Câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh và bài học về Deadline và Unique Selling Point (USP)
Last updated: August 31, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 15 Feb 2021 Ứng dụng thuyết ngũ hành trong quản lý
- 01 Aug 2022 20 bài học kinh nghiệm rút ra từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
- 04 Mar 2019 Quản trị Team là gì? Team và Group khác nhau như thế nào?
- 04 Mar 2023 Top 5 bài kiểm tra tính cách nổi tiếng trong phỏng vấn việc làm tại Nhật Bản
- 12 Jul 2023 Vì sao ngày càng nhiều dự án phần mềm thất bại?
Bất cứ một sản phẩm thương hiệu nào đều bắt nguồn từ nền tảng văn hóa. Lịch sử bước đi của sản phẩm càng nhiều mồ hôi, nhiều nước mắt, nhiều công sức thì giá trị kết tinh trong đó lại càng lớn, đồng nghĩa với việc sản phẩm đó sẽ càng tốt hơn. Đặc biệt, nếu như chúng ta biết chọn lựa đúng con đường đi cho sản phẩm, chọn lựa đúng cách để xây dựng thương hiệu thì sản phẩm đó sẽ có chỗ đứng vững chắc trong thị trường.
Từ hành trình đi thi “hoa hậu” của gạo ST25…
Năm 2019, gạo ST25 được trao giải "gạo ngon nhất thế giới" sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi World's Best Rice, do The Rice Trader tổ chức. Đây cũng là lần đầu tiên một loại gạo của Việt Nam được nhận giải cao nhất của cuộc thi này sau 11 lần tổ chức. Tuy nhiên, đến năm 2020 trong cuộc thi World's Best Rice tổ chức tại Mỹ thì gạo ST25 chỉ giành được giải nhì. Vấn đề này đã nhận được rất nhiều ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp.
Liên quan đến vấn đề trên, dưới góc nhìn của một chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia Hoàng Trọng Thủy cho rằng, việc gạo ST25 tiếp tục đi thi “hoa hậu” là hết sức bình thường.
Gạo ST25 được cải tiến từ giống gạo ST24, khắc phục được những nhược điểm của gạo ST24 như: chưa ráo nước, chưa có mùi thơm… nhưng khi được cải tiến lên một tầm cao mới gạo ST25 đã ráo nước, có mùi thơm hơn, dẻo hơn. "Có nghĩa là giống gạo mới này đã đươc hoàn thiện, nâng lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, tại sao ở thời điểm này là gạo ngon nhất thế giới, là Hoa hậu nhưng ở thời điểm khác thì chỉ đứng thứ nhì chỉ là Á hậu thôi – đó chính là điểm rơi", chuyên gia Hoàng Trọng Thủy nói.
Theo chuyên gia Hoàng Trọng Thủy, vị trí của sản phẩm sẽ được quyết định bởi việc chọn lựa điểm rơi của nó. Ở mỗi một thời điểm sẽ có những tiêu chỉ đánh giá khác nhau vì thế không thể quy kết là gạo ST25 không ngon như thời điểm đạt vị trí số 1 thế giới mà chỉ là những tiêu chí đánh giá đã có sự thay đổi. Bản thân của doanh nghiệp và ngành hàng thực phẩm đều phải chấp nhận quy luật của thị trường là sự phát triển không đồng đều, cái sau sẽ tốt hơn cái trước. đấy là thuật lý của người kinh doanh, góc nhìn của người xây dựng thương hiệu.
"Hiện nay, không ít doanh nghiệp đang tư duy theo hướng đã là gạo ngon nhất thế giới thì hãy cứ giữ như thế là hoàn toàn không đúng. Xã hội luôn vận động, mọi thứ đều có thể thay đổi, con người luôn theo xu hướng phát triển để được sử dụng những sản phẩm tốt hơn đó mới là xu hướng tiêu dùng. Vì vậy, muốn xây dựng thương hiệu, muốn có chỗ đứng vững chắc trong thị trường thì phải thay đổi từ trong tư duy, trong cách nghĩ của người kinh doanh", ông Thủy nhấn mạnh.
Trong công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng thì phải đảm bảo về tính ổn định: “Một giống cây được coi là ổn định nếu các tính trạng liên quan của nó duy trì bất biến sau các quá trình nhân giống liên tiếp hoặc vào thời điểm kết thúc mỗi chu trình nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu trình cụ thể.” Để tạo ra một sản phẩm của cây trồng nông nghiệp phụ thuộc đều vào các yếu tố: Thổ nhưỡng, nước, khí hậu còn giống chỉ là mức độ. Nếu ba yếu tố đất, nước và khí hậu kia không tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ mất đi.
Chuyên gia Hoàng Trọng Thủy cho biết, theo Luật trồng trọt và Luật Cây trồng quốc tế mà Việt Nam đã ký kết thì tất cả cây trồng là tự nhiên và con người được thụ hưởng các thành quả của cây trồng, đó là giá trị nhân văn. Không có ai, hay doanh nghiệp nào độc quyền được cây trồng, cho nên gạo ST25 là sản phẩm của giống lúa ST25. Trong khi đó, Việt Nam đã ký kết vào Luật Cây trồng quốc tế, đương nhiên tất cả mọi người được thụ hưởng sản phẩm của giống lúa ST25.
Bất cứ một ngành kinh tế nào khi tăng trưởng đều đặt mục tiêu với cỗ xe tam mã: Đầu tư sản xuất – Tiêu dùng – Xuất khẩu. Việt Nam là một đất nước xuất khẩu nông sản thế nhưng sản phẩm gạo của chúng ta vẫn nằm trong chiến lực dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Trong khi đó việc tạo ra giá trị gia tăng đều nằm ở khâu xuất khẩu.
Trong kinh doanh, một doanh nghiệp nhạy bén khi muốn đưa sản phẩm vào thị trường mới cần phải “nhập gia tùy tục”. Người nước ngoài, với tâm lý của người sử dụng họ chỉ mua theo thương hiệu, giá trị dinh dưỡng, hạn sử dụng,bởi giá cả ở đó đã được kiểm soát chặt chẽ. Doanh nghiệp Việt Nam mới bước vào, lạ lẫm, không phải nơi chính danh, chưa hiểu được tâm lý, thị hiếu tiêu dùng, bản sắc văn hóa của người dân bản địa thì chắc chắn không tránh khỏi tổn thất.
Ngoài ra, điều quan trọng nhất của tiêu thụ sản phẩm là: Sản phẩm, hệ thống phân phối và nguồn nhân lực. Đó là 3 yếu tố làm nên thành công của bán hàng, trong đó hệ thống phân phối đóng vai trò quyết định. Vì thế, khi doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ cho gạo ST25 bản thân họ đã có những kênh phân phối giúp nâng tầm hạt gạo của Việt Nam trên thế giới, tăng giá trị gia tăng, mang lại lợi ích của quốc gia, lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu và lợi ích của người nông dân sẽ được hài hòa.
Theo Chuyên gia hoàng Trọng Thủy, điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt hiện nay đang quan tâm phải làm sao để bảo vệ được thương hiệu nông sản nói riêng và thương hiệu sản phẩm của Việt Nam nói chung? Để bảo vệ được thương hiệu của sản phẩm bản thân doanh nghiệp phải đánh giá được giá trị sản phẩm của mình đang tham gia vào chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu, đăng ký tên gọi, nhãn mác bao bì. Từ đó giúp người tiêu dùng nhận biết mạch lạc, chính danh hơn, xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm. Chúng ta cần có một chiến lược phát triển ngành hàng. Phải có phương hướng từ sản nguyên liệu sang phát triển sản xuất, tối ưu hóa sản phẩm mức độ cao nhất để mới tạo ra gia trị sinh lời. Từ đó doanh nghiệp sẽ từng bước xây dựng thương hiệu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có quy hoạch vùng sản xuất cụ thể, nghiên cứu thêm nhiều tính năng nhằm thích nghi với nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau của giống cây trồng có như vậy doanh nghiệp mới có được chỗ đứng trên thị trường và xây dựng thương hiệu. Từ đó, thuyết phục được thị trường, thuyết phục được người tiêu dùng và trên hết có đạt được đích đến là đưa sản phẩm vào được các thị trường khó tính như hiện nay. Nhất là trong thời điểm việc bảo hộ sản phẩm đang còn gặp nhiều khó khăn từ trong chính quy định pháp luật của Việt Nam.
Có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất nông sản Việt nhớ được câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
"Quý hiếm" (Unique Selling Points) và "đến sớm" (time-to-market) là 2 yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất để chạm đến trái tim khách hàng ("chiếm được trái tim công chúa và vua cha")
Trên chặng đường xây dựng và bảo vệ thương hiệu Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đã liên tưởng đến câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Theo câu truyện này để cưới được công chúa Mị Nương vua Hùng đã đưa ra yêu cầu ai dâng được sản vật quý hiếm và đến sớm thì sẽ cưới được công chúa và được truyền ngôi báu. Sơn Tinh đến sớm và đã dâng lên vua Hùng những sản vật vật quý hiếm như: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao…đây là những sản phẩm quá hiếm, quá đặc biệt so với cá Chim, Thu, Nhụ…của Thủy Tinh nên đã cưới được công chúa.
Áp dụng câu truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vào cuộc đua trong xây dựng thương hiệu và hội nhập, 2 điều kiện trong câu chuyện đó cho thấy muốn phát triển thị trường, muốn xây dựng thương hiệu bền vững trong lòng người tiêu dùng, trước hết phải có của hiếm, của khác lạ và phải đi trước làm tiên phong. Để phát triển được thương hiệu gạo Việt Nam nói riêng và nông sản Việt nói chung trên thị trường thế giới là bài toán cần có sự chung tay, định hướng từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương để đi tìm lời giải.