh doanh bằng tư duy sáng tạo
Last updated: August 15, 2019 Xem trên toàn màn hình
Dưới đây phương pháp tư duy sáng tạo trong kinh doanh bạn cần biết:
1. Nâng cấp sản phẩm bằng các giá trị cộng thêm
Chọn một sản phẩm cơ bản và làm cho nó trở nên đặc biệt bằng cách cộng thêm các giá trị hoặc nỗ lực tiếp thị để biến nó trở thành một biểu tượng về phong cách sống.
Xe sang và quần jeans hàng hiệu là ví dụ. Đây là các sản phẩm cơ bản trong cuộc sống hàng ngày nhưng chỉ cần một chút điều chỉnh là bạn có thể đưa chúng tiếp cận với một phân khúc khách hàng hoàn toàn khác.
Thủ công hóa cũng đang là một xu hướng được ưa chuộng. Nhưng sản phẩm làm tay nếu được nâng tầm lên thành sản phẩm nghệ thuật sẽ có giá hơn rất nhiều. Hãy học hỏi cách Hermès bán túi xách.
Ảnh minh họa |
2. Giáng cấp sản phẩm để phù hợp phân khúc số đông
Đưa một sản phẩm vốn được đánh giá là “đẳng cấp” xuống thành một sản phẩm bình dân, đại chúng.
Ví dụ: Hãng People Express Airlines đã loại bỏ tất cả những thứ làm tăng giá vé máy bay như bữa ăn nhẹ, tạp chí… và trở thành công ty đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ từ thập niên 80. (30 năm sau hầu hết các hãng không đều làm như vậy, có điều, họ vẫn giữ giá cao).
3. Kèm vào
Có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ thường xuyên đi kèm với nhau. Thay vì buộc người tiêu dùng phải đắn đo lựa chọn từng món riêng lẻ, hãy gom lại thành một gói. Ví dụ, giờ đây chiến điện thoại thông minh nào cũng có camera, máy in thì kiêm luôn chức năng fax, scan và photocopy.
4. Tách ra
Ngược lại với phương pháp tư duy sáng tạo trong kinh doanh kể trên. Có những thứ tách ra thì dễ bán hơn.
Bảo hiểm nhân thọ là một ví dụ điển hình. Trước đây thì một sản phẩm bảo hiểm có đủ cả lợi ích bảo vệ và lợi ích tiết kiệm. Nhưng các sản phẩm bảo hiểm ngắn hạn chỉ cung cấp quyền lợi bảo vệ ngày càng phổ biến vì khách hàng ngày nay không còn quan tâm nhiều đến hình thức tiết kiệm thông qua bảo hiểm, thay vào đó nếu muốn tiết kiệm thì họ chọn ngân hàng.
5. Di chuyển
Cốt lõi của xuất nhập khẩu chính là đáp ứng nhu cầu vượt biên giới địa lý. Nhà hàng Nhật ở Việt Nam hay quán ăn Việt Nam ở Mỹ, đó là những ví dụ dễ thấy về thành công khi mang các sản phẩm và dịch vụ đến những vùng miền khác nhau trên toàn cầu.
6. Mở rộng
Thử xem một sản phẩm chỉ giới hạn ở một địa phương có thể được bán rộng rãi cho tất cả khách hàng đại chúng hay không? Ví dụ như thịt bò Kobe của Nhật giờ đây đã trở thành một món ăn được khao khát ở nhiều nhà hàng sang trọng trên khắp thế giới.
7. Thu hẹp
Cố gắng phân loại khách hàng tiềm năng càng chính xác càng tốt để tìm ra một “kẽ hở” để len vào. Chắc bạn cũng để ý là có nhiều kênh TV chỉ chuyên về một số đề tài nhất định. Đó cũng chính là con đường mà nhiều nhà khởi nghiệp hay chọn. Tấn công vào thị trường ngách và tập trung vào lĩnh vực thế mạnh.
8. Nghĩ lớn
Thay vì chỉ tập trung phát triển sản phẩm, bạn cũng nên dành thời gian để tưởng tượng ra bức tranh rộng lớn hơn. Tất cả mọi thứ liên quan đến sản phẩm như sản xuất, phân phối, trưng bày, hậu mãi, dịch vụ khách hàng, tiếp thị, chính sách, pháp luật… đều cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
9. Nghĩ hẹp
Dù cửa hàng lớn như chuỗi bán lẻ đồ nội thất Lowe’s ở Mỹ có thể cung cấp đa dạng chủng loại hàng hóa nhưng họ lại không thể cung cấp các sản phẩm chọn lọc đáp ứng nhu cầu của khách hàng sành điệu. Họ cũng không có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có kiến thức sâu rộng để đưa ra lời khuyên.
Không e ngại người khổng lồ, bạn cũng có thể thành công nếu mở một cửa hàng nhỏ, tập trung bán vài chủng loại mặt hàng và sở hữu những sản phẩm thật độc đáo.
Hình minh họa: Thay vì cạnh tranh với các cửa hàng bánh dịp Trung Thu, bạn có thể chọn thị trường ngách với những thế mạnh riêng của mình
10. Xem lại giá cả
Với những người đang háo hức khởi nghiệp thì cạnh tranh bằng giá cả có vẻ không phải là một ý tưởng hay ho cho lắm. Tuy nhiên, nó thật sự là vũ khí cạnh tranh đơn giản và hiệu quả nhất.
Học cách phảt triển tư duy sáng tạo trong kinh doanh qua những bài học cuộc sống
Kỹ năng tư duy sáng tạo trong kinh doanh là một kỹ năng mà tôi luôn say mê và vẫn không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi.
Tuy vậy, những câu chuyện về tư duy sáng tạo ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi vẫn là những câu chuyện rất giản dị và đời thường. Xin kể một vài mẩu chuyện đã lướt qua hành trình kỹ năng mềm tư duy sáng tạo của tôi.
Câu chuyện 1:
Một lần, tôi giảng chuyên đề “Hoạch định thương hiệu” cho một lớp Giám đốc thương hiệu (Brand Manager), đề cập đến khái niệm định vị thương hiệu cần phải sáng tạo và tạo sự khác biệt, để từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho thương hiệu.
Hết giờ học, một học viên đưa cho tôi một bức tranh tự vẽ và bảo: “Em tặng thầy bức tranh con tê giác vằn mà em từng nghĩ khi đang thăm ngựa vằn ở vườn thú Thủ Lệ, đây là một nét khác biệt phải không thầy! Em chúc thầy may mắn và mọi điều tốt lành! Thầy nhớ giữ nhé”.
Tôi thật sự ngỡ ngàng và xúc động! Sự sáng tạo và khác biệt của em sao bình dị và nhẹ nhàng, nó khác hẳn với những tư duy sáng tạo trong kinh doanh đầy tính cạnh tranh và áp lực.
Cuối khóa học, em và nhóm của em đến gặp tôi để nhờ hướng dẫn đề tài tốt nghiệp. Em bảo nhóm của em sẽ làm đề tài sản phẩm dinh dưỡng cho đàn ông. Một lần nữa em làm tôi ngạc nhiên về ý tưởng sáng tạo.
Một sản phẩm dinh dưỡng chỉ dành cho phái mạnh, một khái niệm mới trong ngành, một sản phẩm sẽ giúp phái mạnh trở nên khỏe khoắn và mạnh mẽ hơn. Với cách trình bày của em và nhóm, tôi thấy tràn ngập sự lạc quan và hào hứng.
Sau buổi gặp, em tặng tôi một sản phẩm tự chế – một sản phẩm trang trí được làm bằng nhựa tái chế, một mạch nhỏ, vài bóng đèn nhỏ và một cục pin. Không phải là dân kỹ thuật, nhưng em đã tạo được một sản phẩm mang tính công nghệ đầy sáng tạo và có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
Câu chuyện 2:
Buổi khác, tôi giảng về tư duy sáng tạo cho giám đốc điều hành (CEO). Đến phần sơ đồ não bộ, lớp học chia làm hai nhóm thảo luận. Một nhóm chọn đề tài “Chống ngập cho thành phố”, nhóm kia là “Đòi nợ trong thời lạm phát”. Mọi người thảo luận sôi nổi và hào hứng. Chưa đầy 10 phút đã có trên 50 ý tưởng ra đời.
Trong lần tham dự hội thảo về giải pháp kinh doanh, xây dựng chiến lược internet marketing, tôi gặp một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực bất động sản. Anh khoe công ty anh vừa sáng tạo ra một “công nghệ kết nối tri thức”.
Xem các hội thảo và website kết nối tri thức của công ty anh, thấy cũng giản dị và đơn giản, nhưng hiệu quả lại khá bất ngờ. Anh nói: “Càng nhiều người kết nối, càng nhiều người đóng góp, càng nhiều người sáng tạo, càng nhiều người đột phá, càng nhiều người dám mang tri thức giúp đời thì càng tiếp thêm sức mạnh cho tri thức”.
Câu chuyện 3:
Gặp một anh bạn kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, anh tâm sự vừa tuyển được một “tổng quản”. Anh cho biết đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để giám đốc mới này có thể sáng tạo và tự chủ trong việc điều hành và ra quyết định.
Anh chia sẻ: “Những giám đốc trẻ bây giờ có năng lực, được đào tạo bài bản và trải nghiệm trong môi trường chuyên nghiệp, tại sao không cho họ đất để dụng võ, để sáng tạo, để đột phá, lời thì cùng lời, lỗ cùng chịu lỗ, có gì đâu mà ngại”.
Đổi mới, sáng tạo, phát minh, cải tiến - dù được gọi theo cách nào thì điều này luôn nằm trong vị trí top đầu bản danh sách công việc cần làm của một nhà lãnh đạo.,Bạn có quá nhiều công việc cần giải quyết như đơn đặt hàng, hoá đơn cần thanh toán và séc phải trả. Tuy nhiên điều quan trọng nhất để công việc kinh doanh đạt được hiệu quả vẫn là tư duy sáng tạo. Điều gì khiến bạn khác với các đối thủ cạnh tranh? Câu trả lời này nằm ở sự sáng tạo của bạn. Người nào có tư duy sáng tạo tốt, người đó ắt sẽ thành công.
Nhân Mã