Lựa chọn cổng thanh toán phù hợp với doanh nghiệp của bạn
Last updated: October 22, 2023 Xem trên toàn màn hình
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của cổng thanh toán trong việc tối ưu hoạt động kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ kinh nghiệm để chọn ra một đơn vị uy tín và phù hợp. 10 câu hỏi sau sẽ giúp bạn lựa chọn cổng thanh toán phù hợp.
1. Nên bắt đầu tích hợp cổng thanh toán khi nào?
Thông thường, sẽ mất từ 3-4 tuần để tích hợp cổng thanh toán với tài khoản của doanh nghiệp. Một số cổng thanh toán như PayPal hay TrueMoney Pay tại Việt Nam cho phép bạn tích hợp và sử dụng ngay cổng vào website mà không cần phải mất thời gian chờ đợi.
Vì vậy, hãy tính toán thời gian cần thiết để tiến hành tích hợp cổng thanh toán. Bạn nên tích hợp cổng càng sớm càng tốt. Bởi trong giai đoạn đầu, chưa có quá nhiều giao dịch, nên việc tích hợp cổng hay giải quyết các lỗi phát sinh sẽ không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm mua hàng của khách hàng. Hơn nữa, nếu tích hợp cổng thanh toán từ sớm, trải nghiệm thanh toán của khách hàng sẽ trở nên thuận tiện hơn, từ đó tỉ lệ chuyển đổi cũng theo đó tăng theo.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại hình cổng thanh toán điện tử chính, đó là cổng thanh toán qua máy chủ và cổng thanh toán tích hợp.
|
2. Bạn nên chi bao nhiêu cho cổng thanh toán?
Chi phí là một vấn đề gây đau đầu cho doanh nghiệp. Chính vì thế, trước khi tiến hành hợp tác với bất kỳ nhà cung cấp nào, bạn cần nắm chắc chính sách giá của đơn vị đó.
Một số mục chi phí cần lưu tâm là:
- Chi phí tích hợp, lắp đặt ban đầu
- Phí giao dịch
- Phí quản lý
Đối với các website mới thành lập hay có lượng giao dịch trực tuyến không quá cao, bạn có thể lựa chọn các cổng thanh toán có phí duy trì thấp (nhưng phí tích hợp cao).
3. Thời gian đối soát
Khác với hình thức thanh toán như COD hay chuyển khoản, bạn sẽ không nhận được tiền ngay khi thanh toán qua cổng. Ở đây, sẽ có một khoảng thời gian chờ để tiền chuyển từ tài khoản trung gian sang tài khoản ngân hàng mà bạn đã đăng ký. Đây được gọi là thời gian đối soát.
Với các cổng thanh toán ở Việt Nam, thời gian đối soát trung bình sẽ mất từ 2 đến 7 ngày. Một số cổng thanh toán sẽ tạm giữ một phần số dư giao dịch của bạn lên tới 30 ngày, trong khi một số cổng lại xử lý công đoạn này khá nhanh. Hãy lựa chọn đơn vị có thời gian đối soát ngắn để chủ động hơn trong việc quyết toán.
4. Cổng thanh toán có cho phép thanh toán quốc tế không?
Nếu website của bạn cần (hay sẽ cần) tiện ích thanh toán quốc tế, bạn nên hỏi nhà cung cấp dịch vụ xem cổng thanh toán của họ có cho phép tích hợp thanh toán quốc tế và thanh toán đa tiền tệ, đa ngôn ngữ hay không?
Bên cạnh đó, bạn nên để ý xem các tiện ích này có đi kèm khoản chi phí phát sinh nào hay không, hay bạn có cần phải lập tài khoản khách hàng tại từng quốc gia có liên kết thanh toán không.
5. Mức độ bảo mật của cổng thanh toán
Bảo mật là yếu tố không thể không nhắc đến đối với cổng thanh toán. Hãy đảm bảo cổng thanh toán mà bạn sắp dùng đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
- Tiêu chuẩn bảo mật PCI Compliance
- Tiện ích bảo mật tích hợp (như mã hoá token)
Ngoài ra, các cổng thanh toán có những tiện ích bổ sung nhằm thu hút doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của họ. Chẳng hạn, các bộ lọc định vị người thanh toán hay địa điểm thanh toán.
6. Mức độ hỗ trợ khách hàng
Bên cạnh bảo mật, trải nghiệm khách hàng là yếu tố có thể tăng tỉ lệ chuyển đổi, hay phá vỡ lòng tin tưởng của khách hàng cho website của bạn. Để phòng tránh những rắc rối trong quá trình sử dụng cổng thanh toán, hãy lựa chọn các nhà cung cấp chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý giúp bạn tìm ra nhà cung cấp "có tâm":
- Có những kênh hỗ trợ khách hàng nào? (email, chat, fanpage, hotline,...)
- Thời gian phản hồi các câu hỏi ra sao?
- Đội ngũ CSKH có thuộc cùng một múi giờ với bạn không?
- Bạn có phải bỏ chi phí để được hỗ trợ hay không?
7. Cổng thanh toán liên kết với các loại thẻ nào?
Để đảm bảo thanh toán thuận tiện, bạn nên lựa chọn cổng thanh toán có liên kết với càng nhiều ngân hàng càng tốt. (TrueMoney Pay có liên kết với tất cả các ngân hàng tại Việt Nam.)
Nếu có nhu cầu thanh toán quốc tế, bạn cần xem xét khả năng liên kết với Các cổng thanh toán tại Việt Nam thông thường có liên kết với thẻ VISA, MasterCard (một số cổng chấp nhận thanh toán qua American Express).
8. Cổng thanh toán có hỗ trợ giao dịch lặp lại hay không?
Với các website kinh doanh sản phẩm có giao dịch lặp lại (chẳng hạn, dịch vụ đặt món cho người giảm cân hay nước ép detox), cổng thanh toán cần lưu trữ thông tin thẻ ngân hàng, và tự động trừ tiền theo thời gian đã định sẵn. PayPal hay Google Checkout là một vài lựa chọn hỗ trợ tính năng này.
9. Máy chủ dùng chung hay máy chủ riêng?
Cổng thanh toán hoạt động trên 2 loại máy chủ là máy chủ dạng chia sẻ (shared host) và máy chủ riêng (hosted).
Cổng thanh toán trên máy chủ riêng
Nguyên tắc làm việc của cổng thanh toán trên máy chủ riêng đó là dẫn khách hàng sang một trang thanh toán nằm trên một máy chủ riêng được bảo mật. Khi hoàn tất thanh toán, khách hàng sẽ được dẫn quay trở lại website, kèm với thông báo xác nhận giao dịch đã được hoàn tất.
Việc dẫn khách hàng đến một trang khác giảm thiểu khả năng lưu trữ thông tin thẻ ngân hàng, cũng như giao dịch thẻ trái phép. Hơn nữa, với hình thức này, thanh toán trên website của bạn cũng dễ dàng đảm bảo các quy định bảo mật của PCI. Loại hình cổng thanh toán này cũng khá phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì nó dễ dàng tích hợp và chi phí thấp.
Tuy nhiên, trong thương mại điện tử, chuyện chuyển khách hàng đến một trang khác được cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm thanh toán của họ. Có tới 22% khách hàng gặp rắc rối với các quy trình thanh toán phức tạp hay chậm chạp.
Cổng thanh toán trên máy chủ dùng chung
Với hình thức này, khách hàng có thể thực hiện giao dịch mà không bị dẫn sang một trang khác. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thanh toán trên máy chủ riêng, website của bạn cần phải đăng ký chứng chỉ bảo mật SSL, và đáp ứng các yêu cầu về bảo mật và kỹ thuật của PCI.
10. Cổng thanh toán có tương thích với các thành phần trên website không?
Yếu tố cuối cùng cần xem xét đó là khả năng tương thích của cổng thanh toán với các thành phần đang (hay sắp có) trên website. Liệu dịch vụ cổng mà bạn sắp sử dụng có bị xung đột với tính năng tạo hoá đơn, giỏ hàng, hay phần mềm kế toán hay không? Nếu hoà hợp được với các thành phần đó, bạn sẽ tránh khỏi các rắc rối không đáng có trong quá trình sử dụng cổng. Việc tích hợp cũng dễ dàng và nhanh gọn hơn. Những cổng thanh toán đi kèm API thường khá "dễ tính" và có khả năng tương thích cao.
TrueMoney Việt Nam dịch & biên tập
Theo Go Cardless