[Học tiếng Anh] "One-trick pony" - ngựa con một mánh
Last updated: May 21, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 03 Dec 2023 [Học tiếng Anh] Thành ngữ thú vị trong tiếng Anh (phần 2)
- 31 Jul 2024 [Học tiếng Anh] "Virtuous circle" và "Vicious cycle" là gì?
- 07 Mar 2024 [Học tiếng Anh] "Not even close" là gì?
- 04 Feb 2024 [Học tiếng Anh] "Second guess" là gì?
- 19 Oct 2022 Thành ngữ tiếng Anh thú vị hàng ngày ở công sở
"One-trick pony" hoặc "tricky pony"
Nghĩa đen: Chú ngựa con chỉ có một mánh, hoặc một chiêu (biểu diễn). Từ này ra đời vào thế kỷ 20, có nguồn gốc từ các rạp xiếc nhỏ ở Mỹ có tên gọi là "dog and pony shows". Những rạp xiếc này có số lượng nghệ sĩ và động vật biểu diễn khá hạn chế. Do đó, những buổi diễn thường đơn giản và mờ nhạt, hầu như chỉ là màn trình diễn của những chú ngựa con chỉ biết thực hiện một "mánh" duy nhất.
Nghĩa bóng: A person or thing with only one special feature, talent, or area of expertise (người chỉ có một kỹ năng trong một lĩnh vực nhất định).
Cambridge Dictionary định nghĩa one-trick pony là ai đó chỉ biết làm một việc cụ thể, hoặc một điều gì đó chỉ dùng để phục vụ cho một mục đích cụ thể. Tuy nhiên, khác với các chuyên gia, những người được gọi là one-trick pony chỉ có kỹ năng hạn hẹp, không nổi trội.
Trong kinh doanh ở Việt Nam, từ này tương tự như tiếng lóng của giới doanh nghiệp khi chê một ai đó "chỉ có một chiêu" hoặc "anh ta chỉ có một miếng đánh", "anh ta có rất ít võ"...
Thí dụ:
- As a knitter, I'm a one-trick pony: I can only knit scarves (Là một thợ đan, tôi là một chú ngựa con chỉ có một mánh: Tôi chỉ có thể đan những chiếc khăn quàng cổ).
- The president is becoming a one-trick pony; a tax cut is his answer to every problem (Tổng thống đang trở thành một "ngựa con một mánh"; cắt giảm thuế là câu trả lời của ông ta cho mọi vấn đề).
- Some "one-trick pony" companies cling to tried-and-true methods, while others march ahead and change the game (Một số công ty “chỉ có một chiêu” bám vào các phương pháp đã được thử và đúng, trong khi những công ty khác tiến về phía trước và thay đổi trò chơi).
B: No, that will make you a one-trick pony. You should also learn leadership and negotiation. (Không, vậy thì cậu sẽ chỉ có một “mánh” thôi. Nên học kỹ năng lãnh đạo và thương lượng nữa.)
A one-trick pony can achieve great scientific success, by attaining world-class mastery of a single trick. But a two-trick pony, even one with limited technical prowess, can sometimes make influential scientific contributions just by noticing fruitful connections between different topics or ideas (Người chỉ có 1 kỹ năng có thể đạt được thành công lớn về mặt khoa học, bằng cách đạt được tới đẳng cấp thế giới về một lĩnh vực duy nhất. Nhưng "two-trick pony", thậm chí là một con có năng lực kỹ thuật hạn chế, đôi khi có thể tạo ra những đóng góp khoa học có ảnh hưởng chỉ bằng cách nhận thấy những mối liên hệ hiệu quả giữa các chủ đề hoặc ý tưởng khác nhau.).
"Two-trick pony" có thể kết nối mọi thứ với nhau và trở thành người thành công, như Steve Jobs với triết lế "Connect the dots".
Đọc thêm: Triết lý "Connecting The Dots" của Steve Jobs
Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng và bất định, con người được khuyến khích học hỏi thêm nhiều kỹ năng hơn thay vì sở hữu một "ngón nghề" độc nhất. Với vốn kiến thức đa dạng, họ sẽ linh động hơn trong thị trường việc làm đầy biến động, nhất là trong bối cảnh 400 tới 800 triệu người sẽ bị công nghệ tự động hoá thay thế và đổi nghề trước năm 2030 (Nguồn: McKinsey).
Trong cuốn sách Range: Why Generalists Triumph in a Specialized World của tác giả David Epstein, ông khuyên mọi người đừng chỉ tập trung phát triển chiều sâu mà còn cần phát triển về chiều ngang - trở thành "generalist" để hiểu cách vận hành của cả một bộ máy, đặc biệt nếu bạn muốn vươn đến vị trí quản lý cấp cao.