20 bài học kinh nghiệm rút ra từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
Last updated: August 02, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 04 Jul 2022 Steve Jobs đến với Đạo phật như thế nào?
- 01 Sep 2022 Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ?
- 12 Jul 2023 Vì sao ngày càng nhiều dự án phần mềm thất bại?
- 04 Sep 2020 IQ, EQ hay LQ quan trọng nhất trong thời đại 4.0?
01. Kinh nghiệm từ Lã Bố
“Nhảy việc” nhiều quá sẽ dẫn đến việc không còn ông chủ nào dám nhận.
02. Kinh nghiệm từ Dương Tu
Trong công việc, nếu luôn tỏ ra cao minh hơn lãnh đạo, tất sẽ chết thảm.
03. Từ cuộc đời của Đại Kiều, Tiểu Kiều
Đàn ông vừa có tiền, vừa có tài, vừa đẹp trai thường sẽ không thể cùng bạn đi tới cuối cuộc đời.
04. Kinh nghiệm từ Bàng Thống
Vẻ ngoài xấu xí quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc.
05. Kinh nghiệm từ Mã Tốc
Dù những môn chuyên ngành có học kinh khủng đến đâu thì chưa chắc đã có ích khi làm việc thực tế. "Thinker" chưa đủ, cần bổ sung các kỹ năng "Doer", "Creator", "Decider".
06. Kinh nghiệm từ kết cục của Trương Phi
Phải đối xử tốt với nhân viên, nếu chỉ suốt ngày đè nén áp bức, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả, họ có thể bỏ việc tập thể hoặc “nhảy việc”.
07. Kinh nghiệm từ lão tướng Hoàng Trung
Tuổi tác không thành vấn đề, quan trọng là thực lực. Đừng coi thường nhân viên già. Đôi khi họ làm còn tốt hơn nhân viên trẻ. Quan trọng là yếu tố trung thành và tận tụy.
08. Từ câu chuyện 3 lần tới lều tranh, thấy gì?
Một người có bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc hay không không quan trọng, cái chính là phải biết tự quảng cáo bản thân mình, nâng cao danh tiếng của mình, đến lúc đó tự dưng có người tìm đến nhà, mời đi làm với mức lương cao, đồng thời cũng không được quên "làm bộ làm tịch" để nâng cao giá trị bản thân.
09. Kinh nghiệm từ Lưu bị khi mời Gia Cát Lượng
Cố vấn, tham mưu rất quan trọng. Trong doanh nghiệp không chỉ có Doer (thợ lao động chính), mà luôn cần có Thinker để gánh vác mưu sự và chiến thuật, chiến lược cho doanh nghiệp. Một nhân vật Gia Cát Lượng của thế kỷ 21 chúng ta có thể bắt gặp có tên "Vương Hỗ Ninh" - quân sư cho ba đời Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
10. Kinh nghiệm từ Gia Cát Lượng về chọn hướng nghề nghiệp
Đôi khi vào doanh nghiệp tư nhân còn có đất phát triển hơn vào doanh nghiệp nhà nước.
Trước khi xuống núi theo Lưu bị, Gia Cát Lượng có thể lên giúp Tào Thao hay những chúa công khác. Theo Tào tháo thì được mang danh chính ngôn thuận hơn, vì Tào Tháo nắm giữ vua Hán. Nhưng ông cũng rất rõ, khi đó Tào Tháo đã bình định được gần hết quần hùng rồi, trong tay lại rất nhiều nhân tài giúp đỡ. Nếu ông theo Tào thì đất phát triển của ông sẽ rất ít.
Câu chuyện Gia Cát Lượng lựa chọn minh chủ để phò tá cũng gửi tới cho giới trẻ ngày nay một kinh nghiệp khởi nghiệp vô cùng quý giá: Có đôi khi, việc lựa chọn gia nhập một công ty star – up mới khởi nghiệp sẽ đem tới cho ta nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến hơn là tìm cách chen chân vào những tập đoàn lớn.
11. Bài học gây dựng thương hiệu cá nhân từ Gia Cát Lượng
Việc Gia Cát Lượng lựa chọn ở ẩn để quan sát thời thế, nhưng lại không ngừng kết giao với nhiều danh sĩ nổi tiếng chính là một bài học thâm thúy về nghệ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân.
Người khôn ngoan sẽ không đem tài năng của mình đi "show-off" một cách tùy tiện. Thay vào đó, họ sẽ khôn khéo phô diễn năng lực cho những người có thể giúp mình quảng bá tên tuổi, từ đó gây dựng thanh thế của bản thân một cách tinh tế và khôn ngoan.
12. Kinh nghiệm từ Quan Vân Trường
Cho dù bản thân có sở hữu bằng cấp và địa vị cao tới đâu, thì chỉ một lần chủ quan mắc sai lầm cũng có thể khiến bạn nhận thất bại đau đớn trên chính phương diện vốn là sở trường của mình.
13. Câu chuyện về ngựa Xích Thố cho thấy điều gì?
Đồ hàng hiệu quả thật hơn đời, cho dù là "second hand" đi nữa, vẫn được người ta mua với giá cao, bày trong nhà như một món đồ xa xỉ vẫn thể hiện được sự giàu có của gia chủ.
14. Kinh nghiệm từ Hoa Đà
Chỉ có kỹ năng chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Quan trọng là phải được nhà nước chứng nhận, đủ giấy tờ hợp pháp, phải qua được những thí nghiệm lâm sàng. Những phòng mạch tư nhân hay thầy thuốc rong nói chung không thể tin được.
15. Kinh nghiệm từ Mã Siêu
Nếu không tự kinh doanh được một mình thì tốt nhất nên tìm ông chủ nào đó mà làm công.
16. Kinh nghiệm từ Tư Mã Ý
Đi làm thuê để tích lũy kinh nghiệm, khi có thời cơ đủ lông đủ cánh sẽ khởi nghiệp riêng và cạnh tranh với công ty cũ.
17. Kinh nghiệm từ Trần Cung
Ông chủ tìm nhân viên tốt đã khó, nhân viên muốn tìm ông chủ tốt để cống hiến còn khó hơn.
Trần Cung từng giúp đỡ Tào Tháo ngay từ buổi đầu mới lập nghiệp, tuy nhiên sau khi thấy Tào Tháo tàn sát nhiều người vô tội, thậm chí ngay người giúp đỡ mình cũng không tha nên ông bỏ đi. Sau về với Lã Bố, tuy nhiên Lã Bố chỉ hữu dũng, vô mưu ngay cả khi sắp chết đến nơi cũng không biết thậm chí còn ăn chơi, hưởng lạc rồi bị Tào Tháo giết, còn ông thì bị bắt. Tào Tháo trọng ơn cứu mạng ngày xưa nên có ý tha chết và khuyên ông quy hàng. Nhưng Trần Cung vẫn một mực từ chối, nguyện chọn cái chết trong sự nuối tiếc của Tào Tháo.
18. Kinh nghiệm từ Tào Tháo
Muốn làm ăn được trên thị trường, trước tiên phải đề cao chính sách của nhà nước. Muốn làm doanh nghiệp của mình lớn mạnh thì phải không ngừng hợp nhất các doanh nghiệp khác và chiến thắng các hộ kinh doanh cá thể.
19. Câu chuyện Tào Tháo mời Từ Thứ
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tìm nhân tài, có thể không từ một thủ đoạn nào cả. Cho dù mời người đó đến công ty ăn lương không, chẳng phải làm gì cả, còn hơn là để anh ta làm việc cho đối thủ, ảnh hưởng đến tiền đồ của công ty mình.
Theo tích trong tác phẩm có ghi: Từ Thứ là một nhà quân sư giỏi của Lưu Bị, chỉ sau Gia Cát Lượng và Bàng Thống. Ông đã hiến kế cho Lưu Bị đánh bại tướng của Tào Tháo là Tào Nhân, đánh úp chiếm Phàn Thành. Tào Tháo biết người tài liền lập mưu bắt về. Tào tháo bắt mẹ Từ Thứ, rồi dùng mưu kế của Trình Dục, bắt chước nét chữ của bà để viết thư dụ Từ Thứ về với mình.
20. Kinh nghiệm của Tào Tháo về ra quyết định quan trọng
Phàm có việc đại trọng trong thiên hạ, cứ về hỏi phu nhân. Phu nhân nói thế nào, thì hành động ngược lại, ắt sẽ thành công.
Rõ ràng đây là câu cửa miệng vui vẻ trong dân gian, nhưng nếu nghĩ sâu một chút sẽ thấy triết lý này hoàn toàn đúng đắn. Vì người phụ nữ vốn tư duy theo hướng "thiện lành", trung dung, ôn hòa... Người đàn ông mạnh mẽ là phải có khả năng "hoài nghi" (ngày nay thường gọi "hoài nghi khoa học"), phải biết dung nạp nhiều ý kiến trái chiều để đưa ra quyết định cuối cùng. Tào Tháo là người đa nghi, nên có lẽ ông là người luôn làm theo logic ngược lại là vì vậy.
By Editing Team: TIGO PMO