Quản lý nội dung doanh nghiệp (ECM)
Last updated: March 11, 2022 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 01 Aug 2022 "Sponsored Content" là gì? Khác nhau giữa Sponsored Content và Native Advertising?
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
- 14 Aug 2022 Khác biệt giữa tiêu chí hoàn thành DOD (Definition of Done) với tiêu chí nghiệm thu (Acceptance Criteria)
- 01 Jul 2023 Phương pháp Shuhari - Làm sao học ít hiểu nhiều?
Quản lý nội dung doanh nghiệp (thường được gọi tắt là ECM lấy từ chữ cái đầu của các từ tiếng Anh Enterprise content management), hay quản lý nội dung các tài liệu trong doanh nghiệp, là việc số hóa các tài liệu trong doanh nghiệp để quản lý (bằng công cụ máy tính).
Khái Quát
Trong các doanh nghiệp thì phần tài liệu (giấy tờ, công văn, hình ảnh) phát sinh rất nhiều, việc quản lý theo truyền thống lưu trữ bằng giấy có rất nhiều khuyết điểm như tốn chi phí, bảo mật, tìm kiếm, mức độ rủi ro. ECM được đề cập đến như một giải pháp thay thế, phần tài liệu sẽ được số hóa để quản lý. Ngoài ra ECM còn còn quản lý những phần ngoài tài liệu như nội dung trang web, quản lý phiên bản tài liệu (một tài liệu có thể có rất nhiều phiên bản từ lúc hình thành cho đến khi kết thúc)....
Các Thành Phần
Các hệ quản trị ECM có nói chung có thể chia ra làm bốn mục chính:
- Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau: làm thao tác lấy dữ liệu từ những nguồn khác nhau như văn bản tài liệu giấy, các tài liệu điện tử (văn bản, bảng tính, bản trình chiếu...), dữ liệu âm thanh, hình, phim ảnh. Liên quan đến các công nghệ nhận dạng, tạo chỉ mục, phân loại.
- Lưu trữ dữ liệu: đưa các dữ liệu nhập vào cất giữ, quản lý như sao lưu/phục hồi. Liên quan thiết bị lưu trữ (ổ đĩa cứng, băng từ, CD-ROM...), công nghệ lưu trữ ?, thời hạn lưu trữ
- Phân phối dữ liệu đến người dùng: cách đưa dữ liệu đến người dùng, liên quan đến tính bảo mật (tài khoản/quyền hạn), tìm kiếm, hiển thị, ứng dụng hiển thị, định dạng file xuất
- Quản lý cơ sở dữ liệu, quản lý hệ thống, quản lý người dùng: khái niệm chung có thể hiểu bao gồm cả ba mục còn lại. Các phần quản lý bao gồm quản trị cơ sở dữ liệu, quản lý hệ thống, quản lý người dùng
Lợi Ích Thực Tế Của ECM
Việc triển khai ECM mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức, giúp cho việc quản lý nội dung, thông tin doanh nghiệp được thực hiện một cách dễ dàng, thông suất theo đúng các tiêu chuẩn, quy trình đã định. Cụ thể:
- Tự động hóa quy trình xử lý nghiệp vụ.
- Tập trung hóa việc quản lý thông tin.
- Cung cấp thông tin nhanh chóng và đầy đủ.
- Hỗ trợ ra quyết định kịp thời.
- Tiết kiệm chi phí vận hành (đặc biệt là chi phí giấy tờ).
- Dễ đánh giá chất lượng công việc, giảm thiểu sai sót, giảm thiểu thiệt hại.
- Dễ dàng kiểm tra, truy vấn thông tin.
Những Phân Hệ Có Thể Áp Dụng ECM
- Quản lý tài liệu (Document Managerment).
- Quản lý luồng công việc (Workflow).
- Quản lý nội dung web (Web content Managerment).
- Quản lý hồ sơ (Records Management).
Một Số Hệ Thống ECM
- 1C:Quản lý văn bản (ECM)
- Documentum,
- Alfresco,
- Laserfiche,
- OpenText,
- FileNet,
- SharePoint,
- ILINX
- Odoo
Odoo all-in-one: Hệ thống ECM cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với 37 modules cốt lõi và hàng ngàn module trên chợ ứng dụng của Odoo Apps Store.
Hầu hết các ECM trên đều là giải pháp có phí do các hãng lớn cung cấp như: FileNet từ IBM, SharePoint của Microsoft, "1C:Quản lý văn bản Corp (ECM)" của hãng 1C, Documentum của EMC Corporation,.... Trong đó có Alfresco là giải pháp Quản lý tài liệu mã nguồn mở và miễn phí.