Cảnh giác các bẫy của mạng xã hội: Hiệu ứng “buồng phản âm” (echo chambers) và thiên kiến xác nhận (confirmation bias)
Last updated: September 09, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 01 Aug 2022 20 bài học kinh nghiệm rút ra từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
Hãy thận trọng khi sử dụng mạng xã hội
Mạng xã hội đã mở ra cho chúng ta cánh cửa đến với nguồn thông tin khổng lồ – chỉ cần lướt một lượt newsfeed trên Facebook là bạn có thể cập nhật hàng chục bài viết, chia sẻ từ các báo, cũng như nhiều câu chuyện truyền thông đại chúng khác. Đa số mọi người sẽ không thực sự kiểm tra – hoặc thậm chí đọc qua – mỗi bài viết, và vì thế người ta tiếp nhận nhiều thông tin trong này chỉ qua tiêu đề và vài dòng trích dẫn nhanh.
Đừng để rơi vào cái bẫy của mạng xã hội!
Đối với người làm kinh doanh, điều này có thể dẫn đến việc đọc phải thông tin sai lệch hoặc đưa thông tin đó đến đồng nghiệp, đối tác, khách hàng,… của bạn. Để là một doanh nhân thành công đòi hỏi bạn phải rất am hiểu lĩnh vực của mình. Dưới đây là bốn điều bạn cần chú ý khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội.
Bẫy số 1: Hiệu ứng “buồng phản âm” (echo chambers)
Chúng ta lựa chọn tiếp nhận thông tin cùng chiều hướng suy nghĩ của bản thân. Và vì vậy ta liên tục tiếp xúc với các thông tin quen thuộc theo một số quan điểm nhất định. Điều này hạn chế ở chỗ, ta dễ ngộ nhận những quan điểm đó là của cả xã hội trong khi trên thực tế chúng chỉ thuộc về thiểu số. Ví dụ, một người khởi nghiệp (startup) có thể sẽ đọc một bài viết nói về việc phải hối hả cho đến khi đạt được thành công. Tuy nhiên, quan điểm đó là không phù hợp với số đông những người thích sự ổn định khi làm việc cho các công ty.
Làm kinh doanh, bạn cần phải hiểu mọi người, đặc biệt là nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Cho dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ, hàng tiêu dùng hay bất kỳ ngành nào, hãy nhớ những thứ bạn chia sẻ trên mạng xã hội có thể gây bất đồng giữa bạn và khách hàng.
Bẫy số 2: Thiên kiến xác nhận (confirmation bias)
Cùng với hiệu ứng “buồng phảm âm”, tất cả chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi thiên kiến xác nhận dựa trên trải nghiệm của bản thân. Chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm và chia sẻ thông tin xác nhận lại những gì mà ta đã biết và tin theo.
Tìm hiểu thêm: Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ?
Những người làm kinh doanh lại càng phải đấu tranh với thiên kiến xác nhận nhiều hơn. Họ có nhiều khả năng thay thế giới, nhiều người dành trọn thời gian và tâm huyết để tạo ra sự thay đổi đó. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, rất có thể họ sẽ bỏ qua những quan điểm trái chiều. Vậy nên hãy tập trung vào sự thực, cởi mở với các góc nhìn đối lập và bạn sẽ được dẫn đi đúng hướng.
Liệu bạn có thể vượt qua các bẫy trên?
Đừng nhìn nhận một chiều
Mỗi lần Apple tung ra một mẫu iPhone mới, có vô vàn các bài báo viết về các chức năng và tính năng của sản phẩm mới này. Tác giả của những bài này thường là Apple fans hoặc Android fans, những người có quan điểm hoặc nghiêng về bên này hoặc nghiêng về bên kia. Chính vì vậy, một bên có thể bình luận sản phẩm mới có nhiều tính năng ưu việt hơn phiên bản cũ, trong khi bên kia lại chê giá quá cao và chức năng dành cho nhà phát triển bị hạn chế. Những bài viết này sẽ là nguồn thông tin chủ yếu giúp bạn quyết định có nên mua mẫu iPhone mới nhất hay không.
Hãy dành thời gian để nắm bắt hết toàn bộ quan điểm được nhìn nhận ở nhiều sắc độ, góc nhìn khác nhau trước khi hành động. Đừng đưa ra quyết định chỉ dựa trên những thông tin mà bạn thấy newsfeed.
Thận trọng với thông tin giả
Tin tức giả mạo thực sự nhập nhằng giữa thật giả nhiều hơn là bạn nghĩ, cùng với số lượng cực kì nhiều. Một bài báo có thể chỉ viết về một mẩu thông tin giới hạn hay xoay vòng một câu chuyện khiến nó không còn phản ánh đúng sự thực. Thêm vào đó, thiên kiến cá nhân của người viết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tin tức.
Khi bạn bắt đầu đọc thông tin qua góc nhìn thiên kiến của một ai đó, bạn sẽ tự giới hạn khả năng hành động dựa trên những thông tin có cơ sở rõ ràng.
Nguồn: Entrepreneur