Mô hình chi phí dự án và nghiệm thu sản phẩm
Last updated: October 28, 2022 Xem trên toàn màn hình
- 01 Jun 2021 Bản thiết kế sơ bộ (Brief) là gì?
- 08 Aug 2021 Chiến lược lát cắt Salami trong đàm phán, thương lượng
- 03 Mar 2020 Hợp đồng bù trừ chi phí (cost reimbursable contract) là gì?
- 17 Mar 2020 Chiến lược giá thấp để chiến thắng (price to win) là gì?
- 10 Mar 2018 Các câu hỏi trắc nghiệm về chi phí dự án
Chi phí cố định (Fixed-Price model)
Chi phí tỷ lệ thuận với các yếu tố sau:
- Tăng số lượng giao tiếp chéo giữa các thành viên các bên liên quan với các thành viên nhà thầu.
- Tăng mức độ tham gia của khách hàng hoặc Chủ đầu tư (CĐT) vào quy trình phát triển của nhà thầu.
Công thức chi phí
Các yếu tố tác động đến chi phí
- Thời gian nghiệm thu từng phần hay toàn phần.
- Thí dụ: Nghiệm thu từng phần là phương thức nghiệm thu theo khối lượng (T&M - Time and Material), thường là nghiệm thu hàng tháng (2 sprints). Nghiệm thu toàn phần là phương nghiệm thu chấp nhận kiểm thử UAT (User Acceptance Testing) sau khi kết thúc toàn bộ bản Beta + bản Final Release.
- Số lượng tài liệu
- Thời gian bảo hành
Gia hạn hợp đồng
Dự án gia hạn không quá 2 lần, mỗi lần không quá 2 tháng. Điều kiện để gia hạn:
- Nhà thầu hoàn thành không đúng tiến độ.
- Đơn vị vận hành không đủ nguồn lực nghiệm thu
- Đơn vị vận hành không đủ thời gian nghiệm thu
Thanh toán
Đối với dự án > 1000 man-days, chia thanh toán làm 4 đợt.
Bản quyền source code
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống, đặc biệt trong giai đoạn bảo hành, nhà thầu sẽ chỉ bàn giao một phần cho đến khi dự án được thanh lý 100%.
Chú ý: Hợp đồng phát triển phần mềm khác với hợp đồng gia công phần mềm (bắt buộc giao source code).
Tài sản trí tuệ (Core Intellectual Property) bao gồm:
- Các thành phần lõi gốc của nhà thầu
- Các thư viện bản quyền mua từ bên thứ 3 hỗ trợ xây dựng các tình năng cho bên A
- Các thành phần mua từ bên thứ 3 hỗ trợ phát triển
- Các đoạn mã cơ sở của chương trính (codebase), thuật toán hoặc framework thuộc tài sản công nghệ của TIGO được nhà thầu bổ sung ngoài hợp đồng.
Tùy theo điều khoản hợp đồng, nhà thầu sẽ bàn giao source code theo những cách sau:
Bàn giao source code đáp ứng toàn bộ thiết kế cho nghiệp vụ khách hàng, ngoại trừ codebase và các thư viện lõi nếu không nằm trong phạm vi dự án.
Do quy trình bàn giao source code phức tạp và có thể kéo dài.
- Cần có thời gian quy định và nhân lực đủ khả năng tiếp nhận soure code.
- Bảo hành source code, nếu có.
- Hỗ trợ kỹ thuật sau khi bàn giao source code, nếu có
Note thêm:
- Cần phân biệt rõ: Bên A muốn sở hữu source code để phát triển tiếp, hay sở hữu độc quyền.
- Nếu bên A không thanh toán chi phí sở hữu độc quyền source code, bên B có quyền khai thác và tái sử dụng source code cho các dự án khác.