"Ăn mày quá khứ" nghĩa là gì?
Last updated: September 26, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 01 Aug 2022 20 bài học kinh nghiệm rút ra từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
- 11 Feb 2024 Càng đọc càng thấm: 10 suy ngẫm sâu sắc từ nhà tâm lý học Carl Jung
- 12 Jul 2023 Vì sao ngày càng nhiều dự án phần mềm thất bại?
- 12 Jun 2022 Marcus Aurelius: Hạnh phúc phụ thuộc vào chất lượng của những suy nghĩ
- 04 Sep 2022 Hiệu ứng cánh bướm là gì? Ý nghĩa và tác động của hiệu ứng cánh bướm
Ngày nay, khi lướt qua các bài viết, video, âm thanh… trên các tờ báo hoặc các nền tảng mạng xã hội như facebook, youtube, zalo,.. chúng ta hãy nghe thành ngữ “ăn mày quá khứ”. Vậy ăn mày quá khứ là gì? Vì sao cụm từ được nhiều người nói đến? Vì sao có nhiều cá nhân, tổ chức thích ăn mày quá khứ?
“Ăn mày quá khứ” là gì?
Năm 1991, nhà văn Chu Lai cho ra mắt tác phẩm “Ăn mày dĩ vãng”. Cuốn tiểu thuyết sau đó được chuyển thể thành phim “Người đi tìm dĩ vãng”. Câu chuyện kể về một người lính trong thời bình, giờ lặn ngụp về quá khứ tìm lại bóng hình người yêu tưởng như đã chết. Trong một ngày anh vô tình gặp cô giờ đã là nữ doanh nhân thành đạt.
Còn anh, không vợ, không con, không gia đình, chỉ còn ký ức đi kiếm một thời hoa lửa. Sức ấn tượng của tác phẩm “Ăn mày dĩ vãng” đã đưa nó ra với đời sống, trở thành câu thành ngữ nói về những con người, những tổ chức chỉ còn biết gặm nhấm vinh quang quá khứ.
“Ăn mày quá khứ” là cách nói ẩn ý để nói về sự hồi tưởng, có phần tiếc nuối về những điều tốt đẹp trong quá khứ. Thậm chí, rất nhiều lúc, mỗi người ước ao buông bỏ hiện tại để quay trở lại quá khứ tươi đẹp.
Những mong muốn ở hiện tại mà chưa thể thực hiện được khiến bản thân tiếc nuối, muốn được như trước đây. Những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ có thể chỉ mới xảy ra chưa lâu hoặc từ rất lâu rồi.
Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những câu chuyện kể lể trên truyền thông, rồi yêu cầu sự ủng hộ, giúp đỡ của công chúng, fan hâm mộ… Ngay cả bản thân chúng ta cũng thích “ăn mày quá khứ”, việc bạn cứ kể lể mãi câu chuyện ngày xưa của bạn sẽ không khiến người khác thấy nể phục, mà còn khiến họ cảm thấy khó chịu, bực bội.
Tại sao con người lại có xu hướng ăn mày quá khứ?
Sau khi hiểu được ăn mày có quá khứ nghĩa là gì thì bạn có lý giải được tại sao mỗi chúng ta có những lúc muốn ăn mày quá khứ? Luôn tự nhủ bản thân đừng “ăn mày quá khứ” vậy mà có rất nhiều lúc bất giác nghĩ về những ký ức đẹp đẽ ấy bởi vì:
Não bộ mỗi người có cơ chế nhắc lại những quá khứ tốt đẹp
Quá khứ mỗi người luôn có cả những kỷ niệm đẹp lẫn ký ức buồn. Theo các chuyên gia tâm lý học thì những ký ức gắn liền với chuyện buồn phiền, cảm xúc tiêu cực sẽ dễ bị phai mờ hơn những ký ức tốt đẹp. Vấn đề này trong tâm lý học định nghĩa là sự hồi tưởng lạc quan (Rosy retrospection).
Rosy retrospection (hồi tưởng lạc quan, hay hồi tưởng màu hồng) đề cập đến xu hướng nhớ lại quá khứ của chúng ta một cách da diết hơn hiện tại. Đó là một thiên kiến về nhận thức song song với khái niệm về nỗi nhớ (nhớ quê hương, nhớ bạn bè cũ...), mặc dù vậy khái niệm về nỗi nhớ không phải lúc nào cũng là một hồi ức dạng thiên kiến (Rosy retrospection refers to our tendency to recall the past more fondly than the present. It is a cognitive bias that runs parallel with the concept of nostalgia, though the latter does not always directly imply a biased recollection).
Bản chất mỗi người luôn sống cùng quá khứ nên não bộ ra có cơ chế tự vệ giúp chúng ta ít nhớ về những ký ức đau buồn. Thay vào đó là những kỷ niệm vui cùng những suy nghĩ tích cực sẽ khiến cho cơ thể tiết ra serotonin, dopamine và endorphins.
Đây là những hormone khiến cho mỗi người cảm thấy hài lòng và thanh thản. Bởi vậy chúng ta mới có khuynh hướng nghĩa về tuổi thơ với bức tranh ký ức tươi đẹp.
Nghĩ về quá khứ sẽ giúp cho bản thân có cảm giác an toàn và tích cực
Có được công việc ổn định, gia đình hạnh phúc chính là mục tiêu mà tất cả chúng ta đều muốn đạt được trong cuộc sống. Chính đây là lý do giúp cho bản thân mỗi người luôn mang trong mình tinh thần lạc quan, không lo lắng hay sợ hãi về điều gì cả.
Bên cạnh đó, mỗi người luôn muốn được sống trong vùng an toàn và sợ phải đối mặt với những mất mát và thay đổi lớn. Tuy nhiên, thực tế như một cú vả lộn vòng, chẳng có điều gì có thể giám chắc 100% về vùng an toàn đó. Chúng ta vẫn sẽ phải trải qua và đối mặt với những điều bất hạnh và buồn nhất. Khi ấy, nghĩ về những điều tốt đẹp trong quá khứ sẽ khiến lòng nhẹ nhõm và thoải mái mái hơn.
Thậm chí, “ăn mày quá khứ” đôi lúc cũng là cách để mỗi người chạy trốn khỏi hiện tại, khỏi những áp lực bồn bề của công việc, những kỳ vọng của gia đình, áp lực xã hội hay những vấn đề tiêu cực mà bạn muốn trốn tránh.
Có nhiều trải nghiệm nhưng bạn không hề phấn khích như trong quá khứ
Dấu ấn đầu tiên chính là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Có trải nghiệm đầu thì sẽ có những trải nghiệm về sau. Điều này được hiểu là một dạng thiên kiến hay còn gọi là hiệu ứng mỏ neo (anchoring effect).
Nó cũng giống như trải nghiệm lần đầu tiên chơi trò chơi tàu lượn siêu tốc khiến bạn phấn khích. Những lần sau, bạn hoàn toàn không có được cảm giác mới mẻ và phấn khích như lần đầu.
Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Joseph Bordelon, độ tuổi vị thành niên là giai đoạn mà ký ức cũng như nhận thức của con người được ghi nhớ nhiều nhất. Ký ức ở thời gian này có liên quan đến nội tiết tố và hệ thần kinh phát triển mạnh mẽ để hình thành nên bản sắc cá nhân. Đây cũng là căn cứ lý giải vì sao mối tình đầu của mỗi người thường rất khó quên.
Theo thời gian, lượng hormone cũng giảm dần, những trải nghiệm về sau sẽ không để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ trên não bộ của bạn nữa.
Vì sao người già hay hoài niệm?
Tuổi già thường sống với hoài niệm, sống bằng hoài niệm. Họ hít thở bầu không khí thực tại, nhưng trong tâm tưởng, trong suy nghĩ, trong cảm xúc của họ luôn hướng về quá khứ đã qua, về thời mình đã sống. Họ thường lấy cái hôm qua, vấn đề của hôm qua để so sánh với ngày hôm nay; lấy cái quá khứ mà họ đã trải để soi vào này hôm nay... để từ đó đề ra những yêu cầu, nguyên tắc sống cho mình, và cho... mọi người. Người già tích lũy nhiều bài học kinh nghiệm trong quá khứ cho nên họ thường ước thời gian được quay trở lại để sửa chữa sai lầm, hay thậm chí "chữa lành" các mối quan hệ tình cảm mà họ cảm thấy có lỗi. Những kinh nghiệm của họ là vốn sống vô cùng quý báu cho thế hệ trẻ, do vậy mới có câu "đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ".
Có lẽ bởi vì thế mà ta thường cho các cụ là khó tính, là không dễ chiều; thậm chí, một số người còn cho các cụ là bảo thủ, là lạc hậu v.v. Tuy nhiên, người trẻ cũng không nên vì thế mà quay lưng với quá khứ của cha ông, của lịch sử, của đất nước...
Hoài niệm không sai, nhưng đừng bao giờ để trở thành 'ăn mày quá khứ'
Lý giải cho câu hỏi ăn mày quá khứ là sao không phải hướng bạn phải đắm chìm trong quá khứ mãi mà phải biết phấn đấu cho tương lai. Hãy biến những phần ký ức tươi đẹp đó thành mục tiêu lý tưởng và động lực để bạn cố gắng cho hiện tại và tương lai.
Bạn phải cố gắng và nỗ lực để làm sao cho gặt hái được nhiều thành công. Hãy chỉ nhớ đến quá khứ khi bản thân cô đơn và buồn nhất, lấy đó để an ủi, động viên bản thân phải cố lên. Nhớ về quá khứ nhưng cũng biết về ngày mai. Đôi khi chúng ta phải chấp nhận quên đi một số người thân thiết trong quá khứ, đơn giản là họ "không thuộc về tương lai của chúng ta".
Tạm quên quá khứ, hãy phấn đấu cho tương lai
Trong lĩnh vực thể thao như trong bóng đá, các đội bóng ngày xưa từng là một thế lực, gã khổng lồ trong thế giới bóng đá, nhưng hiện tại chẳng có nổi một danh hiệu nào. Các cổ động viên và cựu cầu thủ thì cứ nhắc mãi về một quá khứ hào hùng của họ thuở nào, thì dụ như thời của HLV Park Hang Seo đã dẫn dắt đội tuyển Việt Nam giành vô số danh hiệu lớn. Sau 5 năm dẫn dắt và chia tay đội tuyển Việt Nam, HLV Park đã để lại niềm tiếc nuối thành tích cho đông đảo người hâm mộ. Kết cục là trong 2 năm sau đó, đội tuyển quốc gia không có một thành tích nào nổi bật cũng là điều dễ hiểu vì bóng đá có chu kỳ phát triển của nó, có lên đỉnh vinh quang, có lúc tụt dốt không phanh như đội tuyển Đức.
Sau khi thắng giải Nobel văn học, nhà văn Mạc Ngôn đã khéo léo từ chối lời đề nghị sửa sang lại căn nhà cũ của mình do chính quyền quê hương khởi xướng. Ông nói: “Tôi cần phải nhanh chóng quên đi giải thưởng này. Tôi không thể cứ mãi đắm chìm trong men say chiến thắng mà đánh mất chính mình.”
Ngủ quên trong chiến thắng là hành vi của kẻ hèn nhát không dám đối mặt với thực tại. Người giỏi không ưa khoa trương. Họ khiếm tốn và có chí tiến thủ.
Hôm qua dù có tốt đẹp thì cũng đã thành quá khứ. Người trưởng thành không nhắc lại chuyện xưa, chỉ tập trung sống hết mình cho hôm nay.
Sưu tầm