Tổng hợp 25 mô hình kinh doanh phổ biến trên thế giới
Last updated: December 06, 2023 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 15 Feb 2021 Ứng dụng thuyết ngũ hành trong quản lý
- 01 Aug 2022 "Sponsored Content" là gì? Khác nhau giữa Sponsored Content và Native Advertising?
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
- 14 Aug 2022 Khác biệt giữa tiêu chí hoàn thành DOD (Definition of Done) với tiêu chí nghiệm thu (Acceptance Criteria)
Việc lựa chọn mô hình kinh doanh 4.0 thời đại ngày nay là rất quan trọng, có tác động trực tiếp đến sự thành công của dự án kinh doanh hay không. Việc tìm hiểu mô hình kinh doanh này nay là rất quan trọng giúp bạn nhìn thấy rõ hơn tương lai của doanh nghiệp, để chính bạn có thể tự xác định mô hình kinh doanh.
1. Mô hình nhà sản xuất (end-to-end production)
Mô hình kinh doanh nhà sản xuất là các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng từ các nguyên liệu đầu vào hoặc gia công lắp ráp tạo ra thành phẩm.
Các doanh nghiệp sản xuất có thể bán sản phẩm của họ trực tiếp đến người dùng hoặc thông qua các trung gian phân phối hoặc cũng có thể kết hợp cả hai kênh phân phối này.
Các doanh nghiệp điển hình đó là: Ford, Dell, …
2. Mô hình nhà phân phối (Distributor)
Mô hình nhà phân phối là các công ty doanh nghiệp trực tiếp mua lại các sản phẩm từ nhà sản xuất và phân phối lại cho các đại lý bán lẻ hay trực tiếp đến khách hàng.
Ví dụ một đại lý xe ô tô sẽ mua xe trực tiếp từ nhà sản xuất và bán nó rộng rãi cho khách hàng cuối.
3. Mô hình kinh doanh bán lẻ (Retailer)
Bán lẻ là những đơn vị nhập hàng với số lượng ít hơn từ nhà phân phối hoặc nhà bán buôn để bán lại cho khách hàng của mình tại một khu vực nhỏ hơn.
Ví dụ: mô hình của Amazon, Watson, Guardian, Tesco,…
4. Mô hình nhượng quyền thương mại (Franchise)
Mô hình nhượng quyền thương mại có thể là nhà sản xuất, nhà phân phối và cả nhà bán lẻ. Thay vì tự sản xuất ra sản phẩm hay mua hàng từ bên khác thì mô hình này sử dụng sự thành công của mô hình khác để kinh doanh.
Có nghĩa rằng bạn mua/thuê lại mô hình kinh doanh và thương hiệu của bên khác để kinh doanh và bạn sẽ phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền để được sử dụng mô hình và thương hiệu của họ. Đây là một hình thức đang rất phát triển tại Việt Nam.
Ví dụ: McDonald’s, 7 Eleven, Pizza Hut, Lotteria,…
5. Mô hình kinh doanh truyền thống (bricks-and-mortar)
Mô hình này thiên về các doanh nghiệp truyền thống khi mọi giao dịch của nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ đều diễn ra ở môi trường thực, ngay tại văn phòng công ty hoặc cửa hàng offline v.v
Ví dụ: Tesco…
6. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử (B2C - Business to Consumer)
Đây là mô hình phát triển từ mô hình Bricks-and-motar (gạch và vữa). Điểm khác biệt rõ ràng nhất các giao dịch với khách hàng sẽ diễn ra trên cửa hàng trực tuyến trên Internet thay vì môi trường thực.
Ví dụ: Các shop bán hàng online trên website, mạng xã hội...
7. Mô hình kinh doanh Sàn thương mại điện tử (B2B - Business to business)
Đây là mô hình kinh doanh trực tuyến đang phát triển mạnh nhất trên thế giới. Mô hình này tạo ra các sàn giao dịch thương mại điện tử để thu hút các nhà kinh doanh trực tuyến cùng tham gia buôn bán sản phẩm.
Mô hình này bao gồm cả kinh doanh nhỏ (B2C) và giao dịch giữa các đối tác lớn (B2B).
Các sàn xây dựng thương hiệu từ việc xây dựng niềm tin mua hàng online, phát triển hệ thống logictis, chính sách kênh người bán chặt chẽ,….Họ thu phí từ việc quảng cáo trên nền tảng, dữ liệu bigdata, thu phí các giao dịch trên sàn v.v..
Ví dụ: Amazon, eBay, Lazada, Shopee, Tiki,…
8. Mô hình bán lẻ kết hợp online và offline (Bricks-and-clicks)
Mô hình Bricks-and-clicks là sự kết hợp giữa mô hình Bricks-and-mortar và thương mại điện tử. (online và offline)
Khách hàng có thể đặt hàng trên website trực tuyến và nhận hàng ngay tại cửa hàng tại khu vực mình sống.
Ví dụ: các thương hiệu thời trang như Juno, Vascara, Yame,…
9. Mô hình kinh doanh đồng xu (Nickel-and-dime)
Mô hình đồng xu niken này được áp dụng khi bạn kinh doanh các sản phẩm có sự cạnh tranh cao hoặc khách hàng rất nhạy cảm về giá thành.
Thay vì bạn bán với mức giá của thị trường thì bạn có thể hạ giá sản phẩm để tăng tính cạnh tranh và bù sự chênh giá này bằng các khoản phí khác mà thường khách hàng sẽ không để ý hoặc buộc phải chấp nhận.
Lấy ví dụ cụ thể bạn bán một chiếc thảm lót sàn nhà với giá thị trường 600 đô có thể khó cạnh tranh với các đối thủ, tuy nhiên nếu bạn hạ giá thành này xuống 500 đô và tính thêm 100 đô cho phí vận chuyển thì khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận một khoản 600 đô cho toàn bộ dịch vụ từ A đến Z hơn.
Phương thức này thường được áp dụng ở các hãng hàng không giá rẻ (giá vé rẻ sẽ được bù vào các khoản ký gửi hành lý, hành lý vượt chẳng hạn).
10. Mô hình kinh doanh combo (Bundling)
Mô hình Bunding là mô hình kinh doanh kết hợp bao gồm các công ty bán hai hoặc nhiều sản phẩm cùng nhau như một đơn vị duy nhất, thường với mức giá thấp hơn so với việc họ tính phí bán các sản phẩm riêng lẻ.
Nếu lo ngại về chi phí để thu hút một khách hàng, công ty có thể cố gắng kết hợp các sản phẩm để bán nhiều mặt hàng cho một khách hàng. Gói gộp tận dụng khách hàng hiện tại bằng cách cố gắng bán cho họ những sản phẩm khác nhau. Điều này được khuyến khích bằng cách giảm giá khi mua nhiều sản phẩm.
Với mô hình này, các công ty có cơ hội tạo ra khối lượng bán hàng lớn hơn cũng như cung cấp vào các thị trường sản phẩm, dịch vụ đang khó bán. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp bán sản phẩm với giá thấp hơn nên tỷ suất lợi nhuận thường thu hẹp dần.
11. Mô hình kinh doanh miễn phí (Freemium)
Đây là mô hình đang rất phổ biến trên thế giới vì sự hiệu quả của nó.
Đi từ việc miễn phí các tính năng cơ bản nhưng vẫn rất giá trị cho người dùng để thu hút càng nhiều người dùng càng tốt (business traction: tạo lực kéo kinh doanh). Từ đó doanh nghiệp sẽ cung cấp thêm các gói giá trị cao hơn hoặc thêm các tính năng bổ sung mà người dùng cần phải trả phí để được sử dụng.
Nhược điểm của mô hình này là chi phí khởi nghiệp lớn, là cuộc chơi của các doanh nghiệp trường vốn, chấp nhận rủi ro và tính toán chiến lược lâu dài.
Ví dụ: Google drive miễn phí 15 GB lưu trữ và thu phí khi bạn có nhu cầu up lên gói lưu trữ cao hơn, Spotify cung cấp dịch vụ nghe nhạc chất lượng cao nhưng để ẩn quảng cáo bạn cần trả một khoản phí,…
12. Mô hình đăng ký thuê bao trả phí (Subscription)
Mô hình này thường cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng dành cho các người dùng cao cấp. Các giao dịch thường được xác định thông qua hợp đồng hoặc xác thực thành viên bài bản.
Ví dụ: Netflix cho người người thuê bao trả phí theo tháng để sử dụng các dịch vụ giải trí độc quyền của mình.
13. Mô hình kinh doanh dịch vụ (Product-as-service)
Sản phẩm dưới dạng dịch vụ là một mô hình kinh doanh trong đó dịch vụ được cung cấp cho một cộng đồng nhỏ (lĩnh vực hẹp) thay vì phục vụ thông qua việc mua sản phẩm như kinh doanh truyền thống. Sản phẩm dưới dạng dịch vụ cho phép người tiêu dùng mua kết quả mong muốn thay vì sản phẩm tạo ra kết quả đó. Mô hình truyền thống là sản phẩm "chịu trách nhiệm" cho kết quả, nếu sản phẩm lỗi thì kết quả sai. Trong thời đại Web 2.0 nơi các mô hình kinh doanh dựa trên đăng ký thuê bao chiếm ưu thế, nhiều công ty đã biến các sản phẩm "tĩnh" của họ thành dịch vụ động có sự linh hoạt cao hơn, ứng biến với thay đổi tốt hơn, khắc phục lỗi nhanh hơn.
Ví dụ: Thay vì mua tủ lạnh chỉ để phục vụ pha cà phê, bạn có thể mua đá công nghệp phân phối ở các siêu thị. Thay vì mua bàn ghế phục vụ hoạt động văn phòng, bạn có thể mua dịch vụ cho thuê tài sản.
14. Mô hình kinh doanh quảng cáo (Advertisement)
Đây là mô hình đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.
Bạn có thể xây dựng các nền tảng online như website, channel Youtube, tài khoản mạng xã hội,… và cung cấp các giá trị độc đáo để thu hút người dùng theo dõi. Để từ đó bạn có thể thu phí từ việc quảng cáo cho các bên khác (affiliate marketing, google adsense, PR review sản phẩm) hoặc tự quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ của mình.
15. Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Đây là mô hình kinh doanh bằng cách giới thiệu sản phẩm dịch vụ của bên khác (mà bạn không tự sản xuất ra) và bạn được trả hoa hồng khi bán sản phẩm thành công.
Bạn có thể chủ động đăng ký làm đối tác, affiliate cho các doanh nghiệp khác nếu mình có nền tảng sẵn có và năng lực quảng cáo truyền thông. Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký trở thành affiliater trên các nền tảng chuyên nghiệp cho tiếp thị liên kết như Accesstrade, Masoffter, Lazada, Haravan, Agoda,…
16. Mô hình bán thẳng (Dropshipping)
Dropshipping (hay Dropship) là hình thức kinh doanh không cần ôm hàng.
Đây là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà bạn không cần sở hữu sản phẩm hay cửa hàng thực tế nào. Bạn chỉ cần có một cửa hàng trực tuyến để bày bán các sản phẩm của bên khác và khi có đơn đặt hàng bạn chỉ việc đặt hàng cho bên cung cấp/sản xuất về đơn hàng của bạn và bên nhà cung cấp sẽ tự lo khâu sản xuất và ship đến khách hàng. Chính vì việc bạn không tham gia vào khâu vận chuyển nên mới gọi là Dropship.
Điểm khác biệt giữa mô hình Dropship và mô hình tiếp thị liên kết là đơn hàng được đặt ngay tại trang website của bạn, khác với tiếp thị liên kết.
17. Mô hình vốn cộng đồng (Crowd-Sourcing)
Còn được gọi là mô hình đóng góp cộng đồng, điển hình của mô hình là đó Wikipedia, Douligo. reCaptcha
Mô hình này thường được kết hợp với các mô hình kinh doanh và mô hình lợi nhuận khác để cung cấp giá trị cho người dùng và kiếm tiền.
18. Mô hình kinh doanh "đa cấp" MLM (Multi Level Marketing)
MLM dùng để chỉ một phương thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập.
Những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ đứng trên phương diện là đối tác phân phối hàng hoá cho công ty. Họ có nhiệm vụ giới thiệu, bán sản phẩm tới những khách hàng và như vậy họ có khoản thu nhập nhất định từ hoa hồng bán sản phẩm. Ngoài ra họ còn có nhiệm vụ giúp đỡ những người khác cùng tham ra doanh nghiệp MLM, dạy họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là downline (tuyến dưới). Ngoài thu nhập từ hoa hồng bán sản phẩm, họ còn nhận được hoa hồng từ mạng lưới tuyến dưới, tiền thưởng nếu đạt doanh số…
MLM thực tế là một hình thức Marketing có tổ chức, trong đó việc quảng bá và phân phối sản phẩm được chuyển giao cho nhà phân phối – cũng là người tiêu dùng sản phẩm, hoa hồng trả cho nhà phân phối dựa trên doanh số mà hệ thống của họ đạt được. Mà đã là Marketing thì đòi hỏi phải có tính tổ chức như một doanh nghiệp thực thụ, sáng tạo nhưng vẫn phải đảm bảo kỷ luật, nguyên tắc và hoàn toàn không hề tự phát. Mọi sự vận hành MLM mà chệch khỏi cách hiểu này thì đều sẽ không thành công và dễ vướng vào các nghi án lừa đảo.
19. Mô hình kinh doanh sàn phi tập trung (Blockchain)
Blockchain là một mô hình kinh doanh mới. Với blockchain, các tổ chức có thể biến doanh nghiệp của họ thành nền tảng phi tập trung để thay đổi cách hoạt động kinh doanh của họ. Nó thay đổi các thực thể, dòng giao dịch, lợi nhuận và cũng đảm bảo rằng duy trì sự tăng trưởng trong suốt quá trình kinh doanh.
Blockchain có thể mang lại tiềm năng kinh tế mới trong ngành giải trí, nông nghiệp, logistics, giáo dục, y tế..
Mô hình kinh doanh dựa trên blockchain được đặc trưng bởi ba đặc tính chính của công nghệ blockchain: tính minh bạch, tính bất biến và phi tập trung. Bản chất của thương mại bao gồm các tương tác ngang hàng trong một mạng lưới đáng tin cậy và đáng tin cậy.
20. Mô hình tương tác khách hàng (Customer engagement model)
Mô hình tương tác khách hàng (customer engagement model) là một phương thức tiếp cận giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì các mối quan hệ lâu dài trong suốt hành trình của khách hàng. Mục tiêu của mô hình tương tác khách hàng này là nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng chuyển đổi, cải thiện tỷ lệ giữ chân và giá trị vòng đời khách hàng để đảm bảo tăng trưởng doanh thu bền vững. Các mô hình tương tác khách hàng thường được phân thành các loại cơ: Low-touch và High-touch
21. Mô hình kinh doanh ít tương tác, ít chạm (Low-touch)
Các mô hình low-touch phù hợp với các doanh nghiệp SaaS và B2B kinh doanh các giải pháp theo số lượng lớn, có mức giá thấp và ít phức tạp hơn. Mô hình tương tác low-touch có ít điểm tiếp xúc với khách hàng hơn trong khi các tương tác chủ yếu được hỗ trợ bởi công nghệ và tự động hóa. Quá trình onboarding thường bắt đầu với một email giới thiệu tự động làm nổi bật các tính năng của sản phẩm và tiếp tục với chuỗi email giới thiệu tự động. Khách hàng thường được trợ giúp thông qua các tài nguyên tự hỗ trợ như video hướng dẫn, các chỉ dẫn, bài viết trong cơ sở tri thức và chat bot tự động.
22. Mô hình tương tác cao (High-touch)
Các mô hình onboarding high-touch thường hoạt động tốt với các công ty phần mềm kinh doanh các giải pháp doanh nghiệp phức tạp, chi phí cao. Tương tác onboarding thường bắt đầu với phần giới thiệu từ nhóm bán hàng và có thể bao gồm các buổi đào tạo online hoặc gặp mặt trực tiếp và check-in hàng tuần với nhân viên sales hoặc trưởng bộ phận customer success được chỉ định cho từng khách hàng. Nó giúp đảm bảo việc sử dụng sản phẩm được suôn sẻ, mức độ sử dụng sản phẩm hiệu quả cũng như sự thành công liên tục của khách hàng. Phương thức tiếp cận tương tác high-touch cho phép điều chỉnh trải nghiệm onboarding phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của khách hàng, đồng thời điều chỉnh nó dựa theo mức độ khách hàng phản hồi.
23. Mô hình kinh doanh lưỡi dao cạo (Razor Blade)
Được đặt tên một cách khéo léo theo nhà sản xuất sản phẩm đã phát minh ra mô hình này. Mô hình kinh doanh này nhằm mục đích bán một sản phẩm bền dưới giá thành để tạo ra doanh thu lợi nhuận cao cho một bộ phận hoặc tính năng dùng một lần của sản phẩm đó. Còn được gọi là "mô hình dao cạo và lưỡi dao cạo", các công ty lưỡi dao cạo có thể tặng những chiếc tay cầm lưỡi dao đắt tiền với tiền đề rằng về lâu dài, người tiêu dùng sẽ phải liên tục mua lưỡi dao cạo.
Ví dụ: Kinh doanh máy in HP là mô hình điển hình Razor Blade bán máy in và mực in.
Chiến lược định giá dao cạo râu đã được phổ biến bởi nhà phát minh dao cạo an toàn dùng một lần Gillette, công ty đã bán dao cạo bền với giá gốc và kiếm lời từ kinh doanh các lưỡi dao dùng một lần. Ngành công nghiệp trò chơi sử dụng chiến lược này bằng cách bán máy chơi trò chơi với giá gốc hoặc lỗ và các trò chơi điện tử miễn phí của họ để thu lợi nhuận dài hạn.
24. Mô hình lưỡi dao cạo ngược (Reverse Razor Blade)
Thay vì dựa vào các sản phẩm đi kèm có tỷ suất lợi nhuận cao, mô hình kinh doanh lưỡi dao cạo ngược cố gắng bán trước một sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao. Sau đó, để sử dụng sản phẩm, các sản phẩm đi kèm có giá thấp hoặc miễn phí sẽ được cung cấp. Mô hình này nhằm mục đích thúc đẩy việc bán trả trước đó (upfront sale), vì việc sử dụng thêm sản phẩm đi kèm thực tế không mang lại lợi nhuận cao như sản phẩm chính.
Ví dụ: Apple (bao gồm iPhone và các ứng dụng phần mềm)
25. Mô hình kinh doanh cho thuê tài sản (Leasing)
Theo mô hình kinh doanh cho thuê, một công ty mua một sản phẩm và sau đó cho khách hàng thuê với một khoản phí định kỳ. Người bán chuyển tài sản của món hàng đó cho bên cho thuê, là nhà tài trợ, cho phép người mua (bên thuê) sử dụng món hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định. Cuối cùng, người mua có thể thực hiện quyền chọn mua món hàng đó theo tỷ giá thị trường hiện tại. Thỏa thuận này giúp người bán có thể giải quyết được hàng hóa tồn đọng, nhà tài trợ kiếm được lợi nhuận và người mua không lỡ cơ hội sử dụng trong khi tránh được vấn đề thiếu vốn, không đủ chi phí sở hữu.
Hoạt động thuê mua là một bộ phận của thị trường vốn, giải quyết mối quan hệ cung - cầu vốn, trong đó người cung ứng vốn đóng vai trò là người cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê (người cần vốn) và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê.
TIGO Solutions