"Hồ đồ", "Trung dung", "Vô vi" và "tiêu dao" là gì?
Last updated: September 21, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 01 Sep 2022 Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ?
- 04 Sep 2020 IQ, EQ hay LQ quan trọng nhất trong thời đại 4.0?
- 01 Aug 2024 Infomercial - Chiến thuật "cô đọng" điều gì đó trong đầu người dùng
- 04 Oct 2023 Authority bias (Thiên kiến uy quyền) là gì?
Hồ đồ là gì?
Hồ đồ (confusion) là một loại tâm thái và là một loại tu hành. Hồ đồ là một loại tâm thái, cũng là một loại tu hành. Trong mắt Khổng Tử, hồ đồ là “trung dung”, trong mắt Lão Tử, hồ đồ là “vô vi”, còn trong mắt Trang Tử, hồ đồ là “tiêu dao”. Trong lòng hiểu rõ, trên nét mặt lại hồ đồ, đó là một loại cảnh giới làm người cao thượng mà bậc trí giả hướng đến.
Ngày nay hồ đồ được Việt Hóa theo nghĩa không đầy đủ, mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn, hàm ý chỉ những kẻ nông cạn trong cách nhìn và xớn xác trong hành động. Người hồ đồ không phân biệt rõ ràng, lẫn lộn giữa đúng và sai trong nhận thức hoặc trong ý kiến.
Tuy nhiên trong Triết học phương Đông và văn hóa Trung Hoa cổ đại thì HỒ ĐỒ là bản lĩnh, là phúc, BIẾT ĐỦ là thông minh
Hồ đồ là một kiểu tâm thái, con người sống ở đời, hồ đồ một chút âu cũng là cái phúc.
Hồ đồ không phải là ngốc hay ngu muội mà là phong thái, khí phách càng là một kiểu tu dưỡng. Có bao nhiêu người sống quá thông minh, họ coi trọng mọi việc nên suốt ngày sống trong chán nản, phiền muộn, u sầu, không có chút nhẹ nhõm nào. Đôi khi bạn thực sự không cần phải quá thông minh, hồ đồ một chút sẽ làm cho cuộc sống bình yên hơn rất nhiều. Không nhất định cứ phải nói ra tất cả những điều bạn biết; hồ đồ một chút để mở ra cho người khác một con đường.
Chỉ cần hồ đồ một chút, chúng ta mới có thể vượt qua lòng tham trước danh lợi, có thể tử tế với mọi thứ trên đời, lúc đó bạn sẽ minh bạch khi nào nên thông minh và khi nào nên hồ đồ.
Có câu nói rằng: “Người sống hồ đồ thực ra là người tỉnh táo nhất”.
Người hồ đồ, người biết thời cuộc mới là tuấn kiệt, mọi việc không cần thiết phải quá tỏ tường, vừa mệt mình, vừa mệt người.
- Con người sống ở đời không cần phải quá tỏ tường với bất cứ ai và bất cứ việc gì. Nhiều lúc, sống hồ đồ, tự tại một chút, mắt nhắm mắt mở sống qua ngày, vừa tốt cho mình, vừa tốt cho người. Hầu hết những người tính toán chi li với người khác đều sống không vui.
- Trong kinh doanh, hãy học cách nhượng lợi, trông có vẻ hồ đồ, nhưng về lâu về dài đó mới là trí tuệ. Thêm bạn bớt thù, thà thêm một đối tác kinh doanh còn hơn là thêm một đối thủ cạnh tranh.
- Nhân sinh khó khất không phải thông minh nhất thời mà là "nửa tỉnh, nửa mê, nửa mê" trước thực tế.
Trung dung là gì?
- Tăng trưởng quá nhiều hoặc quá ít
- Thay đổi đột ngột hoặc quá chậm
- Lãnh đạo quá tập trung hoặc quá thả nổi
- Quá đề cao hoặc quá xem nhẹ tính cạnh tranh
Vô vi là gì?
“Hãy như nước”
Trong bộ phim Longstreet năm 1971, huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long từng có câu nói nổi tiếng: “Hãy để tâm trí trống rỗng, vô hình vô tướng, giống như nước. Cho nước vào một cái cốc, nó trở thành cốc nước. Cho nước vào một chiếc ấm, nó trở thành ấm trà. Nước có thể chảy trôi, đông đặc, nhỏ giọt hoặc vỡ tan. Hãy giống như nước, người anh em ạ!" (Bruce Lee: Don't get set into one form, adapt it and build your own, and let it grow, be like water. Empty your mind, be formless, shapeless — like water. Now you put water in a cup, it becomes the cup; You put water into a bottle it becomes the bottle; You put it in a teapot it becomes the teapot. Now water can flow or it can crash. Be water, my friend).
Nếu lúc nào ta cũng trông đợi cuộc đời như ý, chắc chắn nó sẽ không như ý. Nhưng khi ta chuẩn bị cho những sự bất ý trong cuộc đời, thì đó là lúc mà cuộc đời sẽ luôn như ý.