Domain Knowledge là gì? Ưu và nhược điểm?
Last updated: January 26, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 03 Nov 2022 BAU (Business-As-Usual) là gì?
- 01 Nov 2023 Lệnh thay đổi kỹ thuật (Engineering Change Order - ECO) là gì?
- 01 Nov 2021 Phân tích quy trình hiện tại (AS-IS) là gì?
- 05 Jan 2024 Value-Added Distributors (VAD) là gì?
Domain Knowledge được hiểu theo dịch nghĩa tiếng Anh có nghĩa là kiến thức miền, dịch sang tiếng Việt là "kiến thức nghiệp vụ" hay "kiến thức chuyên ngành"
Những hiểu biết Domain Knowledge về từng lĩnh vực giúp cho nhân viên hay những nhà quản lý có thể thực hiện công việc và nhiệm vụ cũng như thể hiện vai trò tốt nhất. Một trong những điều quan trọng đối với tất cả các nhân lực trong doanh nghiệp là Domain Knowledge.
Thực chất có thể mọi người đã bắt gặp khái niệm Domain Knowledge hoặc đã từng sử dụng khái niệm này nhưng không nhiều người nắm được Domain Knowledge là gì?
Domain Knowledge là gì?
Domain Knowledge được hiểu theo dịch nghĩa tiếng Anh có nghĩa là kiến thức miền, dịch sang tiếng Việt là "kiến thức nghiệp vụ" hay "kiến thức chuyên ngành". Bản chất của Domain Knowledge là kiến thức về một chuyên ngành hoặc lĩnh vực cụ thể, trái ngược với kiến thức chung hoặc kiến thức độc lập với Domain Knowledge.
Domain Knowledge là một thuật ngữ được sử dụng ở nhiều chuyên ngành khác nhau và được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghệ phần mềm vì đặc thù của IT là có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của xã hội.
Lưu ý: Domain trong địa chỉ Website được hiểu là tên miền địa chỉ Web. Ví dụ: tigosoftware.com là tên miền (domain) của website công ty TIGO.
Với mỗi ngành khác nhau hay mỗi trường hợp ngữ cảnh được sử dụng thì ngữ nghĩa của Domain Knowledge lại có chút thay đổi về khái niệm và nội hàm.
Thuật ngữ này được mở rộng và khái quát cho các kiến thức chuyên sâu hơn, không chỉ giới hạn ở nghiệp vụ, chuyên ngành. Thí dụ những chuyên gia IT có kiến thức về GIS (hệ thống thông tin địa lý) thường dành phần lớn cuộc đời tham gia các dự án có yếu tố bản đồ. Chuyên gia ERP sẽ chỉ triển khai các hệ thống ERP. Kỹ sư CNTT làm việc trong lĩnh vực banking có Domain Knowledge riêng về mảng công nghệ fintech mà không thể tìm thấy ở bất cứ lĩnh vực nào khác ngoài lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Trong quy trình triển khai phần mềm thì Domain Knowledge là kiến thức về môi trường triển khai, ví dụ Configuration Management (quản lý cấu hình hệ thống), Container Docker, DevOps...
Những khái niệm liên quan đến Domain Knowledge
Một vài khái niệm liên quan đến domain knowledge ngành phần mềm mà bạn nên biết như:
- Domain Engineering: Domain Engineering là toàn bộ quá trình tái sử dụng kiến thức miền (nghiệp vụ, chuyên ngành hoặc chuyên môn kỹ thuật công nghệ như Fintech, Banking...) trong việc sản xuất các hệ thống phần mềm mới. Nó là một khái niệm then chốt trong tái sử dụng phần mềm có hệ thống và kỹ thuật dòng sản phẩm. Ý tưởng quan trọng trong việc tái sử dụng phần mềm có hệ thống là miền ứng dụng (domain). Hầu hết các tổ chức chỉ hoạt động trong một vài lĩnh vực. Họ liên tục xây dựng các hệ thống tương tự trong một miền nhất định với các biến thể để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Thay vì xây dựng từng biến thể hệ thống mới từ đầu, có thể tiết kiệm đáng kể bằng cách sử dụng lại các phần của hệ thống trước đó trong miền để xây dựng các hệ thống mới.
- General Knowledge: Là thông tin khái quát đã được tích lũy theo thời gian thông qua các phương thức khác nhau.
- Software Engineer: có thể hiểu đây là khái niệm chỉ công nghệ phần mềm, là việc áp dụng có hệ thống kỹ thuật tiếp cận với sự phát triển của phần mềm. Công nghệ phần mềm là một lĩnh vực phụ trực tiếp của kỹ thuật và có sự trùng lặp với khoa học máy tính, khoa học công nghệ, khoa học dữ liệu và khoa học quản lý.
- Problem domain: đây là khái niệm chỉ miền vấn đề. Một miền vấn đề là lĩnh vực chuyên môn hoặc ứng dụng cần được kiểm tra để giải quyết vấn đề. Tập trung vào một miền vấn đề chỉ đơn giản là chi xem xét các chủ đề mà một cá nhân quan tâm và loại trừ mọi thứ khác.
Chắc hẳn qua những thông tin đã nói đến, những khái niệm xung quanh đã giúp bạn có cái nhìn khái quát, có thêm hiểu biết về domain knowledge là gì.
Ưu và nhược điểm của Domain Knowledge
Ưu điểm của Domain Knowledge
Domain knowledge thể hiện sự hiểu biết sâu về hoạt động bên trong, quy trình, thủ tục và các khía cạnh quan trọng khác của từng lĩnh vực liên quan.
Một trong nhiều lý do lý giải cho câu hỏi tại sao Domain knowledge có ý nghĩa quan trọng là:
- Nắm vững Domain Knowledge giúp giảm thời gian training.
- Nắm vững Domain Knowledge giúp theo dõi lỗi nhanh chóng.
- Nắm vững Domain Knowledge giúp dễ dàng hiểu các thuật ngữ kỹ thuật.
- Nắm vững Domain Knowledge giúp đội ngũ vận hành phát triển các ý tưởng tốt hơn nữa.
- Nắm vững Domain Knowledge đưa ra cách tổ chức hiệu quả qua các mô hình workflow, workflow automation (tự động hóa quy trình), Intelligence Amplification (AI - tăng cường thông minh cho tính năng vận hành của phần mềm), compliance automation (tự động hóa quy trình tuân thủ), business process rules (quy tắc nghiệp vụ)...
Nhược điểm của Domain Knowledge
Domain Knowledge đôi khi có thể ngăn cản sự đổi mới theo một số cách:
- Phản kháng đến từ sự hiểu biết (wisdom): Các chuyên gia bác bỏ hoặc không thừa nhận những ý tưởng mới dựa trên các chuẩn mực đã được thiết lập và các phương pháp truyền thống.
- Tư duy nhóm và thiên kiến xác nhận: Việc thiếu sự hợp tác liên ngành có thể thúc đẩy văn hóa tuân thủ trong một lĩnh vực, cản trở các quan điểm thay thế.
- Làm mất khả năng tìm kiếm các cơ hội mới: Quan điểm hạn hẹp và bảo thủ có thể khiến các chuyên gia trong lĩnh vực gặp khó khăn trong việc nhận ra tiềm năng của việc áp dụng công nghệ theo những giải pháp "phá cách" có thể thực hiện được.
- Loại bỏ hoặc đánh giá thấp quan điểm của người ngoài: Bỏ qua hoặc đánh giá thấp ý tưởng của những người không phải là chuyên gia có thể đồng nghĩa với việc bỏ lỡ các giải pháp sáng tạo và có giá trị.
- Sợ thất bại hoặc ác cảm rủi ro: Các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành không muốn chấp nhận rủi ro hoặc thử nghiệm vì họ nhận thấy có thể đánh mất thứ gì đó như kinh nghiệm hoặc lợi thế của bản thân, điều này có thể vô tình cản trở sự đổi mới.
Business Analyst có cần nắm vững Domain Knowledge không?
Việc nắm rõ Domain Knowledge rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức. Đặc biệt, Business Analyst là người sẽ phân tích Domain Knowledge và tìm ra các vấn đề cốt lõi của nghiệp vụ cũng như các nỗi đau (pain points) trong vận hành Domain đó. Sau quá trình phân tích và tìm hiểu thì họ sẽ đề ra các giải pháp công nghệ phù hợp và hiệu quả.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp nhỏ thì sẽ không có vị trí này vì những người đứng đầu hoặc các bộ phận liên quan sẽ đảm nhiệm trách nhiệm phân tích và tìm hiểu các Domain Knowledge. Và việc hiểu rõ Domain Knowledge là một quá trình lâu dài, cần nhân sự dài hạn theo đuổi thay vì thuê BA hợp tác ngắn hạn.
Domain Knowledge: Rào cản hay chất xúc tác cho sự đổi mới sáng tạo?
Nhiều quảng cáo việc làm yêu cầu kiến thức sâu rộng về chuyên ngành cùng nhiều năm kinh nghiệm. Những người sáng lập đưa các chuyên gia về lĩnh vực vào nhóm đồng sáng lập của họ là điều bình thường đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều ví dụ cho thấy rằng kiến thức về lĩnh vực có thể không cần thiết để đổi mới hoặc thậm chí phá vỡ toàn bộ các ngành. Airbnb, Uber, WhatsApp, Amazon, Stripe.... Những doanh nghiệp tỷ đô này chỉ là một vài ví dụ trong đó những người sáng lập không phải là chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng của họ khi họ bắt đầu khởi nghiệp.
Kết luận
Tóm lại, Domain Knowledge có thể không phải là điều kiện tiên quyết để bắt đầu một hoạt động kinh doanh đột phá. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với kết quả mong muốn cũng như nhu cầu và môi trường của khách hàng là điều cần thiết. Khi hoạt động kinh doanh phát triển, việc thu thập kiến thức về lĩnh vực liên quan trở nên tất yếu để duy trì lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy sự đổi mới. Khuyến khích một nền văn hóa coi trọng những quan điểm đa dạng, sự tò mò và hợp tác cũng quan trọng không kém.
Lưu ý cuối cùng, mặt trái của Domain Knowledge là nguyên nhân khiến các trung tâm đổi mới và các nỗ lực chuyển đổi số có thể thất bại.
Trên đây là các bài viết dựa trên kinh nghiệm của đội ngũ Business Analyst có nhiều năm kinh nghiệm và đồng hành cùng TIGO Solutions. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về vấn đề này và cho chúng tôi biết cảm nghĩ qua địa chỉ liên lạc trên website.