Hệ luỵ khi sử dụng Web Hosting từ nhà cung cấp kém chất lượng
Last updated: February 16, 2022 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
- 01 Jun 2021 Bản thiết kế sơ bộ (Brief) là gì?
- 01 Aug 2022 "Sponsored Content" là gì? Khác nhau giữa Sponsored Content và Native Advertising?
- 14 Aug 2022 Khác biệt giữa tiêu chí hoàn thành DOD (Definition of Done) với tiêu chí nghiệm thu (Acceptance Criteria)
Trích bài viết về cánh bảo sử dụng Hosting giá rẻ từ RedHost - đối tác của TIGO Solutions
1. Rủi ro từ shared hosting
Nhiều hình thức kinh doanh khác nhau yêu cầu về các gói hosting khác nhau, cùng với sự phát triển lớn mạnh của các nhà cung cấp dịch vụ hosting, các gói hosting ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
Shared hosting là một trong những gói dịch vụ hosting phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bên cạnh những lợi ích mà shared hosting mang lại, rủi ro đến từ gói hosting này khá cao mà nguyên nhân chủ yếu đến từ nhà cung cấp dịch vụ hosting đang sử dụng. Cụ thể, nếu nhà cung cấp dịch vụ ham lợi nhuận, họ sẽ dồn càng nhiều website càng tốt vào cùng một server, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chia sẻ một nguồn tài nguyên máy chủ với rất nhiều người dùng khác của nhà cung cấp. Điều nay tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của các website, nếu số lượng truy cập vào một trong những website được lưu trên máy chủ đột nhiên tăng vọt, nó sẽ làm chậm tốc độ truy nhập đến các website khác trên cùng máy chủ, chưa kể đến các vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin do dùng chung. Để khắc phục, thông thường nhà cung cấp phải chọn tắt website đó để đảm bảo hoạt động cho các website khác.
2. Địa chỉ "IP đen"
Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting hiện nay cho phép việc lưu trữ các website độc hại, có nội dung không lành mạnh, spam hoặc các máy chủ chứa vô số các vấn đề về an ninh bảo mật. Dễ thấy là họ chỉ tập trung vào lợi nhuận mà không cần quan tâm điều này gây hại cho website ra sao. Hệ thống mạng của rất nhiều nhà cung cấp chứa các địa chỉ "IP đen" và chính những địa chỉ này sau đó lại được cấp cho các khách hàng mới.
"IP đen" là các địa chỉ bị cấm trên mạng và là địa chỉ của các website chuyên phát tán thư rác hoặc của các website có nội dung không lành mạnh. Hậu quả là bất cứ email nào có xuất xứ từ địa chỉ IP “đen” sẽ không được bất kì máy chủ thư điện tử nào tiếp nhận. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các email từ khách hàng và email trao đổi trong nội bộ công ty sẽ có thể không bao giờ đến đúng địa chỉ cần đến, hoặc nó sẽ luôn luôn bị cho vào hòm spam mail. Nếu bạn sử dụng email marketing, các bức thư này cũng sẽ bị cho là spam mail và không bao giờ được nằm trong hòm inbox của người nhận.
Bạn có thể kiểm tra nhà cung cấp dịch vụ hosting xem họ có đang “sở hữu” địa chỉ IP “đen” không bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP “đen” như http://www.spamhaus.org/sbl/isp.lasso. Hoặc cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP “đen” chuyên phát tán thư rác: http://www.spamhaus.org/mailinglists.html
3. Hosting vài chục ngàn / tháng - tiền mất tật mang
Nếu đặt mục tiêu giá cả làm ưu tiên hàng đầu trong việc chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ hosting, rất có thể bạn sẽ chỉ nhận được duy nhất một kết nối Internet cũng như rất ít sự hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ. Thậm chí trong nhiều trường hợp đường kết nối Internet mà bạn nhận được cũng không được bảo đảm, thường xuyên phải hoạt động hết công suất hoặc thường xuyên gặp phải các trục trặc kĩ thuật.
Bạn sẽ thấy nhan nhản các nhà cung cấp hosting giá rẻ với giá chỉ từ vài vài chục ngàn một tháng hoặc tương đương một ly cà phê, chọn hay không là do bạn nhưng hãy nhớ rằng “tiền nào của đó”. Không một nhà cung cấp hosting uy tín nào có thể mang đến cho bạn một hosting chất lượng với giá chưa bằng một ly cà phê hiện tại. Nhà cung cấp phải đầu tư rất nhiều chi phí về hạ tầng, bảo trì cả phần cứng và phần mềm, cũng như đầu tư chi phí nguồn lực lên tới hàng trăm nhân viên vận hành, điều hành và bảo vệ hệ thống.
4. Hỗ trợ nghèo nàn
Không phải công ty nào cũng có bộ phận kỹ thuật hoặc IT để hiểu những vấn đề xảy ra với hosting. Điều này lại càng tệ hơn nếu nhà cung cấp dịch vụ hosting không có được một dịch vụ support tốt cho bạn hoặc các nhân viên hỗ trợ của họ không có chuyên môn kỹ thuật để giải đáp những thắc mắc bạn đặt ra.
Trong những trường hợp như vậy, chính xác là bạn đang bị “đem con bỏ chợ”.
5. Giá dịch vụ tăng chóng mặt
Khi quyết định chọn lựa một nhà cung cấp dịch vụ hosting, cần phải bảo đảm là bạn sẽ nhận được bản danh kê khai chi tiết các dịch vụ hỗ trợ đi kèm với gói dịch vụ hosting từ phía nhà cung cấp dịch vụ. Điều này giúp cho bạn biết rõ đâu là dịch vụ hỗ trợ miễn phí, đâu là dịch vụ hỗ trợ phải trả phí và đâu là dịch vụ hỗ trợ không được cung cấp trong gói dịch vụ hosting.
Với các nhà cung cấp hosting kém chất lượng, bạn có thể sẽ bị họ lấp liếm, luôn luôn tính phí dưới bất kỳ hoạt động support nào hoặc các dịch vụ hỗ trợ miễn phí kém chất lượng được bọc dưới vỏ bọc của các dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao nhằm thu lại lợi nhuận. Nhiều trường hợp người mua hosting không đồng ý với các khoản phí dịch vụ đó, các nhà cung cấp này sẵn sàng bỏ mặc họ vì lý do đơn giản - tiền hosting không nhiều và thông thường họ đã lấy được phí hosting trong 01 năm từ khách hàng rồi.
Kết
Khi quyết định Mua Hosting giá rẻ đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro cũng như phiền phức. Nhất là khi xảy ra các sự cố về máy chủ, sự không ổn định của dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là mua Hosting giá rẻ thì không thể khắc phục hay giảm thiểu các thiệt hại không đáng có. Tất cả tùy thuộc vào kinh nghiệm cũng như thông tin có được trước quyết định mua Hosting giá rẻ.
Xin trích dẫn một câu thật hay từ blogger Jam Việt – “Hosting kém chất lượng – Mua việc vào thân”
---- redHOST VN ----