Thị trường ngành CNTT tại Nhật Bản
Last updated: January 19, 2023 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
- 01 Aug 2022 "Sponsored Content" là gì? Khác nhau giữa Sponsored Content và Native Advertising?
- 14 Aug 2022 Khác biệt giữa tiêu chí hoàn thành DOD (Definition of Done) với tiêu chí nghiệm thu (Acceptance Criteria)
- 15 Apr 2020 Phần mềm BPM là gì? So sánh với ERP và các phần mềm Workflows
1. Giới thiệu về Nhật Bản
Nhật Bản là một đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á, và thường được biết đến qua biệt danh “Đất nước Mặt Trời mọc”. Nhật Bản còn có một mỹ danh trong cộng đồng người dùng tiếng Việt là “Xứ sở hoa anh đào”, vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ bắc xuống nam. Loài hoa “thoắt nở thoắt tàn” này được người Nhật đặc biệt yêu thích, phản ánh tính nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ.
Tọa lạc trên Thái Bình Dương, Nhật Bản là một quần đảo núi lửa gồm khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ Nam lên Bắc, mùa hè cây cối xanh mướt cùng những lễ hội pháo hoa đầy màu sắc, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ Bắc xuống Nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Bởi vậy, Nhật Bản được xếp vào top những xứ sở có phong cảnh đẹp nhất thế giới.
Thế nhưng, cũng chính vì địa thế này mà mỗi năm Nhật Bản phải hứng chịu hàng trăm cuộc động đất, núi lửa phun trào và sóng thần lớn nhỏ. Đã có lúc tưởng chừng như Nhật Bản sẽ bị xóa sổ khỏi bản đồ như đại thảm hoạ kép sóng thần và rò rỉ hạt nhân năm 2011. Tuy nhiên với ý chí kiên cường, và sự đoàn kết một lòng của chính phủ và dân chúng, Nhật Bản đã nhanh chóng hồi phục và trở lại đà tăng trưởng.
Phải chịu nhiều thiên tai như thế, lại rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản nhưng Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nhệ và đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng. Không chỉ vậy, Nhật Bản còn xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên thường trực của Tổ chức Liên Hợp Quốc.
Người Nhật có một ý thức tập thể cao, óc thẩm mỹ và sáng tạo thiên bẩm, luôn tôn trọng thứ bậc, địa vị (đây là phong tục của người Nhật). Nếu được dùng 5 từ để nói về người Nhật thì đoc chính là: CẦN CÙ – THÔNG MINH – TIẾT KIỆM – TRUNG THÀNH – TRÁCH NHIỆM CAO. Chính nhờ những đức tính như vậy mà nước Nhật mới có thể đạt được những thành tựu vượt bậc như ngày hôm nay. Tỷ lệ biết chữ ở Nhật Bản gần như là 100%, tỷ lệ thất nghiệp cũng rất thấp. Đặc biệt họ rất ý thức về việc bảo vệ tài sản và văn hóa của mình, cho nên Nhật Bản là một trong những nước giữ lại được nhiều nghề truyền thống nhất.
Mặt khác, Nhật Bản là quốc gia là quốc gia đang già hóa dân số, có tỷ lệ sinh rất thấp do tình trạng thanh niên ngại kết hôn do áp lực công việc, thích cuộc sống độc thân không ràng buộc. Tỷ lệ sinh đẻ thấp ở mức báo động đã góp phần khiến cho quá trình lão hóa dân số diễn ra ngày càng trầm trọng. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề thiếu lực lượng lao động, nên Nhật Bản cần thu hút nhiều lao động nước ngoài, cũng như mở rộng sản xuất ra nước ngoài, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung, phát triển phần mềm nói riêng.
2. Thị trường CNTT của Nhật Bản
Ngành CNTT đang phát triển mạnh cùng sự phục hồi của nền kinh tế trong nước.
Ngành CNTT Nhật Bản thường phụ thuộc vào xu hướng kinh tế. Khi nền kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp đạt được thành tựu và doanh thu tốt thì họ sẽ có xu hướng phát triển các hệ thống mới, hoặc cài đặt nâng cấp hệ thống cũ.
Nhật Bản, một trong số các quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đang chứng kiến làn sóng mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh vào thị trường của đất nước "Mặt trời mọc".
Sau “cú sốc Lehman” và đại thảm hoạ kép sóng thần, rò rỉ hạt nhân năm 2011, nền kinh tế nội địa Nhật Bản những năm gần đây đang dần phục hồi trở lại. Các doanh nghiệp cũng đang bắt đầu cho thấy động thái tiếp tục đầu tư trở lại sau một thời gian dài trì hoãn đầu tư vào CNTT.
Ngày 17/2/2020, tổ chức IDC Japan, chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT, đã đưa ra nhận định rằng thị trường dịch vụ CNTT trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định sau năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 6.426,2 tỷ Yên vào năm 2024.
Phân loại ngành CNTT trong nước và xu hướng trong tương lai
Thị trường ngành CNTT Nhật Bản được tập trung vào 3 nhóm: Tập đoàn lớn, công ty độc lập và công ty vốn nước ngoài.
Các tập đoàn lớn như Fujitsu, Hitachi, Nippon Steel, NEC và ITOCHU.. là lõi của ngành CNTT Nhật Bản. Từ đó sẽ có các công ty IT độc lập phát triển dự án liên quan tới những ông lớn này, nhưng không phải là công ty con trực thuộc. Ngoài ra, các công ty có vốn đầu tư nước như IBM và Accenture, cũng có tiềm lực rất lớn.
Ngành CNTT Nhật Bản đang ghi nhận những thành tựu nổi bật trong những năm gần đây, và dự đoán nhu cầu IT sẽ đạt đỉnh trong tương lai. Thị trường đã đạt ngưỡng và nhu cầu cho ngành IT truyền thống khó có thể tăng như trước.
Thay thế vào đó là nhu cầu cho ngành IT công nghệ mới. Với sự xuất hiện của công nghệ mới như Thực tế ảo VR, Tiền ảo, Trí tuệ nhân tạo AI, BigData, IoT… dự đoán sẽ tạo ra sự bùng nổ về nhu cầu và có thể tạo ra một thị trường rộng lớn hơn, có sức mạnh thay đổi hoàn toàn ngành IT truyền thống.
Thị trường Outsourcing tại Nhật
Đối lập với sự tăng trưởng của thị trường IT, tình trạng khan hiếm kỹ sư CNTT ngày trầm trọng. Để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực này, trong khoảng 10 năm gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đẩy mạnh việc tuyển dụng nhân lực IT nước ngoài, song song với việc sử dụng dịch vụ Outsourcing phần mềm.
Trung Quốc và Ấn Độ là những nước tiên phong, cung cấp dịch vụ Outsourcing cho Nhật Bản. Tuy nhiên, do giá thành nhân công có xu hướng tăng cao, các doanh nghiệp Nhật Bản đang từng bước chuyển dịch tới những miền đất mới có giá thành rẻ hơn mà vẫn đáp ứng được nhu cầu chất lượng như Việt Nam, Philipines Myanmar v..v…
Hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn được ưu tiên tin dùng cho những công đoạn bậc cao như tìm hiểu yêu cầu, tạo thiết kế cơ bản v.v. cho phần mềm. Mặt khác, Việt Nam do lịch sử phát triển Outsourcing với Nhật Bản còn ít và trình độ chưa cao, nên thường chỉ được nhận công đoạn phát triển bậc thấp từ thiết kế chi tiết (Detail design) đến lập trình (coding) & Unit test và một số công đoạn test đơn giản…
3. Mô hình phát triển dự án tiêu biểu với khách hàng Nhật Bản
Hình sau đây mô tả mô hình phát triển dự án tiêu biểu trong hợp tác phát triển phần mềm với khách hàng Nhật.
Do vấn đề rào cản ngôn ngữ, ngoài PM và đội ngũ kỹ thuật, trong dự án làm với Nhật còn có thành viên khác cũng có vai trò quan trọng là biên phiên dịch tiếng Nhật (được gọi là IT communicator hay IT comtor, comtor), hoặc kỹ sư cầu nối (Brige SE). Đây là các thành viên chịu trách nhiệm duy trì giao tiếp giữa 2 bên Nhật – Việt được thông suốt.
4. Sự phát triển thần tốc của Nhật Bản nhờ vào CNTT
Hiện nay, Nhật Bản đang chuyển hướng từ chế tạo, sản xuất phần cứng sang cung ứng các giải pháp phần mềm, ứng dụng CNTT sâu rộng vào cả đời sống và xây dựng một chính phủ điện tử toàn diện. Mục tiêu của Nhật Bản là trở thành nước tiến tiến nhất về IT. Theo đánh giá về chỉ số đầu tư cho ICT, Mỹ hiện đang dẫn đầu với tỷ lệ 35.4%, Nhật Bản xếp ở vị trí thứ hai với 16.8% và bỏ khá xa quốc gia đứng thứ ba là Đức với 6.5%.
Trước hết, Nhật Bản đặt mục tiêu phải có 20 triệu hộ gia đình sử dụng mạng với tốc độ rất cao (super high speed) và khoảng 1 triệu hộ dùng mạng tốc độ cao. Nhận định của những nhà lãnh đạo Nhật Bản là Internet đã làm thay đổi thế giới nên một trong những biểu trưng cho sự phát triển về IT chính là tốc độ truy cập mạng.
Bước đột phá công nghệ IoT
Tiếp theo là thương mại điện tử. Nhật Bản hướng tới tạo ra một môi trường an toàn và thuận lợi cho việc sử dụng Internet để tiến hành các cuộc giao dịch như từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B to B), từ doanh nghiệp tới khách hàng (B to C)...
Khi các mục tiêu chính của chiến lược Nhật Bản điện tử về cơ bản đã được thực hiện, chính phủ đề xuất chiến lược "u-Japan" với mục tiêu chuyển từ hạ tầng chủ yếu dựa trên dịch vụ hữu tuyến sáng tạo ra mạng phổ cập kết nối liền mạch dịch vụ hữu tuyến và vô tuyến. Chữ u trong "u-Japan" không chỉ mang ý nghĩa là phổ cập mà còn là phổ quát, hướng đến người dùng và độc đáo.
5. Hình thức phát triển phần mềm tiêu biểu với khách hàng Nhật Bản
Có 2 hình thức là: Labo và Project based.
- Labo (Offshore development center – ODC, dedicated developers/team): Đây là hình thức trong đó phía cty Việt Nam sẽ chuẩn bị một số nhân lực phù hợp theo yêu cầu đặt hàng của khách, sau đó assgin lại cho phía khách hàng trong 1 khoảng thời gian thoả thuận. Việc phát triển dự án sẽ do khách hàng tự quản lý và giao việc.
- Project based: Đây là hình thức trong đó 2 bên sẽ chốt với nhau về công số (effort), giá cả (cost) và lịch trình phát triển (schedule). Sau đó, việc quản lý, phát triển dự án sẽ do phía công ty Việt Nam chịu trách nhiệm.
6. Sự hấp dẫn khi làm việc tại Nhật Bản
- Ý thức cao khi làm việc nhóm Nhật Bản có văn hóa xem trọng làm việc nhóm, cũng có nhiều doanh nghiệp ý thức về việc tiến hành công việc “theo nhóm” ngay cả ở doanh nghiệp. Những việc không thể đạt được nếu chỉ bằng sức lực của cá nhân vẫn có thể sinh ra thành quả cao hơn trong quá trình cọ sát lẫn nhau.
- Môi trường giáo dục đầy đủ Ở Nhật Bản, có nhiều doanh nghiệp có ý thức đào tạo nhân viên, đào tạo nội bộ trong công ty và đào tạo trong công việc OJT (On-The-Job Training) rất đầy đủ. Nhờ đó, có thể nâng cao tính xã hội và tính chuyên môn của bản thân thông qua công việc.
- Môi trường sinh hoạt tốt Nhật Bản thường được đánh giá về việc dễ sống như có 2 đô thị vào TOP 10 bảng xếp hạng thành phố dễ sống(*6) , v.v... Mạng lưới giao thông phát triển bất kể ở thành thị hay địa phương, có nhiều cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24 trong các thành phố, v.v..., vô cùng tiện lợi. Ngoài ra, văn hóa ẩm thực đa dang cũng là một sự hấp dẫn to lớn của Nhật Bản đối với người nước ngoài. Hơn thế nữa, chế độ, môi trường y tế cũng rất đầy đủ, dù là người nước ngoài cũng có thể được khám chữa bệnh theo tiêu chuẩn cao của Nhật Bản khi hội đủ điều kiện (tham khảo P.13 để biết thêm chi tiết).