Nhìn thấu 4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ
Last updated: October 08, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 18 Mar 2024 "Giả ngu, giả ngốc" là một cảnh giới cao của người thành công
- 11 Feb 2024 Càng đọc càng thấm: 10 suy ngẫm sâu sắc từ nhà tâm lý học Carl Jung
- 01 Mar 2024 "Hồ đồ", "Trung dung", "Vô vi" và "tiêu dao" là gì?
- 12 Jun 2022 Marcus Aurelius: Hạnh phúc phụ thuộc vào chất lượng của những suy nghĩ
- 04 Sep 2022 Hiệu ứng cánh bướm là gì? Ý nghĩa và tác động của hiệu ứng cánh bướm
Tục ngữ Ấn Độ nói rằng:
- Bất luận bạn gặp ai, đó đều là gặp đúng người.
- Bất luận phát sinh vấn đề gì, nó đều là việc duy nhất phát sinh.
- Bất kể sự việc phát sinh lúc nào, đều là đúng thời khắc.
4 quy tắc tâm linh cần khắc cốt ghi tâm
Quy tắc đầu tiên: "Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp cả"
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ cả. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại.
Quy tắc thứ hai: "Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra"
Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.
"Không có; Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi..., thì nó hẳn đã khác đi. "
Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta học ra bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
Quy tắc thứ ba: "Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm"
Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn.
Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.
Quy tắc thứ tư: "Những gì đã qua, cho qua"
Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hóa của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.
Mọi chuyện trên đời đều đã có đáp án, quan trọng là bạn phải kiên nhẫn
“Bất luận bạn gặp ai, người đó đều là người cần xuất hiện trong cuộc đời của bạn, tuyệt đối chẳng phải ngẫu nhiên, người đó sẽ dạy cho bạn một thứ gì đó”.
Mọi sự đã có Trời xanh an bài
Mỗi khi bạn gặp khó khăn, đau khổ, hãy đừng vì vậy mà buông bỏ, hãy đợi thêm chút nữa mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thôi. Hãy tin rằng mọi chuyện trên đời này đều đã được sắp xếp một cách tốt nhất.
Ở đời nên nhớ rằng, người càng toan tính, càng thiệt thân, người vô ưu tưởng như là ngốc mới chính là người hưởng phúc.
Và nếu như số kiếp của bản thân mình có không sung sướng được như người khác thì cũng đừng oán hận, bản thân mình chỉ là đang trả kiếp mà thôi. Cứ an nhiên mà sống, quả báo nhãn tiền, trời chẳng phụ lòng người.
Nhà sư Thích Thánh Tuệ cũng từng nói:
“Ta thường gọi nhân duyên tốt là thuận duyên, và nhân duyên xấu là nghịch duyên, tức là những điều kiện có lợi và bất lợi cho ta. Bản chất của nhân duyên thì không có thuận nghịch, tốt xấu. Nó chỉ hội tụ hay tan rã theo sự thích ứng giữa các tần số năng lượng phát ra từ mọi cá thể mà thôi. Ấy vậy mà thói quen của hầu hết chúng ta khi đón nhận thuận duyên thì luôn cảm thấy sung sướng và rất muốn duy trì mãi nhân duyên ấy, còn khi gặp phải nghịch duyên thì luôn cảm thấy khó chịu và tìm cách tránh né hay loại trừ.
Nhưng chưa hẳn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên sẽ khiến ta yếu đuối. Và nhiều khi thuận duyên ban đầu nhưng lại biến thành nghịch duyên sau này, có khi nghịch duyên bây giờ nhưng lại biến thành thuận duyên trong tương lai. Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta”.