Steve Jobs đến với Đạo phật như thế nào?
Published on: July 04, 2022
Last updated: July 31, 2024 Xem trên toàn màn hình
Last updated: July 31, 2024 Xem trên toàn màn hình
Recommended for you
- 01 Aug 2024 Giải mã các thành ngữ về "may mắn" và "rủi ro" trong tiếng Anh
- 19 Oct 2022 Thành ngữ tiếng Anh thú vị hàng ngày ở công sở
- 01 Dec 2022 "Strike a balance" nghĩa là gì?
- 01 Feb 2023 [Học tiếng Anh] Phần mềm và nhạc rock có mối liên hệ như thế nào?
- 01 Nov 2022 Tiếng Anh hàng ngày trong quản lý dự án / Daily English
Steve Jobs, tên đầy đủ là Steve Paul Jobs (sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955 – mất ngày 5 tháng 10 năm 2011) là một doanh nhân, nhà phát minh và nhà đầu tư người Mỹ nổi tiếng với vai trò đồng sáng lập công ty công nghệ Apple Inc. Jobs cũng là người sáng lập NeXT, đồng thời là chủ tịch và cổ đông lớn của Pixar. Ông là người tiên phong trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân những năm 1970 và 1980, cùng với người bạn đối tác kinh doanh đầu tiên và cũng là đồng sáng lập Apple có tên "Steve Wozniak".
Cha của Steve Jobs (Abdulfattah Jandali) là một người Ả Rập gốc Syria theo đạo Hồi đến từ thành phố Homs, nhưng ông đã học tại Đại học Hoa Kỳ ở Beirut, Lebanon. Mẹ của Jobs có tổ tiên là người Đức gốc Thụy Sĩ nên Steve Jobs mang nửa dòng máu Thụy Sĩ-Đức và một nửa người Syria.
Chữ ký của Steve Jobs:
Chữ ký của Steve Jobs:
Chuyến đi năm 1974 đã khơi dậy niềm đam mê Phật giáo, điều đã đọng lại trong Steve Jobs đến hết cuộc đời, cơ duyên này tiếp tục phát triển và mở mang theo những cách không ngờ tới. | A 1974 trip sparked an interest in Buddhism that stayed with Steve Jobs for the rest of his life, evolving and emerging in unexpected ways. |
Steve Jobs có vẻ như đã đến Ấn Độ với hy vọng gặp được Neem Karoli Baba, được biết đến với cái tên Maharaj-ji, vị đạo sư nổi tiếng là nguồn cảm hứng cho những người bạn của ông là Larry Brilliant và Robert Friedland, cũng như những người tìm kiếm khác. Nhưng Maharaj-ji đã chết không lâu trước khi Steve đến, khiến anh thất vọng kéo dài. | Steve Jobs ostensibly went to India hoping to meet Neem Karoli Baba, known as Maharaj-ji, the famous guru who was an inspiration to his friends Larry Brilliant and Robert Friedland, and other seekers. But Maharaj-ji died shortly before Steve’s arrival, to his lasting disappointment. |
Thời gian của Steve ở Ấn Độ luôn bị phân tâm, không tập trung giống như những cuộc tìm kiếm của nhiều người trẻ nhằm mở rộng tầm nhìn so với thời còn nhỏ. Steve đi dự một lễ hội tôn giáo với sự tham dự của chục triệu người hành hương khác. Steve mặc áo choàng bằng vải bông mềm mại, ăn những món ăn lạ và được một vị đạo sư bí ẩn cạo đầu. Từ đó Steve mắc căn bệnh kiết lỵ do chưa quen với ăn chay. | Steve’s time in India was splintered, as unfocused as the searches of many young people seeking a broader vision than the one they were handed as children. He went to a religious festival attended by ten million other pilgrims. He wore flowing cotton robes, ate strange foods, and had his head shaved by a mysterious guru. He got dysentery. |
Lần đầu tiên Steve đọc cuốn tự truyện về một Yogi của Yogananda, một cuốn sách mà Jobs sẽ đọc lại nhiều lần trong đời và cuốn sách đó sẽ được tặng cho tất cả những ai tham dự tiệc chiêu đãi sau lễ tưởng niệm ông tại Nhà thờ Tưởng niệm của Đại học Stanford vào ngày 16 tháng 10 năm 2011 . | For the first time he read Yogananda’s Autobiography of a Yogi, a book that he would return to several times throughout his life, and that would be given to everyone who attended the reception following Steve’s memorial service at Stanford University’s Memorial Church on October 16, 2011. |
Theo Brilliant, trong thời gian đầu ở đây, “Steve đã nảy ra ý tưởng trở thành sadhu.” Hầu hết các đạo sĩ Ấn Độ sống cuộc sống thiếu thốn giống như tu sĩ như một cách chỉ tập trung vào tâm linh. Nhưng rõ ràng Steve quá khao khát và quá tham vọng đối với lối sống đó. Brilliant nói: “Đó là một chuyện khá lãng mạn, với ý tưởng trở thành một người buông bỏ.” Nhưng điều đó không có nghĩa là ông trở về Mỹ với tâm trạng vỡ mộng, hay ông bác bỏ hoàn toàn thuyết tâm linh phương Đông. | Early in his stay, according to Brilliant, “Steve had been flirting with the idea of being sadhu.” Most Indian sadhus live a monk-like existence of deprivation as a way of focusing solely on the spiritual. But Steve was obviously too hungry, too driven, and too ambitious for that kind of life. “It was a romance,” says Brilliant, “with the idea of being a renunciate.” But that doesn’t mean he came back to the United States disillusioned, or that he dismissed Eastern spiritualism altogether. |
Mối quan tâm của ông chuyển sang Phật giáo, điều này cho phép gắn kết với thế giới nhiều hơn những người theo đạo Hindu khổ hạnh được phép. Nó sẽ cho phép ông kết hợp việc tìm kiếm "giác ngộ cá nhân" với tham vọng tạo ra một công ty cung cấp những sản phẩm có thể thay đổi thế giới. Điều này hấp dẫn một chàng trai trẻ đang bận rộn cố gắng phát minh ra chính mình, và nó sẽ tiếp tục hấp dẫn một người đàn ông có trí tuệ không ngừng nghỉ. Một số yếu tố của Phật giáo rất phù hợp với ông đến nỗi chúng sẽ cung cấp nền tảng triết học cho những lựa chọn nghề nghiệp của ông cũng như nền tảng cho những kỳ vọng về mặt thẩm mỹ của ông. Trong số những điều khác, nền tảng Phật giáo giúp ông nhận ra các yêu cầu chính đáng khi liên tục đòi hỏi kết quả không được thấp hơn những gì ông cho là “sự hoàn hảo” từ người khác, từ những sản phẩm do chính ông tạo ra. | His interests migrated toward Buddhism, which allows for more engagement with the world than is permitted ascetic Hindus. It would enable him to blend a search for personal enlightenment with his ambition to create a company that delivered world-changing products. This appealed to a young man busy trying to invent himself, and it would continue to appeal to a man of infinite intellectual restlessness. Certain elements of Buddhism suited him so well that they would provide a philosophical underpinning for his career choices—as well as a basis for his aesthetic expectations. Among other things, Buddhism made him feel justified in constantly demanding nothing less than what he deemed to be “perfection” from others, from the products he would create, and from himself. |
Trong triết lý Phật giáo, cuộc sống thường được ví như một dòng sông không ngừng biến đổi. Có cảm giác rằng mọi thứ và mọi cá nhân đều không ngừng hình thành và phát triển. Theo quan điểm này về thế giới, việc đạt được sự hoàn hảo cũng là một quá trình liên tục và là mục tiêu không bao giờ có thể đạt được một cách trọn vẹn. Đó là tầm nhìn phù hợp với bản chất khắt khe của Steve. | In Buddhist philosophy, life is often compared to an ever-changing river. There’s a sense that everything, and every individual, is ceaselessly in the process of becoming. In this view of the world, achieving perfection is also a continuous process, and a goal that can never be fully attained. That’s a vision that would come to suit Steve’s exacting nature. |
Nhìn về phía trước những sản phẩm chưa được tạo ra, tới bất cứ thứ gì ở góc tiếp theo, và hai hoặc ba sản phẩm sau đó, đến với Steve một cách tự nhiên. Steve sẽ không bao giờ nhìn thấy giới hạn của các khả năng, một điểm cuối hoàn hảo để hoàn thành công việc của mình. Và trong khi Steve gần như tránh xa việc tự phân tích bản thân, thì điều tương tự cũng đúng với cuộc sống của chính ông: mặc dù thực tế rằng đôi khi ông có thể gần như bướng bỉnh và cố chấp một cách khó hiểu, nhưng bản thân người đàn ông này vẫn không ngừng thích nghi, đi theo trực giác mách bảo, học hỏi, thử nghiệm. những chỉ dẫn mới. Steve thường xuyên hành động để trưởng thành hơn. | Looking ahead to the unmade product, to whatever was around the next corner, and the two or three after that one, came naturally to him. He would never see a limit to possibilities, a perfect endpoint at which his work would be done. And while Steve would eschew almost all self-analysis, the same was true of his own life: despite the fact that he could be almost unfathomably stubborn and opinionated at times, the man himself was constantly adapting, following his nose, learning, trying out new directions. He was constantly in the act of becoming. |
Không điều nào trong những thứ này được thế giới bên ngoài thấy rõ, và đạo Phật của Steve có thể khiến ngay cả những người bạn và đồng nghiệp thân thiết nhất của Steve cũng phải bối rối. Mike Slade, một giám đốc tiếp thị từng làm việc với Steve sau này trong sự nghiệp của Steve, cho biết: “Luôn có các yếu tố tinh thần, nhưng dường như không phù hợp với những thứ mà Steve đang làm”. | None of this was readily apparent to the outside world, and Steve’s Buddhism could befuddle even his closest friends and colleagues. “There was always this spiritual side,” says Mike Slade, a marketing executive who worked with Steve later in his career, “which really didn’t seem to fit with anything else he was doing.” |
Steve thiền định thường xuyên cho đến khi Steve và bà Laurene Powell Jobs trở thành vợ chồng và cha mẹ của các nhóc, khi nhu cầu về thời gian của Steve tăng lên theo cách mà Steve không lường trước được. Steve đã đọc lại cuốn "Tâm thiền, tâm ban sơ" của Suzuki nhiều lần và coi sự giao thoa giữa các yếu tố của chủ nghĩa tâm linh châu Á với đời sống kinh doanh và thương mại của ông trở thành chủ đề thường xuyên trong các cuộc trò chuyện mà ông và Brilliant yêu thích trong suốt cuộc đời mình. | He meditated regularly until he and Laurene Powell Jobs became parents, when the demands on his time grew in a way he hadn’t anticipated. He reread Suzuki’s Zen Mind, Beginner’s Mind several times, and made the intersection of elements of Asian spiritualism and his business and commercial life a regular subject of the conversations he and Brilliant enjoyed throughout his life. |
Trong nhiều năm, Steve đã sắp xếp để một tu sĩ Phật giáo tên là Kobun Chino Otogawa đến gặp ông mỗi tuần một lần tại văn phòng của ông để tư vấn cho ông cách cân bằng ý thức tinh thần với mục tiêu kinh doanh của mình. Mặc dù không ai biết rõ về ông trong những năm cuối đời sẽ nghĩ đến Steve là một Phật tử “sùng đạo”, với kỷ luật tâm linh đã ảnh hưởng đến cuộc đời ông theo những cách tinh tế và sâu sắc. | For years, he arranged for a Buddhist monk by the name of Kobun Chino Otogawa to meet with him once a week at his office to counsel him on how to balance his spiritual sense with his business goals. While nobody who knew him well during his later years would have called Steve a “devout” Buddhist, the spiritual discipline informed his life in both subtle and profound ways. |
By Editting Team:
Phạm Tuệ Linh, Business Analyst, TIGO Solutions
[{"displaySettingInfo":"[{\"isFullLayout\":false,\"layoutWidthRatio\":\"\",\"showBlogMetadata\":true,\"includeSuggestedAndRelatedBlogs\":true,\"enableLazyLoad\":true,\"quoteStyle\":\"1\",\"bigHeadingFontStyle\":\"1\",\"postPictureFrameStyle\":\"2\",\"isFaqLayout\":false,\"isIncludedCaption\":false,\"faqLayoutTheme\":\"1\",\"isSliderLayout\":false}]"},{"articleSourceInfo":"[{\"sourceName\":\"\",\"sourceValue\":\"\"}]"},{"privacyInfo":"[{\"isOutsideVietnam\":false}]"},{"tocInfo":"[{\"isEnabledTOC\":true,\"isAutoNumbering\":false,\"isShowKeyHeadingWithIcon\":false}]"},{"bannerInfo":"[{\"isBannerBrightnessAdjust\":false,\"bannerBrightnessLevel\":\"\",\"isRandomBannerDisplay\":true}]"}]
Nguồn
{content}