[Học tiếng Anh] "No Good Deed Goes Unpunished" là gì?
Last updated: September 01, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 03 Dec 2023 [Học tiếng Anh] Thành ngữ thú vị trong tiếng Anh (phần 2)
- 31 Jul 2024 [Học tiếng Anh] "Virtuous circle" và "Vicious cycle" là gì?
- 01 Aug 2024 Giải thích ý nghĩa thành ngữ ‘Cá mè một lứa’ và các thành ngữ tương tự trong tiếng Anh
- 07 Mar 2024 [Học tiếng Anh] "Not even close" là gì?
- 04 Feb 2024 [Học tiếng Anh] "Second guess" là gì?
Trong tiếng Anh có câu “No good deed goes unpunished”, cũng có thể tạm dịch là "Làm ơn mắc oán".
- The idea that you’ll be rewarded for good deeds and punished for evil ones is untruly.
Ý tưởng cho rằng bạn sẽ được khen thưởng vì những việc làm tốt và bị trừng phạt vì những việc làm xấu xa là hoàn toàn không đúng.
- Others who use this expression are disappointed in the people in their life or society. They want to communicate this: I’ve done so much good, helped those in need, sacrificed my time and effort, but no one cares. No one appreciates what I have done for them. Some bad people get wealthy and get all the rewards.
Những người khác sử dụng cách diễn đạt này tỏ ra thất vọng về những người trong cuộc sống hoặc xã hội của họ. Họ muốn truyền đạt điều này: Tôi đã làm rất nhiều việc tốt, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hy sinh thời gian và công sức nhưng không ai quan tâm. Không ai đánh giá cao những gì tôi đã làm cho họ. Một số người xấu trở nên giàu có và nhận được mọi phần thưởng.
- It looks like there’s a thin line between self-pity and cynicism. We can see it: “No good deed goes unpunished.”. Có một ranh giới mỏng manh giữa sự thương hại bản thân và sự hoài nghi. Chúng ta có thể thấy: “Không có việc tốt nào không bị trừng phạt (bị mắc oán)”.
Sau đây, chúng tôi xin đi sâu về những góc nhìn vô cùng ý nghĩa đằng sau câu ngạn ngữ của người xưa:
Nhiều người xưa nay vẫn thường quan niệm rằng giúp đỡ người khác và sống tử tế luôn là chuyện tốt, nếu làm được nên làm, còn thiên hạ có hiểu được hay không, cũng không quan trọng lắm. Trong cái "không" có cái "có", trong cái "có" lại có cái "không". Quy luật vô thường, không ai có thể kiểm soát được sự thay đổi của vạn vật chung quanh, đặc biệt là sự thay đổi của con người. Nếu làm ơn mà chỉ mong được cầu báo, hoặc tử tế giúp người mà cứ nơm nớp lo sợ bị “mắc oán” thì không còn ý nghĩa gì nữa. Vả lại, chuyện "làm ơn mắc oán" vốn là những chuyện không hay ho gì và cũng chẳng ai muốn gặp, nhưng nó vẫn cứ nhan nhản xảy ra trong đời sống này, liệu có đáng để cho ta trốn tránh và lo lắng thái quá hay không?
Do lòng tốt khuyên bảo giúp đỡ kẻ khác, mà lại gây ra oán thù. Trong đời sống hàng ngày, cũng thường thấy nhiều trường hợp như vậy. Người có lòng giúp đỡ chỉ dạy cho kẻ khác mà phải gặt hái lãnh chịu hậu quả xấu. Tất nhiên là mỗi người mỗi cảnh, không ai giống ai. Có trường hợp chỉ vì muốn giúp cho người thân, vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, bạn bè ... mà nhiều người đã phải hy sinh tài lực, tâm huyết để giúp đỡ chỉ bảo. Rồi cũng chính vì sự mong muốn và chờ đợi quá nhiều, nên dạy dỗ quá mức, kỷ luật nghiêm khắc, hoặc nhắc nhở thường xuyên...mà trở thành phản tác dụng, sinh ra oán hờn, mâu thuẫn, hận thù.
Nhiều người suốt ngày thực tâm làm thiện, phát nguyện và hồi hướng công đức, bất chấp vụ lợi để giúp đỡ kẻ khác, chẳng màng đến tiền bạc danh tánh. Tuy nhiên cũng chính vì nghĩ rằng mình đang làm chuyện đúng, chuyện tốt nên vô tư quá, nhiệt tình quá, thẳng thắn quá, siêng năng quá ... mà vô tình gây ra nhiều áp lực cho người khác hoặc tạo ra nhiều đố kỵ mâu thuẩn không mong đợi. Thế là cũng dẫn đến giận hờn oán trách. Giữa "thiện" và "ác" luôn có ranh giới mong manh, nếu không có sự linh hoạt trong chánh tư duy, chánh định... thì chúng ta sẽ nhận kết quả ngược với những gì chúng ta mong đợi, do vậy luôn "Expect the unexpected" là vì thế!.
Các biến thể khác là "giáo đa thành oán", "gáo tra dài cán":
Câu chuyện từ lời dạy “Giáo đa thành oán” của cổ nhân: Một người cha khó tánh, thường hay la rầy con cái, nói dông dài, lý lẽ này nọ theo quan niện của bản thân ông ta. Người mẹ thấy rằng làm như thế có thể gặp tác dụng ngược (backfire), bà ta nói. “Thôi ông ơi, gáo tra dài cán, nó còn nhỏ, ăn chưa no, lo chưa tới, ông nói nhiều làm chi. Từ từ rồi nó hiểu. Nói quá, cha con không nhìn mặt nhau thì thành làm ơn mắc oán.”
Câu chuyện trên có nghĩa là dạy dỗ nhiều, quá nghiêm khắc gây ra oán giận. Thực tế xã hội cho ta thấy nhiều trường hợp như thế. Cha mẹ hấp tấp, hoặc khác quan niệm, la rầy oan ức con cái khiến con cái bỏ nhà ra đi hay thậm chí tự tử nữa. Dân ta có câu tục ngữ nói về cái thói này là “Chồng nói oan, quan nói ép, cha mẹ có nghiệp nói thừa”.
Thứ lạnh lùng nhất chính là lòng người: Thiện không đúng chỗ, là ác – Ác đúng chỗ, là thiện
(Xem video vấn đáp của Hòa thượng Thích Pháp Hòa: https://www.youtube.com/watch?v=FDsVm_TPiis)
Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý, cứ tự cho việc mình làm là thiện, nhưng thực ra lại là không tốt, ắt không khỏi tạo nghiệp, uổng phí mất tâm tư một cách vô ích.
Bạn giúp người ta bằng 100% tấm lòng, đến một ngày bạn chỉ bằng lòng giúp 80%, người ta sẽ coi tất cả ân nghĩa của bạn như chưa từng có. "Một bát gạo tạo nên ân nhân, một đấu thóc tạo nên kẻ thù" (ngạn ngữ Trung Quốc), lời người xưa quả không sai. Đừng quá dễ dãi dốc hết lòng dạ, hãy giữ lại một chút kiêu hãnh và lòng thương cho chính mình.
Khi giúp đỡ ai đó, hãy giúp đỡ một cách khôn ngoan. Cho người ta cái cần câu để người ta tự biết đường sinh tồn thay ví cữ mãi "biếu anh con cá".
TỐT QUÁ CŨNG... KHÔNG TỐT
- Đừng có cái gì cũng nghĩ cho người khác. Thử hỏi khi bạn gặp khó khăn liệu có mấy người hiểu và giúp đỡ bạn?
- Bạn càng nhún nhường, người khác càng lấn tới; bạn càng tha thứ người khác càng vô tâm; bạn càng mềm lòng người khác càng tham lam
- Lương thiện nên đi cùng lý trí. Khi nào nên làm người tốt, và tốt với ai? Hiền lành tử tế mà không đúng người, đúng lúc chỉ nhận lại sự coi thường thay vì lòng biết ơn.
- Trên đời này không ai có nghĩa vụ phải đối tốt với ai cả, chẳng qua đó đều là cái nghĩa, cái tình và có qua có lại. Bạn dành lòng tốt của mình cho những kẻ vô ơn, thì chẳng khác nào đổ nước vào cái giếng không đáy, lòng tốt của bạn không thể nuôi sống những tham vọng tham lam đó.
- Bạn khoan dung cho những kẻ bất nhân, họ sẽ dùng sự bao dung ấy để chuộc lợi.
- Khi sự chân thành của bạn bị đánh đổi bởi sự giả tạo, bạn sẽ cảm thấy đau lòng, và khi lòng tốt của bạn bị đánh đổi bởi sự lợi dụng, bạn sẽ thấy thất vọng.
- Sự tha thứ hết lần này đến lần khác sẽ chỉ khiến người khác cảm thấy rằng sự tổn thương của bạn không phải trả giá gì.
- Tốt bụng quá mức chỉ khiến người khác mặc định rằng mọi thứ bạn làm là lẽ đương nhiên. Tử tế không có nghĩa là kiên nhẫn không giới hạn.
Kết của bài này là hãy khớ kỹ: thứ lạnh lùng nhất là lòng người.
By Editing Team, TIGO Solutions