15% người Việt hỏi AI trước khi mua sắm
Last updated: May 09, 2025 Xem trên toàn màn hình



- 16 Sep 2023
Đổi mới mang tính đột phá (Disruptive Innovation) và đổi mới tái tạo (Sustaining Innovation) là gì? 325
- 01 Jan 2023
Tổng hợp 25 mô hình kinh doanh phổ biến trên thế giới 256
- 01 Mar 2024
Google thử nghiệm Search AI (Search Generative Experience - SGE) 225
- 19 Jun 2024
Giải mã AI, ML và DL: Chìa khóa nắm bắt xu hướng chuyển đổi số 86
- 26 Sep 2024
Đội quân dán nhãn AI của tỷ phú 27 tuổi 85
Nhiều người Việt có thói quen hỏi AI khi mua sắm, với tỷ lệ cao hơn ở Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Theo nghiên cứu trực tuyến Seasonal Holidays Study do Meta ủy quyền, 15% người tiêu dùng Việt cho biết từng sử dụng AI tìm kiếm ý tưởng mua sắm. Khảo sát được thực hiện với 18.727 người trong độ tuổi 18-95 vào tháng 12/2024, tại Australia, Brazil, Canada, Pháp, Đức, Indonesia, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thái Lan, Anh, Mỹ và Việt Nam.
Trong khi đó, báo cáo AI for Business do Deloitte thực hiện cũng cho thấy 93% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát đã ứng dụng ít nhất một công cụ AI để giao tiếp và tiếp cận khách hàng.
Bình luận về số liệu trên tại sự kiện Meta Marketing Summit 2025 chiều 8/5, ông Benjamin Joe, Phó chủ tịch phụ trách Đông Nam Á của Meta, nhận định: "Người tiêu dùng Việt Nam đang đặt ra một tiêu chuẩn mới trên toàn cầu trong việc ứng dụng AI vào đời sống hàng ngày".
Theo ông, tỷ lệ ứng dụng AI của người Việt cao nhất trong các thị trường được Meta khảo sát, cho thấy mức độ sẵn sàng đổi mới. Sự cởi mở này còn tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp muốn xây dựng trải nghiệm cá nhân hóa dựa trên AI.
"Với dân số trẻ, năng động và nền kinh tế đang phát triển nhanh, tôi tin Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành quốc gia dẫn đầu trong việc khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo cho tăng trưởng và đổi mới kinh doanh", ông Joe nhận định.
Báo cáo của Deloitte cũng cho thấy 66% doanh nghiệp Việt đang sử dụng AI để giao tiếp và 63% dùng để tìm kiếm khách hàng mới. Trong bối cảnh đó, ông Khôi Lê, Giám đốc Quốc gia của Meta tại Việt Nam, đánh giá: "AI không còn là công nghệ của tương lai, mà trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược tăng trưởng của các doanh nghiệp".
Sự phổ biến của ứng dụng AI tại Việt Nam không hoàn toàn ngẫu nhiên. Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành từ 2021. Đến 2024, tầm quan trọng của AI một lần nữa được khẳng định, khi trí tuệ nhân tạo là một trong số những công nghệ chiến lược được Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển theo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.
Chính phủ cũng đã có nhiều động thái nhằm thúc đẩy kỹ năng sử dụng AI và các công nghệ số cho người dân. Chương trình Bình dân học vụ số với mục tiêu phổ cập chuyển đổi số được Bộ Công an phát động hồi tháng 3. Tháng trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp kêu gọi người dân tham gia phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" với phương châm "thần tốc hơn nữa, táo bạo hơn nữa".
Trọng Đạt
