Airtable là ứng dụng gì?
Last updated: April 02, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 23 Dec 2021 Quy trình tự động hóa RPA là gì? RPA khác với AI như thế nào?
- 28 Aug 2024 K-INNOVATION: SỰ KIỆN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC
- 03 Oct 2021 Elsa Speak: Công nghệ sẽ khai phóng tiềm năng ngôn ngữ nhờ tích hợp AI
- 01 Mar 2023 12 rào cản của chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 27 Dec 2024 Chuyển hình ảnh thành văn bản có thể chỉnh sửa cực nhanh – Khám phá ngay!
Airtable là gì?
Airtable là một dịch vụ phần mềm tương tác trên nền tảng đám mây có trụ sở tại San Francisco. Được thành lập vào năm 2012 bởi Howie Liu, Andrew Ofstad và Emmett Nicholas.
Airtable is a low‒code platform to build next‒gen apps. Move beyond rigid tools, operationalize your critical data, and reimagine workflows with AI.
Airtable là sự kết hợp giữa bảng tính với cơ sở dữ liệu (spreadsheet-database hybrid), với các tính năng của cơ sở dữ liệu nhưng được áp dụng cho bảng tính. Các trường trong bảng Airtable tương tự như các ô trong bảng tính nhưng có sự chuyển đổi mạnh mẽ và đa dạng về tính năng sử dụng như 'checkbox', trường điện thoại và định dạng tiền tệ, và 'danh sách thả xuống' (dropdown), thậm chí có thể tham chiếu các tệp đính kèm chẳng hạn hình ảnh, video.
Đúng như tên gọi của nó, Airtable ngụ ý một cơ sở dữ liệu trên "không trung". Người dùng không nhất thiết phải chuyên gia CNTT cũng có thể thiết kế cấu trúc dữ liệu tương tự như Database. Ứng dụng này có thể xem là tiền đề cho xu hướng "No Code, Low Code" trong tương lai.
Airtable có nhiều ý tưởng tương đồng với Monday.com. Tuy nhiên Airtable là một dịch vụ đơn giản hơn, nhỏ gọn hơn và phù hợp nhu cầu thị trường ngách cụ thể.
Giao diện (Screenshots)
Ưu điểm của Airtable
- Nhiều tùy chọn trường có thể tùy chỉnh khác nhau, bao gồm cả mã vạch và công thức (tương tự như Excel)
- Giao diện giống bảng tính quen thuộc.
- Chế độ xem tùy chỉnh dễ dàng và nhanh chóng.
- Phân cấp và phân quyền người dùng giống như đang thao tác một ứng dụng phần mềm hoàn chỉnh end-to-end
- Các mẫu được tạo sẵn (Pre-built templates) cho nhiều nhiệm vụ cá nhân hoặc liên quan đến công ty
- Chức năng quản lý tài chính nhỏ gọn: Các nhóm có thể sử dụng Airtable để quản lý ngân sách, theo dõi chi phí và phân tích dữ liệu tài chính. Với chế độ xem có thể tùy chỉnh, bạn có thể tạo báo cáo phù hợp với nhu cầu của nhóm mình, giúp bạn dễ dàng kiểm soát tình hình tài chính của mình.
- Tính năng Automation loại bỏ nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại. Bằng cách định cấu hình quy trình làm việc kích hoạt hành động tùy chỉnh, bạn và nhóm của mình tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quy trình làm việc hiệu quả hơn.
- Tính năng theo dõi dữ liệu mở rộng (Extensive data-tracking) cho phép mỗi thành viên trong nhóm dễ dàng theo dõi các thay đổi trong các bảng và bản ghi riêng lẻ, giúp việc cộng tác hiệu quả và minh bạch hơn.
- Cùng hàng trăm tích hợp khác...
Nhược điểm của Airtable
- Phần mềm này có thể khá đắt, đặc biệt nếu bạn muốn truy cập các tính năng cao cấp hơn của nó. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ ngân sách cho nó, những tính năng này có thể đáng để đầu tư.
- Airtable không dành riêng cho quản lý dự án chuyên nghiệp: Mặc dù Airtable có thể được sử dụng để quản lý dự án và mọi công việc, nhiệm vụ, khiếu nại... nhưng nó không được thiết kế dành riêng cho các mục tiêu mở rộng. Airtable chủ yếu là trình tạo ứng dụng phần mềm cộng tác dành cho những nhóm doanh nghiệp nhỏ muốn có giải pháp quy trình làm việc tinh gọn, có thể tùy chỉnh và phù hợp với nhu cầu tối giản của họ.
- Đối với người mới bắt đầu thì việc học làm quen Airtable cũng giống như học Excel, do vậy sẽ mất một khoảng thời gian để có thể phát huy hiệu quả.
Airtable dùng trong các trường hợp nào?
- Quản lý thông tin khách hàng (CRM)
- Quản lý hồ sơ nhân viên
- Quản lý dự án
- Quản lý công việc
- Quản lý chiến dịch marketing
- Quản lý tồn kho
- Lập kế hoạch quản lý nội dung
- Quản lý sự kiện
- và nhiều mô hình kinh doanh khác...