Chuyển đổi số cách thức dạy trẻ kỹ năng tài chính
Last updated: March 18, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 24 Mar 2021 Hiệu ứng Dunning-Kruger – Ảo tưởng sức mạnh về năng lực của bản thân
- 08 Nov 2022 16 phong cách làm việc của người Nhật Bản mà Việt Nam cần học hỏi
Dạy Con Tự Quản Lý Tài Chính Của Mình
Từ khi con phải làm việc nhà để kiếm tiền, tự tính toán chi tiêu trong sinh hoạt, con trở nên chủ động, tự tin hơn.
Giáo dục con cái chưa bao giờ là dễ dàng đối với hầu hết bậc phụ huynh và gia đình mình cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là dạy con các kỹ năng sống, kỹ năng mềm ngày nay là điều rất cần thiết, giúp con tự tin trong tương lai.
Con của tôi từng thấy một em bé hàng xóm được bố mẹ mua tặng một chiếc xe đạp mới, rất đẹp trong ngày sinh nhật. Về nhà, con cứ nằng nặc đòi mẹ mua mặc dù con có xe rồi. Tuy nhiên, con được bố mẹ phân tích rằng xe đạp của mình vẫn còn đi được và điều kiện hiện tại ba mẹ không thể đáp ứng yêu cầu đó của con do quỹ tiền lương đã phân bổ hết cho các mục tiêu như: trả tiền nhà, tiền sinh hoạt, đầu tư cho giáo dục và để một khoản nhỏ tiết kiệm nhỡ có việc gì xảy ra còn có khoản dự phòng. Ba mẹ cùng con lập kế hoạch nuôi lợn, tiết kiệm, quản lý số tiền đó để khi còn vào lớp 4 thì sẽ mua một chiếc xe đạp đẹp, con có thể vừa đạp xe đi học vừa đi thể dục thể thao được.
Bố mẹ và con cùng xây dựng một kế hoạch tiết kiệm tiền bằng việc nuôi lợn và con sẽ có một bảng theo dõi hiện tại trong lợn của con có bao nhiêu tiền. Để có được khoản tiền nhất định con cũng phải lao động bằng sức của mình. Các công việc nhà con có thể làm được giúp bố mẹ sau khi đi học về như: quét nhà, hút bụi, đổ rác, gấp chăn màn, quần áo, rửa bát, chơi với em, cuối tuần thì cùng bố mẹ dọn nhà, bên cạnh đó con cũng phải hoàn thành bài học đầy đủ. Mỗi ngày làm tốt các công việc, con sẽ được tích sao theo dõi hàng ngày. Nếu một tuần được từ 5 sao, con sẽ được bố mẹ thưởng cho 20.000 đồng nuôi lợn, nếu dưới 5 sao con sẽ phải cố gắng vào tuần sau.
Ngày sinh nhật, tiền mừng tuổi năm mới, tiền ngày Tết thiếu nhi, hay tổng kết năm học được tặng quà đều ưu tiên để nuôi lợn. Bên cạnh tiền con tiết kiệm, tôi dạy con số tiền này sẽ được chia làm ba con lợn. Con lợn thứ nhất tiết kiệm dài hạn đó là để dành mua những thứ thật cần thiết như mục tiêu của con là mua được xe đạp tốt để đi học. Con lợn thứ hai tiết kiệm để làm từ thiện bởi hàng ngày, con chứng kiến các bạn xung quanh mình còn thiếu may mắn. Mỗi khi nhà trường hay khu dân cư phát động phong trào lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân thì con sẽ trích tiền từ con lợn thứ hai này để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Còn con lợn thứ ba là phần con tiết kiệm để mua những khoản cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày nếu như con muốn.
Từ khi có thể kiếm được tiền từ các công việc đơn giản này, con rất hứng thú khi được làm việc nhà. Con không còn ngại việc và rất chăm ghi chép sổ sách, tự tay đút tiền vào các con lợn đã nuôi và luôn suy nghĩ rất kỹ khi quyết định rút tiền mua những quyển sách, truyện mà con thích vào mỗi dịp đặc biệt. Nhờ đó, con học cách gạt bỏ những nhu cầu khác của mình và tích luỹ thêm nhiều dấu sao nữa. Đó là động lực để con ham muốn hoàn thành nhiều việc nhà hơn và tiết kiệm nhiều hơn.
Không chỉ đơn giản là dạy con kiếm tiền, từ khi chăm chỉ hoàn thành các công việc nhà, con đã học thêm được nhiều kỹ năng sắp xếp góc học tập hay giường ngủ gọn gàng, hiểu thêm về trách nhiệm của con trong việc cùng bố mẹ xây đắp một mái ấm gia đình. Quan trọng nhất trong quá trình này, tôi nhận thấy con đã học được những kỹ năng ra quyết định và kỹ năng lập ngân sách tiêu dùng, từ đó cháu có trách nhiệm và độc lập hơn với những nhu cầu của cá nhân, chứ không bị động và hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ như trước.
Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng tôi luôn đề cao việc con cái cần ăn uống tiết kiệm theo cách không được bỏ sót thức ăn thừa hoặc không ăn uống rơi vãi, ăn theo nhu cầu vì con biết ngoài kia có nhiều người không có miếng ăn, áo mặc. Thỉnh thoảng cả gia đình lại ngồi xem các chương trình ti vi về trẻ em miền núi vươn lên trong nghèo khó để thành công để giúp con biết chia sẻ. Một điều chúng tôi thường nhấn mạnh cho con mỗi khi đưa cháu ra ngoài mua sắm hoặc vui chơi là: "Gia đình mình cần phải tiết kiệm vì cuộc sống ở thủ đô rất đắt đỏ" hoặc là "Chúng ta chỉ mua thứ gì khi thật cần thiết thôi con nhé!". Con đã quan sát rất nhiều về những hành vi mua sắm của cả gia đình tôi như so sánh giá cả, mặt hàng hoặc tìm những gói giảm giá, khuyến mãi. Mưa dầm thấm lâu, cháu dần dần hiểu ra bố mẹ mình đang phải sống tiết kiệm để có thể lo cho những việc lớn trong tương lai.
Giải Pháp Phần Mềm Quản Lý Tài Chính Cho Trẻ
Phần mềm FinTech for Kid được TIGO team phát triển như một tiện ích cài đặt miễn phí cho các khách hàng lâu năm, các khách hàng triển khai phần mềm của TIGO (ERP, CRM...). Hiện tại TIGO không kinh doanh sản phẩm này, mà chỉ dành tặng miện phí cho khách hàng có nhu cầu.
Qua những tương tác qua lại giữa 2 tài khoản phụ huynh và tài khoản của trẻ, bố mẹ sẽ giúp các con có được những kỹ năng cơ bản như: cách sử dụng tiền tiêu vặt, học cách đi siêu thị, cách giữ tiền như thế nào để tiền đẻ ra tiền (tiền lãi)…; từ đó hỗ trợ các con có được những quyết định tài chính thông minh và cùng các con lên kế hoạch cho tương lai. Tình cảm gia đình nhờ đó cũng trở nên gắn kết hơn.
Những hình ảnh trong giao diện phần mềm được trình bày sinh động, bắt mắt giúp các bé cảm thấy việc kiếm tiền từ công việc nhỏ nhặt trở nên thú vị hơn. Qua đó giúp trau dồi cho các em về kỹ năng lao động và trân trọng giá trị đồng tiền.
"Dạy Con Tài Chính" - Không Bao Giờ Là Quá Sớm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dạy con về tài chính không bao giờ là quá sớm đối với con trẻ. Đây là một trong những nội dung giáo dục gia đình quan trọng nhằm hình thành trong trẻ những ý niệm, tư duy và thói quen tốt về tiền bạc. Từ đó, đặt những viên gạch đầu tiên làm nền móng cho sự quản lý, hoạch định và chi tiêu tiền bạc trong tương lai.