Những nhân vật ảnh hưởng trên Influencer Marketing: KOL, KOC và KOS. Họ là ai?
Last updated: October 06, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 07 Aug 2024 Kỷ nguyên VUCA và TUNA – Cơ hội phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ nhờ cuộc cách mạng 4.0
Influencer Marketing đang trở nên dần phổ biến và trở thành một phần khó thiếu trong các chiến dịch Marketing. Influencer (người có tầm ảnh hưởng) là từ chỉ chung cho các khái niệm KOL, KOC và mới đây nhất là thuật ngữ KOS. Vậy KOL, KOC, KOS là gì? Vai trò của họ trong chiến dịch Marketing là gì?
Đây là hình thức marketing với trọng tâm đặt vào những người có tầm ảnh hưởng hơn là việc đặt thị trường mục tiêu là tất cả trên các phương tiện truyền thông xã hội. Hình thức này sẽ nhận diện các cá nhân có sức ảnh hưởng đối với nhóm khách hàng tiềm năng và định hướng các hoạt động marketing xung quanh những người có ảnh hưởng đó.
KOL là gì?
KOL (viết tắt của Key Opinion Leader - người dẫn dắt dư luận) là cá nhân, đôi khi là một tổ chức vừa có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, vừa có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, được mọi người tin tưởng, ủng hộ.
Trong Marketing, KOL đóng vai trò trong việc xây dựng và củng cố uy tín của thương hiệu. Thông qua KOL, nhãn hàng có thể dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bên cạnh lĩnh vực, nền tảng hoạt động, các KOL thường được phân loại dựa trên số người theo dõi:
- Từ 1000 - 5000 followers: Nano KOL
- Từ 5000 - 10000 followers: Micro KOL
- Từ 10.000.000 - 1.000.000 follower: Macro KOL
- Trên 1.000.000 followers: Mega KOL
Ví dụ, một công ty mỹ phẩm hợp tác với một KOL là một chuyên gia trong lĩnh vực làm đẹp. KOL này sẽ chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm trên các nền tảng xã hội như Instagram, YouTube, Facebook, giúp sản phẩm tiếp cận đến những người theo dõi của họ. Những lời khuyên và đánh giá tích cực từ KOL sẽ tạo sự tin tưởng và thúc đẩy người tiêu dùng thử nghiệm sản phẩm.
KOC là gì?
Khác với KOL phải là chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể, KOC (Key Opinion Consumer - người tiêu dùng chủ chốt) là những người tiêu dùng thông thường, không đòi hỏi kiến thức chuyên môn. KOC sẽ đứng trên cương vị của khách hàng thực tế để trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ và chia sẻ lại.
KOL có nguồn gốc ở Trung Quốc, là chỉ được coi là đáng tin cậy, đáng tin cậy và dễ gần; tất cả các đặc điểm xây dựng sự gắn kết và kết nối.
So với KOL, các đánh giá và phản hồi từ KOC có phần gần gũi, thân thiện, đáng tin cậy và có tính kết nối hơn. Nhờ vậy, nó giúp thúc đẩy quyết định mua hàng của những người tiêu dùng khác.
KOC cũng không quan trọng về số người theo dõi nên chi phí hợp tác cũng thấp hơn nhiều so với KOL, phù hợp với chiến dịch của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ví dụ: Một công ty thực phẩm hợp tác với một KOC là một blogger ẩm thực, người này sẽ sử dụng và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm trên các trang cá nhân của mình. Những đánh giá chân thực từ KOC sẽ giúp quảng bá sản phẩm và tạo ra một cộng đồng người tiêu dùng chia sẻ kinh nghiệm và phản hồi.
KOS là gì?
KOS (viết tắt của Key Opinion Sales), một khái niệm rất mới gần đây, được xuất hiện trong thời kỳ bùng nổ bán hàng qua Affiliate. KOS là thuật ngữ chỉ những nhà sáng tạo nội dung có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, có kiến thức về sản phẩm, ngành hàng.
Khác với KOL VÀ KOC, vai trò của KOS không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm mà họ còn có khả năng chốt đơn nhanh chóng, tạo ra tương tác trực tiếp với khách hàng, thu hút tệp khách hàng tiềm năng cho thương hiệu.
KOS hiện được chia thành 2 nhóm: KOS thuộc sở hữu thương hiệu và KOS không thuộc sở hữu thương hiệu (nhóm này thường là các KOL trên nền tảng livestream, có thể tự do hợp tác với nhiều sản phẩm, thương hiệu khác nhau)
Ví dụ: Một cửa hàng thời trang hợp tác với một KOS nổi tiếng TikTok, người này livestream thử đồ, tư vấn phong cách và chốt đơn hàng ngay trong phiên livestream. Khách hàng có thể đặt câu hỏi và nhận phản hồi tức thì, tạo ra trải nghiệm mua sắm tương tác và thuận tiện.
Theo AccessTrade Việt Nam 2024, 3 nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream, với sự tham gia của hơn 50.000 nhà bán hàng.
Có thể thấy, livestream bán hàng đang trở thành xu hướng mua sắm chủ đạo của người tiêu dùng Việt Nam nhờ vào mức độ dễ tương tác với khách hàng, đồng thời người xem có thể biết thêm thông tin về chất liệu, tính năng cũng như quan sát chi tiết về sản phẩm. Thêm vào đó, nhiều cuộc thi cũng được tổ chức cho giới trẻ thử sức và phát triển bản thân.
KOL có thể đồng thời là KOC (hoặc KOS) không?
Trong thực tế, không có ai có đủ năng lực và thời gian để kiêm nhiệm 2 vị trí quan trọng cùng lúc. Nếu ví KOL như một vị vua có quyền năng vô cùng lớn, thì KOC là một viên quan chuyên trách làm việc dựa vào cái tâm của mình. Không thể vừa là vua vừa là quan vì sẽ mâu thuẫn lợi ích của nhau.
Lấy thí dụ, năm 2021 xảy ra vụ kiện cáo giữa VinFast và chủ kênh YouTube Gogo TV (youtuber Trần Văn Hoàng). Anh Hoàng vừa là KOC (tự tay review sản phẩm xe VinFast do mình bỏ tiền túi ra mua) vừa là KOL (là chủ của kênh có hơn 500 ngàn người theo dõi). Giữa Vinfast và anh Hoàng không tìm được tiếng nói chung sau hàng loạt thương lượng, sau đó anh Hoàng đưa vụ việc này lên kênh có 500 ngàn người theo dõi dẫn đến ảnh hưởng xấu cho Vinfast. Chưa thể khẳng định ai đúng, ai sai. Nhưng rõ ràng các nhãn hàng uy tín lớn như Vinfast có thể rút ra các bài học kinh nghiệm khi đánh giá chưa đúng về KOC có thể là người ảnh hưởng rộng không kém KOL.
Phân biệt KOL, KOC, KOS
Chúng ta có thể phân biệt các dạng Influencer Marketing trên qua bảng tóm tắt như sau:
KOL | KOC | KOS | |
---|---|---|---|
Khái niệm | Là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định, có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. | Là những người tiêu dùng chia sẻ trải nghiệm cá nhân về sản phẩm. | Là những người bán hàng chuyên nghiệp, sử dụng các phương thức như livestream để giới thiệu và bán sản phẩm. |
Vai trò | Tạo ra sự bùng nổ về nhận diện thương hiệu, với hàng triệu lượt xem và chia sẻ trên các mạng xã hội. | Mang lại nhiều phản hồi tích cực và đánh giá chân thực từ người tiêu dùng, giúp xây dựng uy tín và lòng tin. | Đạt được doanh số cao trong thời gian ngắn, với hàng ngàn đơn hàng được chốt ngay trong các phiên livestream. |
Chi phí | Chi phí cao. | Chi phí hợp lý hơn. | Phụ thuộc vào doanh số bán hàng. |
Ưu điểm |
|
|
|
Nhược điểm |
|
Tầm ảnh hưởng và phạm vi tiếp cận thấp hơn |
|
Các lưu ý đối với "Influencer Marketing"
Con dao hai lưỡi
Lượng người theo dõi đông đảo của những Influencer cung cấp nguồn khách hàng khủng và cỗ máy tiếp thị tích hợp. Danh tiếng của họ có sức nặng to lớn và việc ra mắt sản phẩm với một ngôi sao mạng có thể tạo ra kỷ lục về doanh số. Nhưng ở chiều ngược lại, những drama bất ngờ trên mạng xã hội có thể đe dọa sự ổn định của thương hiệu.
Vượt qua hiệu ứng "shiny new object"
Hiệu ứng "shiny new object" - mô tả cách người dùng nhanh chóng chán các sản phẩm không có sự đổi mới - là một mối đe dọa lớn. Hội chứng vật thể sáng bóng (Shiny Object Syndrome) được ví như tình trạng cả thèm chống chán.
Sự tác động mạnh mẽ trước đây của những KOL, KOC đang mất dần sức ảnh hưởng khi người tiêu dùng trở nên sáng suốt hơn và hoài nghi hơn về nội dung được tài trợ.
Cuộc tranh cãi gần đây liên quan đến người ảnh hưởng YouTube PewDiePie đóng vai trò như một câu chuyện cảnh báo cho các chiến dịch tiếp thị có ảnh hưởng, nêu bật sự nguy hiểm của "Hội chứng vật thể sáng bóng" —xu hướng bị phân tâm bởi những ý tưởng mới mà không có sự kiểm tra thích hợp. Cả Disney và YouTube đều phải đối mặt với phản ứng dữ dội vì không đảm bảo rằng những người có ảnh hưởng phù hợp với giá trị thương hiệu của họ.
Để tránh những cạm bẫy tương tự, các công ty phải thực hiện các quy trình kiểm tra kỹ lưỡng để đánh giá không chỉ các số liệu chính như mức độ tương tác và nhân khẩu học của khán giả mà còn cả tính xác thực của người ảnh hưởng và sự phù hợp với sứ mệnh của thương hiệu. Bằng cách tập trung vào chất lượng hơn số lượng và áp dụng cách tiếp cận đo lường, các thương hiệu có thể tận dụng hiệu quả hoạt động tiếp thị có ảnh hưởng để nâng cao nhận thức về thương hiệu và khả năng hiển thị trên mạng xã hội mà không phải mạo hiểm danh tiếng của mình.
Không chèn quá nhiều yếu tố thương mại
Lạm dụng và đưa nội dung quảng cáo quá lộ liễu sẽ khiến bài đăng mất đi tính tự nhiên, gây “ngợp” và tạo ra hiệu ứng ngược cho người xem.
Sử dụng quá nhiều hashtag cũng có thể phá hỏng hiệu quả của chiến dịch bởi những thuật toán của mạng xã hội luôn hạn chế bài đăng có quá nhiều hashtag.
Khéo léo lồng ghép nội dung, tôn trọng phong cách của từng KOL, KOC sẽ đưa thương hiệu của bạn đến gần với người tiêu dùng hơn.
Không nên yêu cầu quá cao về tương tác giữa KOL và khán giả
Bạn sẽ không thể đòi hỏi KOL trả lời những câu hỏi như mua ở đâu? miễn phí ship không?...
Những câu hỏi này hãy để các KOS giải đáp trong các buổi livestream chốt đơn. Còn nếu vẫn muốn giải quyết bài toán về tương tác, bạn và KOL có thể trao đổi để được phép sử dụng các công cụ tương tác tự động trên bài đăng của KOL.
Tận dụng nội dung hợp tác với người nổi tiếng
Không nên dừng lại ở một bài đăng nếu bạn nhận thấy nội dung của một KOL, KOC nào đó đang hiệu quả. Hãy cân nhắc “tái sử dụng” nó trên phạm vi rộng hơn với các gợi ý sau:
- Chạy quảng cáo: Cách đơn giản nhất là mua lại bản quyền nội dung và chạy quảng cáo gia tăng mức phủ, tương tác, thậm chí chí là tăng Tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu từ nội dung này.
- "Seeding" cho nội dung: Chia sẻ bài vào các hội nhóm, fanpage, thuê reviewer đánh giá lại chính nội dung đó, tạo ra các phiên bản khác từ nội dung…
Các chuyên gia cảnh báo rằng nghề này có tính cạnh tranh cao và thường không ổn định, nhấn mạnh nhu cầu làm việc chăm chỉ, phát triển kỹ năng và hiểu biết thực tế về nhu cầu của ngành. Khi bối cảnh KOL và KOC phát triển, những người có ảnh hưởng có tham vọng phải đầu tư vào giáo dục và đa dạng hóa nguồn thu nhập để phát triển bền vững lâu dài.
Tổng hợp từ các nguồn:
- tubrr.vn
- lifestyle.znews.vn
- vnexpress.net
- linkedin.com