Sinh ra trong nghèo khó không phải lỗi của bạn. NHƯNG nếu chết trong nghèo khó, đó là lỗi của bạn
Last updated: August 25, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 04 Mar 2023 Top 5 bài kiểm tra tính cách nổi tiếng trong phỏng vấn việc làm tại Nhật Bản
- 01 Sep 2022 Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ?
- 04 Sep 2020 IQ, EQ hay LQ quan trọng nhất trong thời đại 4.0?
- 01 Mar 2024 "Hồ đồ", "Trung dung", "Vô vi" và "tiêu dao" là gì?
Các quốc gia theo đạo Phật giàu hay nghèo?
Trước khi đi vào bài viết, chúng ta hãy thử đặt một câu hỏi thú vị như sau:
CÂU HỎI: Nếu Phật giáo tốt như vậy, tại sao một số nước theo đạo Phật lại nghèo?
Truyện kể rằng, có lần một Bà-la-môn đến gặp Đức Phật và hỏi Ngài như sau:
Bà-la-môn: “Bạch Thế Tôn, các đệ tử của Ngài tuyên bố rằng Pháp (Giáo lý) của Ngài là hoàn hảo và nguyên thủy, vậy mà con thấy một số đệ tử của Ngài đã lạc lối! Làm sao chuyện này có thể xảy ra được?”
Đức Phật: “Thưa Bà-la-môn, con có biết con đường từ kinh đô Magadha đến kinh đô Kosala không?” (Hai vương quốc vào thời Đức Phật)
Bà-la-môn: “Ồ vâng thưa Thế Tôn! Giống như lòng bàn tay của tôi vậy!”
Đức Phật: “Hỡi Bà-la-môn thân mến, điều gì sẽ xảy ra nếu có ai đó hỏi bạn đường đi từ thủ đô Magadha đến thủ đô Kosala và bạn chỉ đường cho người đó một cách chính xác? Vậy mà bạn lại phát hiện ra rằng… người đó đã đi lạc đường?”
Đức Phật đã dạy các cư sĩ cách sống một cuộc sống đạo đức đồng thời cải thiện kinh tế. Nếu người cư sĩ không thực hành những gì Đức Phật đã dạy và cuối cùng trở nên nghèo khổ và bị áp bức, thì liệu Phật giáo (Đức Phật và Giáo lý của Ngài) có thể bị đổ lỗi về điều đó không.
Đây là một câu nói rất có giá trị của người giàu nhất thế giới:
“Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải lỗi của bạn NHƯNG nếu bạn chết trong nghèo khó, đó là lỗi của bạn!” - Bill Gates
Chúng ta có thể xuất thân nghèo khó. Có người coi đó là lí do để ý lại, dựa vào đó để bao biện cho sự lười biếng, trì trệ của bản thân. Có người lại coi đó là động lực để vươn lên, cải thiện cuộc sống. Như vậy, lựa chọn thái độ sống như thế nào là ở mỗi người.
Người ta nói rằng: “kiếm tiền là chuyện của tài năng…”. Con người có thể kiếm ra đồng tiền bằng sức lao động chân chính (lao động chân tay và lao động trí óc), bằng sự cần cù, nhẫn lại, bằng quyết tâm làm giàu và những nỗ lực không ngừng nghỉ… Để không rơi vào tình cảnh nghèo khó, người ta còn phải biết sử dụng đồng tiền phù hợp, biết tiết kiệm, tích cóp, đầu tư sinh lời...
Tóm lại, nếu bạn để mình chết đi trong nghèo khó nghĩa là bạn hoặc đã không chăm chỉ cần cù làm lụng, phát huy năng lực của mình, hoặc đã thiếu kiên nhẫn, ý chí vươn lên, hoặc đã sử dụng đồng tiền không đúng cách……tất cả những điều đó đều khiến bạn trở thành người đáng trách, có lỗi với chính cuộc đời mình.
Dẫn chứng: Rất nhiều người xuất thân nghèo khó đã trở nên giàu có hay ít nhất cũng có một cuộc sống ổn thỏa khi họ chăm chỉ làm lụng, quyết tâm thay đổi cuộc đời. Tác giả câu nói này là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới. Bản thân thành công của ông là một tấm gương, một bài học cho bất kì ai muốn và quyết tâm không chịu để mình “chết trong nghèo khó”.
- Trong cuộc sống có những người “chết trong nghèo khó” nhưng không hoàn toàn do lỗi của họ (Rủi ro, thiên tai, tai nạn, cướp bóc, chiến tranh, bệnh tật…..)…Những con người như thế cần được đồng tâm chia sẻ.
- Không phải ai cũng được sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế tốt. Không sao, điều đó không nói nên điều gì về con người của bạn. Vì bạn chính là người sẽ làm nên cuộc đời mình nên người đời chỉ đánh giá bạn qua việc bạn có để mình “chết đi trong nghèo khó” không.
- Chúng ta thường cảm thấy kém cỏi khi bị so sánh với những người khác, thường bị làm phiền khi người khác hỏi thăm về công việc và mức lương, dẫn đến cảm giác buồn bã và tội lỗi. Nếu có mức lương thấp hơn, chúng ta có thể tìm cách năng cao năng lực bản thân và tìm việc làm mới tốt hơn. Chúng ta so sánh mức lương với người khác để làm việc chăm chỉ và thoát nghèo.
- Giàu có là do nỗ lực, biết nắm bắt cơ hội và hành động kịp thời. Nghèo không có gì đáng sợ, vì luôn có ngày mai. Muốn thoát nghèo phải có lòng kiên nhẫn, tâm an lạc và sống tích cực. Trong thời đại đầy đủ cơm áo ấm như hiện nay, nghèo đói trở thành một khái niệm tương đối, trẻ em có thể tự xoay xở mà không quá lo về kiếm tiền. Chuyện nhân tình thế thái không cần quá bận tâm, thành công sẽ tự tìm đến.
- Câu nói có ý nghĩa khích lệ động viên rất lớn đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người xuất thân nghèo khó. Làm giàu là một khát vọng chính đáng và không phải là điều viển vông. Điều quan trọng là bạn phải có đủ ý chí, quyết tâm và ý thức về việc tìm ra cách nào đúng nhất, phù hợp nhất để kiếm tiền với bản thân mình.
Thua luật của trời, thắng luật của người
Quay lại với câu hỏi ban đầu, thay vì đi tìm câu trả lời cho những người nghèo trong đó đạo Phật là tôn giáo chính, thì tại sao ta không đặt câu hỏi: Tại sao những nước con rồng, con hổ của thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc có xuất thân từ các quốc gia theo đạo Phật?
Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên, và thường xuyên gặp thiên tai (động đất, sóng thần, bão...), đó là một quốc gia "sinh ra ở vạch nguồn": không có thứ gì trong tay ngoài trí tuệ và nền tảng tư tưởng của Phật giáo thiền tông (Zen Buddhism). Người Nhật đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng, họ sinh ra trong nghèo khó nhưng bằng sự nỗ lực cùng tinh thấn Samurai đã giúp họ thoát nghèo, thoát khổ để trở thành siêu quốc trên thế giới.
Lách được luật đời, mấy ai lách được luật trời? Các dân tộc Bắc Á đã chứng minh được cho cả thế giới thấy: hoàn toàn có thể thắng được luật trời bằng cách định đoạt số mệnh của mình. Họ hiểu mệnh chứ không xem mệnh.
Người Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc xem Phật giáo như một Triết học phương Đông, một "phước báu cho lối sống trí tuệ và từ bi" thay vì xem là thứ tôn giáo độc thần (Monotheism religion) như nhiều quốc gia khác quan niệm. Các dân tộc Bắc Á không xem đạo Phật là đạo nhân quả nghiệp báo mà hiểu đạo Phật là đạo duyên khởi - vô ngã.
Bài viết độc quyền của TIGO
Nguyễn Thị Kiều
Trưởng phòng Marketing, TIGO Solutions