Authority bias (Thiên kiến uy quyền) là gì?
Last updated: September 12, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 01 Aug 2022 20 bài học kinh nghiệm rút ra từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
- 18 Jul 2020 Lợi ích cận biên (Marginal Utility) là gì? Qui luật lợi ích cận biên giảm dần
- 01 Sep 2022 Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ?
- 09 Aug 2022 Hiệu ứng “rắn hổ mang” (Cobra effect): Khi giải pháp trở thành vấn đề, tưởng vui lại hóa xui
Authority Bias dịch sang Tiếng Việt là "thiên kiến uy quyền" hoặc "thiên kiến quyền lực", hoặc có một cách dịch khác là "thiên kiến địa vị" nếu xét trong bối cảnh bé hơn là doanh nghiệp, tổ chức.
Bài viết này để nghị sử dụng từ ngữ "thiên kiến uy quyền" nhờ ngôn từ nhẹ nhàng hơn, ít màu sắc chính trị hơn.
Định nghĩa về Authority Bias bao gồm xu hướng tâm lý chấp nhận và đánh giá cao các quan điểm, thông tin hoặc khuyến nghị từ các nguồn có thẩm quyền, thường không đánh giá nghiêm túc tính hợp lệ hoặc tính chính xác của chúng.
Đối với quy mô tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn
Authority Bias ám chỉ việc xem trọng ý kiến đến từ một người nhất định trong nhóm, ngay cả khi những người còn lại đưa ra những ý tưởng sáng tạo và hiệu quả hơn.
Ví dụ như khi cùng trình bày ý tưởng, ý kiến từ cấp senior trong nhóm thường được xem là tốt nhất, dù đôi khi những thành viên khác có thể đưa ra những ý tưởng phù hợp hơn.
Trong phạm vi tổ chức, Authority Bias gần tương tự với Referent Power (quyền uy do sự kính trọng mang lại) là nhân tố vô cùng quan trọng giúp các nhà lãnh đạo gây ảnh hưởng đối với cấp dưới. Trên mạng xã hội, người có quyền này được người khác thích nhờ vào cá tính, chuyên môn đồng thời biết cách tạo ra cộng đồng "follow" mình. Công dân mạng (citizen) follow vì nể trọng, vì ngưỡng mộ, vì trung thành.... Họ chính là những influencer – người có sức ảnh hưởng.
Đối với quy mô xã hội
Các học giả, diễn giả, những người có KOL cao, những người thành công (tỷ phú, triệu phú, shark tank...), các ngôi sao showbiz, cầu thủ bóng đá, các vị cao tăng... thì vũ khí bí mật của họ chính là "Authority Bias".
Nhờ có địa vị vững chắc mà họ dễ dàng thu hút lượng fan trung thành và lèo lài khán giả tin vào tư tưởng của họ. Chính vì vậy mới có câu "người thành công nói gì cũng đúng, người thất bại nói gì cũng sai".
Chúng ta có xu hướng tin theo những người nổi tiếng và không bao giờ phản biện hay cãi lại họ, thậm chí chúng ta tìm mọi cách làm hài lòng họ vì không muốn làm mất cơ hội. Nhưng chúng ta sẵn sàng cãi lại bạn bè, không tin bạn bè cho dù bạn bè là những người thực sự giỏi về chuyên môn.
Các diễn giả dạy làm giàu, các siêu lừa đảo đa cấp, các vị hòa thượng "ma tăng"... luôn biết cách "thao túng tâm lý" với các thủ thuật "lùa gà" rất tinh vi làm mờ mắt những người hâm mộ chỉ vì ngưỡng mộ một vị thần tượng. Khi các vị thần tượng này đã có KOL đủ lớn, họ sẽ tiếp tục lạm dụng lợi thế từ Authority Bias để phát triển mạng lưới followers ngày càng tăng tạo ra các vòng xoáy nghịch (vicious circle) mở rộng ngày càng lớn, giống như một "siêu bão" ngày càng mạnh lên cho đến khi găp phải lực cản (biến cố chết người, hàng trăm người tố giác cùng một lúc, hay như sự kiện Thích Minh Tuệ với chiến nối cơm "chiếu yêu" các ma tăng).
Đối với quy mô Nhà nước, lãnh thổ
Authority Bias đề cập đến xu hướng tôn trọng và tuân theo các nhà lãnh đạo, chuyên gia hoặc người có địa vị quyền lực cao hơn mà không đánh giá độ tin cậy của thông tin mà họ cung cấp. Đây là một loại thiên kiến thường xảy ra khi các quyết định của nhà lãnh đạo không được đánh giá kỹ lưỡng hoặc khi họ sử dụng quyền lực không công bằng.
Đây là kiểu thiên kiến thường thấy nhất ở những quốc gia độc tài như Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên, khi một người bình thường có xu hướng tin vào các nguồn thông tin từ chính quyền.
Nhiều người sẽ cho rằng những thông tin “chính thống” thì đáng tin cậy hơn những luồng tin tức trôi nổi, nhưng điều này chỉ có thể đúng ở những nơi mà khán thính giả có thể tự do tiếp cận thông tin, và báo chí độc lập không bị cấm cản. Ở các quốc gia đa Đảng các kênh tin tức CNN (thuộc về công ty đại chúng Warner Bros. Discovery, Inc.), BBC (Anh) luôn được người dân tin tưởng để lắng nghe sự thật như một thông tin chính thống, nhưng không hoàn bị chính phủ kiểm soát do vậy thiên kiến quyền lực bị hạn chế rất nhiều.
Trong những xã hội mà những tiếng nói phản biện không có cơ hội phát triển để chất vấn ngược lại chính quyền, các nhà cầm quyền có thể sử dụng thiên kiến này để lèo lái dư luận theo mong muốn của họ.
Vào giai đoạn đầu bùng phát dịch COVID-19, nếu chính quyền Trung Quốc và cánh tay truyền thông nước này không bịt miệng những tiếng nói cảnh báo, thì mọi thứ có lẽ đã khác đi nhiều. Nói cách khác, nếu Trung Quốc thật sự là nơi có tự do ngôn luận, nơi thông tin khoa học được tự do chia sẻ mà không bị lấn át hay dập tắt bởi cái loa của chính quyền, người dân đã cảnh giác hơn rất nhiều trước mối nguy của dịch bệnh, thay vì bị che mắt bởi những “thông tin chính thống”. Đại dịch vì vậy đáng lẽ đã có thể được kiểm soát tốt từ đầu mà không lan rộng ra trên toàn cầu.
By Editting Team:
Phạm Tuệ Linh, TIGO Solutions