Tổng chi phí trong việc triển khai xây dựng phần mềm ERP
Last updated: April 28, 2022 Xem trên toàn màn hình
- 30 Sep 2022 Streamlining Your Business with Odoo - Everything You Need to Know
- 23 Sep 2021 Odoo được tích hợp với những nền tảng bên ngoài như thế nào?
- 15 Dec 2021 Chi phí triển khai Odoo bao gồm những gì?
- 06 Jul 2021 Sử dụng công cụ phần mềm quản lý dự án có tác động như thế nào đến sự phát triển của doanh nghiệp?
- 20 May 2023 So sánh lợi thế Odoo ERP với các giải pháp phần mềm quản trị khác?
ERP (Enteprise Resource Planning - kế hoạch hóa nguồn lực doanh nghiệp) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất. Đây là phương tiện hiện đại, sử dụng CNTT để quản lý tất cả các nguồn lực (nhân lực, tài chính, sản xuất, thương mại…) của một tổ chức.
Để triển khai một phần mềm ERP đôi khi là một công việc khó đối với một vài tổ chức chưa sử dụng phần mềm này bao giờ. Tuy nhiên, nếu triển khai thành công, đó lại là một công cụ hữu dụng và hiệu quả. Nếu đang ở giai đoạn đầu của quá trình đánh giá hệ thống phần mềm ERP, có lẽ nhiều doanh nghiệp cũng tự hỏi: " Doanh nghiệp của tôi sẽ trả chi phí bao nhiêu cho việc triển khai phần mềm ERP? ". Ước tính tổng chi phí của một giải pháp phần mềm ERP đòi hỏi phải đánh giá cẩn thận từng mảng của các biến thể khác nhau bao gồm: chi phí bản quyền phần mềm, chi phí triển khai, chi phí liên quan đến nâng cấp hệ thống thông tin, chi phí bảo trì hàng năm bởi nhà cung cấp và nội bộ.
Chí phí bản quyền
Chi phí bản quyền là chi phí ban đầu phải trả để được sử dụng phần mềm. Chi phí này thường dựa trên số phân hệ, và số người dùng đồng thời của phần mềm. Chi phí bản quyền ở Việt Nam cho một gói bản quyền thường khoảng từ 300 đến 50.000USD.
Theo quy luật chung, các ứng dụng đóng gói thường rẻ hơn so với phần mềm phải phát triển sửa đổi vì chi phí phát triển phần mềm đóng gói được chia sẻ cho hàng trăm hoặc hàng ngàn người sử dụng khác.
Chí phí triển khai
Đây là chi phí triển khai phần mềm ERP, nó bao gồm cả chi phí trả cho nhà cung cấp dịch vụ và thời gian tham gia của nhân viên trong công ty bỏ ra để tham gia vào triển khai hệ thống ERP. Với những dự án phức tạp, chi phí triển khai có thể bằng 5 lần chi phí bản quyền. Nhưng ở Việt Nam, nó ít khi cao đến vậy do độ phức tạp đòi hỏi còn thấp.
Dựa trên báo giá của các nhà cung cấp, với các sản phẩm ERP trung bình của Việt Nam chi phí triển khai khoảng từ 6.000 đến 75.000USD, với mức trung bình khoảng 40.000USD tức tương đương 100% chi phí bản quyền và có sự dao động lớn tuỳ theo. Tuy nhiên, các ứng dụng phát triển trong nước chi phí triển khai chỉ và khoảng 15% chi phí bản quyền nhưng thường các nhà cung cấp báo với giá rất cao.
Ở các nước phát triển, tỷ lệ phí cấp giấy phép ERP cho thị trường trung bình trung bình khoảng 3.000 đô la cho mỗi người dùng đồng thời. Nếu một công ty có 50 người dùng đồng thời, chi phí bản quyền phần mềm sẽ là $ 150,000.
Chi phí nâng cấp hệ thống hạ tầng
Chi phí khác bao gồm nâng cấp và thêm mới hệ thống hạ tầng thông tin như bản quyền các hệ thống quản trị dữ liệu, máy chủ ứng dụng, đường truyền băng thông rộng, thiết bị kết nối và các máy tính, máy chủ. Chi phí phụ thuộc vào yêu cầu của công ty đưa ra. Một máy chủ trung bình thường khoảng từ 3000 đến 6000USD. Chi phí thiết lập hệ thống mạng thường khoảng 200 đến 300USD cho một thành phần mạng.
Chí phí tư vấn
Có một số dự án thất bại do không lường trước được hết các yếu tố rủi ro như yêu cầu người sử dụng không được làm rõ, không hiểu hết về thời gian và chi phí cần thiết để triển khai, lựa chọn sai các phân hệ, cấu hình hệ thống sai,… Các yếu tố này có thể phòng ngừa trước bởi nhà tư vấn. Nhà tư vấn giúp doanh nghiệp phân tích hệ thống hiện tại, tiếp cận các giải pháp đúng đắn và/hoặc nhìn trước được quá trình triển khai của các nhà cung cấp.
Một nhà tư vấn thường cần thiết hơn khi mua các sản phẩm quốc tế và chi phí khoảng từ 30% đến 70% chi phí bản quyền.
Chi phí bảo trì hàng năm
Chi phí bảo trì hàng năm thường được các nhà cung cấp phần mềm tính vào phí dịch vụ hàng năm chi việc sửa chữa các vấn đề phát sinh. Chi phí bảo trì hàng năm thường khoảng từ 8% đến 20% của chi phí bản quyền, nhưng thường là 20%.
Chi phí quản lý nội bộ
Một chi phí nữa chiếm khá nhiều là chi phí con người trong doanh nghiệp để duy trì hệ thống phần mềm ERP, hỗ trợ người sử dụng và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống ERP. Trung bình, một người IT trong công ty hỗ trợ được 50 người sử dụng, nhưng hệ thống phức tạp thì thì cần nhiều người hỗ trợ hơn cho cùng một số người sử dụng.
Một nhân tố khác liên quan đến chi phí nội bộ là thời gian người sử dụng phải bỏ ra để tham gia vào hệ thống trong quá trình triển khai và giải quyết các vấn đề phát sinh. Ví dụ, nếu công ty sử dụng một phần mềm phát triển và nhân viên của phòng kế toán phải dành thời gian cho việc sửa lỗi, chi phí cho thời gian đó được tính vào tổng chi phí triển khai.
Các nhân tố ảnh hưởng chính đến tổng chi phí
Sự tồn tại lỗi của phần mềm làm tăng đáng kể Tổng chi phí vì thời gian và công sức để giải quyết lỗi. Nói chung, các ứng dụng đóng gói với số lượng lớn khách hàng sử dụng sẽ ít lỗi hơn các ứng dụng phát triển mới.
Độ phức tạp của phần mềm tăng, tổng chi phí cũng tăng vì sự phức tạp của ứng dụng sẽ cần nhiều thời gian hỗ trợ của phòng tin học khi phần mềm hoạt động. Ở Mỹ, chi phí hỗ trợ thường chiếm khoảng 40% tổng chi phí triển khai ERP.
Theo một số nguồn thống kê, bảo trì có thể lên tới 67% tổng số chi phí toàn bộ vòng đời sản phẩm (từ lúc ra đời cho đến khi thoái trào, thí dụ Yahoo Blog 360 tồn tại 10 năm, bảo trì và nâng cấp liên tục cho đến khi dịch vụ ngừng hoạt động hoàn toàn).
Việc dễ dàng thay đổi phần mềm dựa trên cấu hình hệ thống sẽ giảm tổng chi phí so với can thiệp vào mã nguồn. Vì can thiệp vào mã nguồn khó hơn và dẫn đến nhiều lỗi hay nhiều vấn đề không lường trước được.
Việc dễ dàng nâng cấp lên phiên bản mới hơn cũng làm giảm chi phí. Mặt khác, các phần mềm phát triển mới khó nâng cấp hơn hoặc phải thay thế bằng một phần mềm khác thay vì việc nâng cấp. Do vậy, Tổng chi phí sẽ cao hơn nếu cần nâng cấp phần mềm nhiều lần vì phải triển khai phần mềm mới.
Thêm vào đó, lựa chọn ứng dụng không phù hợp với quy trình nghiệp vụ của công ty cũng có thể dẫn đến việc tăng chi phí do phải thay thế phần mềm khác, hoặc chi phí liên quan đến việc thay đổi quy trình nghiệp vụ của công ty để phù hợp với phần mềm. Một số ứng dụng phù hợp với ngành này nhưng lại không phù hợp với ngành khác do vậy cần xem xét kỹ lưỡng trong quá trình đánh giá.
Nguồn: RosyERP