Tại sao những thứ chúng ta muốn lại ít khi có được?
Last updated: September 10, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 11 May 2021 Khác nhau giữa Padding và Buffer trong quản lý rủi ro dự án
- 01 May 2022 Có thể xác định vị trí địa lý của địa chỉ IP với độ chính xác đến từng địa chỉ con phố?
- 18 Jul 2020 Lợi ích cận biên (Marginal Utility) là gì? Qui luật lợi ích cận biên giảm dần
- 09 Aug 2022 Hiệu ứng “rắn hổ mang” (Cobra effect): Khi giải pháp trở thành vấn đề, tưởng vui lại hóa xui
- 01 Dec 2022 Quản trị rủi ro trong dự án phần mềm
Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao những thứ rõ ràng bản thân cố ý muốn đạt được nhưng lại chẳng bao giờ đạt được không?
Trung Quốc có một câu danh ngôn nổi tiếng: “Hữu ý tài hoa hoa bất phát. Vô tâm sáp liễu liễu thành âm”.
Ngụ ý của câu nói này có nghĩa là “Có lòng trồng hoa hoa chẳng nở. Vô tình cắm liễu liễu mọc xanh”. Có lẽ câu nói này không ít người đã nghe nhiều lần. Trong thực tế cuộc sống, nhiều khi bạn muốn đạt được điều gì đó, thậm chí tính toán đâu ra đấy rồi, nhưng cuối cùng mọi thứ dường như chẳng như ý mình muốn. "Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên" là vì thế.
"Hữu tâm trồng hoa, hoa không nở, vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng".
Vậy tại sao điều này xảy ra?
Bạn càng muốn nhiều, càng cho rằng điều đó là rất quan trọng với mình, thì nó lại càng khó hoàn thành, não bộ đặc biệt ấn tượng đến sự kiện này. Bởi vì độ khó để hoàn thành điều mình muốn tương đối cao, tỷ lệ thành công sẽ không quá cao. Lúc này, thực lực và kỳ vọng của bản thân chênh lệch quá xa, cuối cùng thất bại cũng là điều dễ hiểu.
Còn đối với những thứ bạn không muốn, nó có thể không mang lại kết quả tốt, nhưng bản thân cũng chẳng quá quan tâm đến chuyện này, nên não bộ ấn tượng không sâu sắc lắm.
Khoảng cách quá lớn giữa kỳ vọng và thực tế chắc chắn sẽ khiến bạn nản lòng. Đừng quá kỳ vọng vào một số việc, đừng quá cố chấp, chỉ cần giữ tâm lý bình tĩnh để giải quyết từng việc, chắc chắn mọi thứ sẽ ổn.
Trên thực tế, sự cố ý hay hữu ý như vậy có thể được giải thích bằng định luật Murphy.
Định luật Murphy - Thu hút xui xẻo vào những lúc tồi tệ nhất
Vào một ngày quên mang chìa khóa cửa thì không có ai ở nhà, quên mang ô thì trời mưa, đứng xếp hàng tính tiền thì máy bị hỏng… Nếu người Việt có thành ngữ: “họa vô đơn chí” thì người Mỹ cũng có “Định luật Murphy” (Murphy’s Law) vô cùng thông dụng.
Định luật này là một hiệu ứng tâm lý, được đề xuất bởi Edward A Murphy. Định luật Murphy là định luật nói về việc một điều xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra vào một thời điểm tệ nhất có thể (Anything that can go wrong will go wrong, and at the worst possible time).
Nếu một việc có thể diễn biến xấu, nó sẽ diễn biến đúng như thế và kèm theo một số sự vật xấu khác nữa. Ở một số nước phương Đông, cũng có quan niệm tương tự như vậy, dù cách diễn giải hơi khác: Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí.
Đó chỉ là ngẫu nhiên hay đó là cách vận hành của vũ trụ? Có thể ngạc nhiên nhưng bạn cần làm quen với một sự thật không vui là: "Vũ trụ luôn chống lại con người". Có một câu nói rằng “Thiên cơ bất khả lộ”, đó là một thuật ngữ của Đạo giáo, họ tin rằng sự việc của thế gian là do Thần sắp đặt và không thể tiết lộ trước, nếu không người đó sẽ gặp tai họa, bị Trời trừng phạt.
Định luật Murphy còn được gọi là định luật "bánh bơ". Murphy chứng minh định luật Murphy bằng cách thực hiện một thí nghiệm mang tên “bánh mì phết bơ”. Thí nghiệm này đã đưa ra nhận định rằng khi bạn vừa mua một cái sandwich có một mặt được phết bơ thơm ngon thì khi rơi, chiếc bánh khả năng cao sẽ rơi úp ngay mặt có bơ đó.
Qua đó, định luật còn được hiểu một cách đơn giản là điều xấu luôn có thể xảy ra và ngay vào thời điểm mà chúng ta không thể ngờ được.
Một số thí dụ khác:
- Học bài 10 bữa, đúng ngay bữa không học thì cô gọi lên trả bài.
- Hôm nào ngủ quên, thì ngày hôm đó có họp đột xuất.
- Theo tính toán về thiết kế và đánh giá chất lượng tốt nhất thế giới, tàu Titanic là con tàu “không thể chìm” và kết cục thì vô cùng thảm khốc ở lần đầu tiên ra khơi.
- Quy luật xếp hàng: "Hàng bên cạnh thường kết thúc trước". Tới bến xe, bạn xếp ở hàng ít người nhất để cuối cùng nhận ra rằng, hàng bên cạnh đã được mua vé trong khi vị khách đứng trước bạn vẫn loay hoay sắp xếp cho chuyến đi…
- Cả đời mang áo mưa, tới đúng hôm quên thì trời lại mưa.
Nội dung chính của định luật được diễn giải như sau:
- Không có gì đơn giản như vẻ ngoài của nó.
- Tất cả mọi thứ sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn mong đợi.
- Những điều có thể sai sẽ luôn sai.
- Nếu bạn lo lắng về chuyện gì đó, nhiều khả năng nó sẽ xảy ra hơn.
- Nơi nguy hiểm nhất đôi khi lại là nơi an toàn nhất
Nói một cách dễ hiểu nhất là: Khi một điều tồi tệ có thể xảy ra, dù khả năng nhỏ nhưng nó vẫn xảy ra.
Nguồn gốc của định luật Murphy
Edward Murphy là kỹ sư cơ trưởng tại Căn cứ Không quân Edwards, Mỹ. Năm 1949, ông và sếp của mình, thiếu tá Stapp đã tham gia vào cuộc thử nghiệm vượt quá trọng lượng của tên lửa MX981, do Không quân Mỹ thực hiện. Mục đích của thí nghiệm này là để kiểm tra sức chịu đựng của con người khi tăng tốc. Một trong những hạng mục thử nghiệm đó là treo 14 máy đo gia tốc tên lửa, lúc đó có 2 cách để sửa máy đo gia tốc trên giá, không ngờ có người đã lắp nhầm cả 16 thiết bị.
Vì vậy, Murphy đã đi đến kết luận nổi tiếng rằng, nếu có nhiều cách để thực hiện 1 việc nhất định, 1 trong số chúng sẽ gây ra tai nạn, ai đó sẽ làm theo cách này.
Một vài ví dụ về định luật Murphy trong cuộc sống.
- Khi cần đi taxi, bạn sẽ thấy rằng, taxi trên đường đã được người khác chọn trước hoặc bạn mãi không thể gọi được xe.
- Bất cứ khi nào quyết định làm một việc gì đó, bạn đã hình dung được cách thực hiện, lúc này sẽ có một số tai nạn phát sinh ra, khiến mọi việc không đi theo hướng bạn muốn.
- Cấm hút thuốc lá trên xe buýt, nhưng khi đợi lâu không có xe, bạn sẽ nghĩ ngay đến việc hút thuốc cho đỡ buồn chán, nếu thấy đèn xe từ xa sẽ vội dập điếu thuốc.
- Bạn đánh mất một thứ gì đó rồi tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn không tìm thấy. Khi bạn mua một cái mới, thứ bị mất sẽ tự động xuất hiện trở lại.
- Khi bánh rơi trên mặt đất, luôn là mặt dính kem nằm bên dưới nhiều hơn.
- Định luật Murphy 1: Một điều gì đó xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra.
- Định luật Murphy 2: Lời nói thì luôn dễ hơn làm.
- Định luật Murphy 3: Mọi việc thường diễn ra lâu hơn chúng ta dự kiến.
- Định luật Murphy 4: Nếu có khả năng xảy ra sai sót, thì điều gây thiệt hại lớn nhất sẽ sai.
- Định luật Murphy 5: Điều mà vốn không thể sai thì nó vẫn sai.
- Định luật Murphy 6: Nếu bạn nghĩ chỉ có 4 trường hợp xảy ra sai sót trong quy trình thì cách thứ 5 sẽ xuất hiện.
- Định luật Murphy 7: Mọi thứ đều có xu hướng từ tệ đến tệ hơn.
- Định luật Murphy 8: Nếu bạn thấy mọi thứ đang diễn ra một cách tốt đẹp thì chắc hẳn bạn đã bỏ quên một điều gì đó.
- Định luật Murphy 9: Thiên nhiên luôn đứng về bên những lỗi sai sót tiềm ẩn (Thiên Cơ Bất Khả Lộ).
- Định luật Murphy 10: Mẹ thiên nhiên luôn xem chúng ta là một “trò đùa”.
- Định luật Murphy 11: Không thể làm gì để hạn chế những sai sót được tạo ra bởi kẻ ngốc, vì họ đều là những thiên tài.
- Định luật Murphy 12: Một khi bạn muốn làm một điều gì đó, thì sẽ có tá thứ khác mà bạn cần làm trước.
- Định luật Murphy 13: Mỗi một giải pháp đều tạo ra vấn đề mới.
- Định luật Murphy 14: Nếu một điều gì đó không thể tự sai thì sẽ có ai đó xuất hiện và làm cho nó sai.
Làm thế nào để phá vỡ định luật Murphy?
Trên thực tế, định luật Murphy cũng có thể bị phá vỡ. Có một cuốn sách có tên "Phá vỡ định luật Murphy" do tác giả Susanna C. Segstrom viết ra, phần nào khiến những người tin vào định luật này thở phào nhẹ nhõm.
Trong con mắt của những người bi quan, mối đe dọa do định luật Murphy gây ra là không thể giải quyết được. Điều này dẫn họ đến cảm giác bản thân không thể ngăn được những rủi ro và mặc kệ số phận.
Cuối cùng, tác giả Susanna C. Segstrom sau một thời gian dài nghiên cứu, đã tìm thấy câu trả lời cho việc phá vỡ định luật Murphy chính là sự lạc quan. Với cùng một cơ hội, trình độ, mục tiêu, những người lạc quan thường sẽ thành công hơn. Bởi trong mắt những người này, họ luôn tin rằng, để đạt được một tương lai tốt đẹp hơn, họ sẵn sàng chăm chỉ làm việc để đạt được.
Không khó để thấy rằng cách để phá vỡ định luật Murphy là thoát khỏi sự bi quan. Vậy làm thế nào để thoát khỏi sự bi quan? Rất đơn giản, bạn nên phá bỏ "gông cùm", trấn an bản thân, ổn định tâm lý đúng đắn, cố gắng tạo ra cho mình niềm lạc quan và tích cực vào tương lai.
Một số lời khuyên "mưu sự tại nhân thành sự tại thiên":
- Ghi lại 3 điều tốt mỗi ngày.
- Lập danh sách mục tiêu.
- Viết 3 điều có thể giúp đạt được mục tiêu.
- Ghi lại những khó khăn và thách thức bản thân đã gặp phải. Viết ra giải pháp và cách giải quyết.
Tuy chỉ là những điều nhỏ nhặt, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của chúng ta một cách tinh tế.
Học được gì từ định luật Murphy?
Định luật Murphy dạy chúng ta về việc không nên chủ quan và lúc nào cũng phải lường trước trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng không cần phải đợi đến khi được Murphy chứng minh, thì ông cha ta đã có nhiều lời răn đe như: “Nói trước bước không tới”, “Cẩn tắc vô áy náy”, “Chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng”...
“Giải quyết vấn đề một cách triệt để” thật ra là một lời nói dối. Bởi vì khi giải quyết một vấn đề thì vấn đề khác sẽ tự động sinh ra (Every solution breeds new problems) - Murphy số 13.
Nếu đã biết được xác xuất điều tồi tệ xảy ra là chắc chắn, thì bạn không cần phải sợ “lỡ” hay “nếu như” nữa, bởi vì trước sau gì nó cũng sẽ xảy ra. Điều bạn cần là cứ làm thôi, làm rồi thì sẽ ra thêm vấn đề để bạn giải quyết.
Cảnh giới cao nhất "Expect the unexpected" - Hãy mong chờ điều không mong đợi
Kết luận
Vậy tại sao chúng ta không có được điều mình mong muốn? Chỉ đơn giản là vì cuộc sống vốn dĩ đã không công bằng. Có lúc là thiên đàng tuyệt vời nhưng cũng có lúc là địa ngục kinh khủng (Thắng luật của người, thua luật của trời). Tuy nhiên, mọi việc đều có thể xoay chuyển được nếu chúng ta quyết tâm có được một cuộc sống tuyệt vời!! Trong cuộc sống, thuận theo tự nhiên, hợp với đạo Trời, thì không cầu mà tự được, cái gì nên có thì tất sẽ đến. Chúng ta tịnh tấn, học tập thành đạt, chăm chỉ nỗ lực kiếm tiền, nhưng chúng ta cũng cần "vô vi" (không làm gì cả, không can thiệp quy luật trời đất, không tìm cách phá vỡ một cấu trúc nào đó). "Gió chiều nào, theo chiều đó" cũng là một cảnh giới không dễ đạt được.
Tinh thần Murphy nhắc ta hãy cẩn trọng một cách vui vẻ. Mỗi người đều có thể mắc sai lầm nên hãy cẩn thận hết mức có thể. Quan tâm đến sai sót trong quá khứ để bớt đi nhiều lầm lẫn trong tương lai. Và nếu một điều xấu có khả năng xảy ra, nó hiển nhiên sẽ xảy đến, nên đừng chỉ chăm chăm tin tưởng vào lộ trình đầu tiên đã vạch sẵn. Suốt quá trình thực hiện công việc, cần liên tục đánh giá hiện tại, hoạch định cẩn thận cho tương lai và linh hoạt ứng biến với môi trường luôn thay đổi.
Như Murphy - sau khi công bố Định luật – từng nói: “Tôi không có ý bôi đen cuộc đời mà chỉ muốn các bạn đề phòng thường xuyên. Một khi đã đề phòng cẩn thận ta sẽ tránh được nhiều tình huống không vui!”.
Trước khi kết thúc bài viết, chúng tôi xin nhắc lại một lời khuyên của tỷ phú ngành máy tính, ông Bill Gates từng nói như sau: