Vì Sao Người Ái Kỷ Trong Giao Tiếp Luôn Khiến Bạn Muốn Tránh Xa?
Last updated: November 19, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 01 Aug 2022 20 bài học kinh nghiệm rút ra từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
- 01 May 2022 Có thể xác định vị trí địa lý của địa chỉ IP với độ chính xác đến từng địa chỉ con phố?
1. Hiện Tượng Ái Kỷ Trong Giao Tiếp Là Gì?
Ái kỷ trong giao tiếp (conversational narcissism) là xu hướng vô tình hoặc cố ý chuyển hướng sự chú ý trong một cuộc trò chuyện từ người khác sang chính mình. Thuật ngữ này được Charles Derber giới thiệu trong cuốn sách The Pursuit of Attention.
Ví dụ thường thấy: Khi bạn chia sẻ câu chuyện buồn, người kia có thể chen ngang để kể về trải nghiệm của họ và kết luận bằng câu như: "Chuyện của tôi còn tệ hơn".
Nghiên cứu của Derber cho thấy hành vi này phổ biến đến mức 114 sinh viên tham gia thí nghiệm đều nhận ra hoặc thừa nhận từng gặp phải.
Trong tiếng Việt, narcissism đôi khi còn được dịch là "Tự luyến" (Tự yêu bản thân)
2. Biểu Hiện Của Ái Kỷ Trong Giao Tiếp
a. Chuyển Hướng Chủ Đề (Shift-Response)
Người này luôn bẻ lái câu chuyện về phía mình.
"Ngày xưa tôi làm dự án triệu đô nên biết cách xử lý rồi."
b. Thiếu Đồng Cảm và Quan Tâm
Nếu không thể chen ngang, họ biểu hiện chán nản, lơ đễnh hoặc trả lời qua loa như:
"À vậy hả?", "Ừm, cũng được.".
Họ nhanh chóng chuyển sang độc thoại hoặc phủ nhận ý kiến của bạn để khẳng định mình đúng.
c. Kết Nối Qua Kể Lể
Bắt đầu bằng một câu hỏi xã giao để kéo bạn vào cuộc trò chuyện về họ.
3. Tác Động Đến Người Khác
Hành vi ái kỷ trong giao tiếp gây ra những hệ quả tiêu cực:
- Mối quan hệ cá nhân: Bạn bè hoặc người thân có thể dần xa cách vì cảm thấy không được lắng nghe.
- Môi trường làm việc: Thiếu sự hợp tác và sáng tạo, dẫn đến giảm hiệu quả chung.
- Tâm lý người đối diện: Cảm giác bị bỏ rơi, phớt lờ khiến họ né tránh giao tiếp.
4. Người Ái Kỷ Trong Giao Tiếp Có Phải Luôn Là Kẻ Xấu?
Hành vi này không luôn xuất phát từ sự ích kỷ mà có thể do:
- Bất an tâm lý: Tìm kiếm sự công nhận để khẳng định bản thân.
- Khả năng tự nhận thức kém: Họ không nhận ra mình đang bẻ lái câu chuyện.
- Rối loạn tâm lý: Người mắc ADHD có thể thiếu kiểm soát khi tham gia hội thoại.
Nghiên cứu từ Journal of Social Clinical Psychology cũng chỉ ra nhiều người vô thức nói về bản thân nhiều hơn, ngay cả khi họ có ý tốt muốn giúp đỡ.
5. Ứng Xử Với Người Ái Kỷ Trong Giao Tiếp
a. Đồng Cảm Có Giới Hạn
b. Phương Pháp "Đá Xám" (Grey-Rock Method)
The grey rock method involves becoming unresponsive to abusive or manipulative behavior so that the perpetrator will lose interest.
6. Cải Thiện Chính Mình Nếu Bạn Cũng Ái Kỷ Trong Giao Tiếp
a. Lắng Nghe Chủ Động
- Giao tiếp bằng mắt, gật đầu và không chen ngang.
- Hỏi rõ khi chưa hiểu thay vì chuyển hướng.
b. Đặt Câu Hỏi Mang Tính Xây Dựng
- Tập trung vào chủ đề của người nói:
"Vậy bạn dự định giải quyết việc đó như thế nào?" - Đưa ý kiến khi nó thật sự phù hợp, thay vì kể câu chuyện của mình.
Ái kỷ trong giao tiếp không chỉ làm mất đi sự kết nối giữa các cá nhân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và các mối quan hệ xung quanh. Việc nhận thức và thay đổi hành vi sẽ giúp chúng ta xây dựng những cuộc trò chuyện ý nghĩa hơn.