Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ?
Last updated: September 09, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 01 Aug 2022 20 bài học kinh nghiệm rút ra từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
- 18 Jul 2020 Lợi ích cận biên (Marginal Utility) là gì? Qui luật lợi ích cận biên giảm dần
Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) là gì?
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ thì Confirmation Bias còn gọi là thiên kiến xác nhận, đây là xu hướng tìm kiếm thông tin ủng hộ, thay vì bác bỏ, định kiến của một người. Điển hình là bằng cách diễn giải các bằng chứng để xác nhận những niềm tin hiện có trong khi bác bỏ hoặc bỏ qua bất kỳ các dữ liệu mâu thuẫn nào ảnh hưởng đến niềm tin.
Thiên kiến xác nhận là xu hướng tìm kiếm, lắng nghe và sử dụng những thông tin để củng cố niềm tin, mong đợi hoặc những điều bản thân tin tưởng. Ví dụ như:
- Chỉ chú ý đến thông tin xác nhận lại niềm tin của bạn.
- Chỉ theo dõi những người trên mạng xã hội có cùng quan điểm với bạn.
- Không lắng nghe hay chấp nhận suy nghĩ của người khác.
Tìm hiểu thêm: Cảnh giác các bẫy của mạng xã hội: Hiệu ứng “buồng phản âm” (echo chambers) và thiên kiến xác nhận (confirmation bias)
Chúng ta thường tự cho rằng những gì mình biết là đúng và có xu hướng chỉ tìm kiếm, giải thích và ghi nhớ những thông tin liên quan để chứng minh cho quan điểm sẵn có của bản thân mà không xem xét ý kiến trái chiều khác.
Thí dụ: Chẳng hạn, bạn là người rất yêu thích cà phê và để chứng minh những lợi ích cà phê mang lại bạn tìm đọc những bài báo khen ngợi cà phê và luôn cho rằng mình đã đúng.
Nguyên nhân dẫn đến thiên kiến này là tâm lý chỉ tìm cách xác nhận những suy nghĩ hiện có để hạn chế nguồn lực khi cần ra quyết định. Ngoài ra, thiên kiến này giúp bảo vệ lòng tự trọng của bản thân, khiến bạn cảm thấy niềm tin của mình là chính xác.
Để hạn chế tác động của thiên kiến xác nhận, bạn nên thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có sự công bằng khi ra quyết định.
Sự khác biệt giữa định kiến và thiên kiến
Thiên kiến là xu hướng nghiêng về một phía hoặc cách diễn giải sự việc, phụ thuộc vào thế giới quan, niềm tin cá nhân thông qua quá trình lọc thông tin vô thức của bản thân. Các niềm tin này thường không chính xác, không được chứng minh thông qua thực tế hoặc có nhưng không đầy đủ.
Định kiến (Prejudice) là các quan điểm đã tồn tại trước cả khi bạn ra đời và bạn tiếp thu chúng trong quá trình sinh sống, học tập. Do đó, cụm từ “định kiến xã hội” đề cập đến những quan điểm vốn đã tồn tại trong xã hội.
Thiên kiến xác nhận là yếu tố chủ quan hay khách quan?
Các thí dụ về hậu quả từ thiên kiến xác nhận tồn tại ở các ngành nghề trong xã hội:
Các bác sĩ y khoa cũng có thiên kiến xác nhận. Khi bác sĩ thường có linh cảm sơ bộ về chẩn đoán sớm tình trạng bệnh. Linh cảm này có thể cản trở khả năng của bác sĩ trong việc đánh giá thông tin có thể chỉ ra chẩn đoán thay thế có nhiều khả năng xảy ra hơn. Do đó trong y khoa luôn phải kết hợp các chẩn đoán sơ bộ, chẩn đoán phân biệt, kết quả cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác nhất. Ngoài ra người bệnh và người nhà cũng nên "thận trọng" với quyết định của bác sỹ kể cả đó là bác sỹ tin tưởng nhất, nếu có điều kiện nên chẩn đoán và khám định kỳ với nhiều bác sỹ khác nhau ở nhiều cơ sở khác nhau để có thông tin khách quan nhất.
Trong ngành luật, các thẩm phán và bồi thẩm đoàn đôi khi đưa ra quan điểm về có tội hay vô tội của bị cáo trước khi có đầy đủ các bằng chứng. Khi thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn đưa ra ý kiến, Confirmation Bias sẽ cản trở khả năng xử lý thông tin mới xuất hiện trong phiên tòa, điều này có thể dẫn đến những phán quyết bất công.
Trong thời đại kỹ thuật số, luồng thông tin tràn ngập có thể dẫn đến thành kiến xác nhận, trong đó các cá nhân ưa thích thông tin phù hợp với niềm tin của họ trong khi bác bỏ các bằng chứng mâu thuẫn. Sự thiên vị này có thể dẫn đến "ảo tưởng về kiến thức", gây ra sự tự tin quá mức và đưa ra quyết định kém mặc dù có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu hơn. Phương tiện truyền thông xã hội và các thuật toán càng làm trầm trọng thêm vấn đề này bằng cách tạo ra các "buồng phản âm" (echo chambers) để củng cố niềm tin hiện có. Để chống lại những thách thức này, kỹ năng tư duy phê phán là rất cần thiết. Những kỹ năng này bao gồm diễn giải, phân tích, đánh giá và tự điều chỉnh, giúp các cá nhân điều hướng thông tin một cách hiệu quả và đưa ra quyết định sáng suốt. Các tổ chức phải trau dồi những kỹ năng này để khai thác giá trị thực sự của thông tin trong bối cảnh thời đại VUCA ngày nay.
Confirmation Bias có phải là tính cách bảo thủ?
Đây là một lối tư duy khá phổ biến hiện nay đặc biệt trong một môi trường làm việc quan liêu, thiếu dân chủ, lãnh đạo độc đoán. Trước đây, những suy nghĩ trái chiều mang tính cực đoan như vậy chỉ chiếm ưu thế ở những người thuộc các giáo phái hay các nhóm ủng hộ thuyết âm mưu như là hội trái đất phẳng. Ngày nay, thiên kiến xác nhận có thể trở thành cái cớ để tạo nên tội ác ở một số người cực đoan, bao gồm:
- Các hành vi thao túng tâm lý (phổ biến nhất là "lùa gà" như cách gọi trên mạng xã hội) của các tổ chức đa cấp, các thầy tu ("ma tăng") lợi dụng Phật giáo để khoác áo cà sa nhằm tuyên truyền mê tín dị đoan, kêu gọi cúng dường.
- "Mượn đầu heo nấu cháo". Chuyện "mượn đầu heo nấu cháo" đã trở thành thủ đoạn quen thuộc trong nền kinh tế thị trường từ bất động sản đến các startup triệu đô (như vụ vợ chồng Sonny Vũ và Lê Diệp Kiều Trang - cựu CEO của Facebook Việt Nam đã "lừa dối" hơn 7 triệu USD của cộng đồng góp vốn thông qua hệ thống web crowd-funding "Indiegogo" dành cho các đầu tư thiên thần).
Thiên kiến xác nhận không chỉ đơn thuần là tính bảo thủ. Có thể xuất phát từ âm mưu rõ ràng của một ai đó khi tìm cách đóng khung các số liệu và bằng chứng thực tế để chúng phù hợp với giả thuyết của họ. Những người mang theo thiên kiến xác nhận cũng chỉ lựa cái nào phù hợp với giả thuyết, niềm tin của họ mà thôi.
Cách tiếp cận của những người mắc phải thiên kiến xác nhận là đi ngược lại với cách tư duy lý trí.
- Nguyên tắc 1: Phải sử dụng các giả thuyết sao cho phù hợp với các cơ sở, bằng chứng thực tế.
- Nguyên tắc 2: Phải liên tục đưa ra các phương pháp tiếp cận, lý luận khác nhau để phản bác giả thuyết ấy một cách logic, hợp lý.
Các giả thuyết được nhào nặn bởi thiên kiến xác nhận thường thiếu cả 2 nguyên tắc trên vì vốn dĩ mục tiêu của những người “tìm" ra nó chưa bao giờ là đi tìm sự thật cả, mục tiêu của họ là tìm kiếm sự sung sướng khi niềm tin của mình được củng cố, tán thành.
Các giả thuyết được nhào nặn bởi thiên kiến xác nhận thường thiếu cả 2 nguyên tắc trên vì vốn dĩ mục tiêu của những người “tìm" ra nó chưa bao giờ là đi tìm sự thật cả, mục tiêu của họ là tìm kiếm sự sung sướng khi niềm tin của mình được củng cố, tán thành.
Đây là một hiệu ứng tâm lý vô cùng nguy hiểm vì nó có thể che mờ đi lý trí của con người và gây ra sai lệch trong các nghiên cứu, nhìn nhận vấn đề. Tất cả chúng ta, ai cũng là nạn nhân của hiệu ứng tâm lý này và đặc biệt đáng sợ ở chỗ là đối với những người trẻ tuổi, hiệu ứng này còn có khả năng tẩy não nữa.
By Editing Team - TIGO Solutions
Phạm Tuệ Linh