Tư duy linh hoạt: Trí tuệ "sông sâu tĩnh lặng" của người thông thái
Last updated: August 25, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
- 01 Aug 2022 "Sponsored Content" là gì? Khác nhau giữa Sponsored Content và Native Advertising?
- 01 Sep 2022 Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ?
Thông minh sẽ hại... thông minh
Người xưa nói quả không sai, thánh nhân đãi kẻ khù khờ, kẻ khôn ngoan quá rồi lại bị khôn ngoan vật lại, tự làm hại chính mình. Vì thế sống ở trên đời cứ ngốc nghếch một chút, khù khờ một chút mà lại bình lặng, an yên. Nhiều người thông minh suốt ngày cứ mải mê tính toán mệt mỏi, chắc đôi lần họ cũng mong muốn có thể ngốc nghếch và khù ngờ một chút để tâm tình được thanh thản. Thế nhưng, sống trên đời này, con người dù thông minh hay ngốc nghếch lại dựa vào thiên phú, thế nhưng sự lương thiện của mỗi người lại là một sự lựa chọn; chỉ cần sống lương thiện, nhất định sẽ được phúc báo.
Có câu chuyện kể rằng:
Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.
Người tiều phu thấy vậy, chỉ mỉm cười đồng ý. Ông vốn không muốn phân tài cao thấp hay kiếm tiền từ việc cá cược nhưng ông muốn vị học giả hiểu ra giá trị sâu sắc hơn của trí tuệ nên đã đồng ý.
Đầu tiên, tiều phu ra câu đố: “Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?”.
Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.
“Tôi cũng không biết!”, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm: “Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi”.
Học giả vô cùng sửng sốt, không nói được lời nào, còn vị tiều phu chỉ mỉm cười từ bi.
Khôn ngoan và trí tuệ không phải bạn học cao hay thấp, càng không do bạn có ít hay nhiều kiến thức, nó thực sự ở thái độ của bạn đối với tri thức như thế nào…
Chúng ta đều biết rằng, khoa học hiện nay là sự tiến bộ dần dần, con người không ngừng nhân thức lại mới, tìm kiếm những tri thức mới. Chỉ khi có những điều mới mẻ được tạo thành thì xã hội mới phát triển được. Nhưng cũng có những người, cho rằng mình đã “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” mà không chịu tiếp nhận, họ cứ muốn ôm giữ mãi những thứ cũ rích mà họ có được rồi tự ảo tưởng rằng mình trí tuệ hơn người.
Bài học rút ra:
Trong cuộc sống, nhiều người hay tỏ vẻ là mình trí tuệ, thông minh hơn người và tỏ vẻ coi thường những người ít học, học thấp hơn họ. Tuy nhiên đôi lúc, sự tự phụ quá tự tin của họ sẽ khiến họ bị lâm vào những tình huống “dở khóc dở cười”. Họ không biết một điều rằng “thông minh sẽ hại thông minh“, người quá thông minh và tinh tướng nhiều khi sẽ tự hại lấy mình vì quá tự cao. Lẽ vậy ở đời, đừng sợ kẻ thông minh, hãy sợ kẻ ngốc mà tưởng mình thông minh. Và hãy làm một người khiêm tốn đáng được tôn trọng. Truyện về người tiều phu khiến chúng ta phải suy nghĩ về đức tính khiêm tốn.
Sông càng sâu càng tĩnh lặng
Người xưa đã dạy rằng: “Sông càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường”.
Như vị học giả kia, tự cho rằng mình có khả năng, thông tường tri thức, mà xem thường người tiều phu, không ngờ lại tự làm trò cười.
Có câu “kiến thức của con người chỉ là một giọt nước trong biển cả mênh mông”, thế nhưng có nhiều người không hiểu được điều đó, thường hay cho rằng mình có khả năng và trí tuệ hơn người mà thích thể hiện và phô diễn.
Người trí tuệ, không phải lúc nào cũng đi phô diễn, thể hiện rằng mình thông minh hơn người. Trí tuệ thực sự, chính là biết được khi nào nên nói, khi nào không, có thể vận dụng khả năng của mình đúng lúc đúng chỗ.
Tri vi tri, bất tri vi bất tri, vị tri giả. Nghĩa: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết. Đó chính là người có hiểu biết!
Nước sâu chảy không nghe một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy thành tiếng róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn, chỉ nghe thấy ồn ào mà không có nội hàm bên trong. Còn người cao minh, khiêm nhường sẽ giống như một nguồn nước sâu, lặng lẽ mà uyên bác. Vậy bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn?
Biết ít, phiền não ít
Cổ đức nói: “Tri sự thiểu thời, phiền não thiểu” (khi biết ít chuyện thì cũng ít phiền não). Đừng nên biết quá nhiều chuyện, biết nhiều sẽ lắm phiền não!
“Ít việc ít phiền” là tập trung, tận lực làm những việc có lợi cho xã hội, đừng sợ mình không có việc. Nhiều người hiểu sai khái niệm “ít việc”. “Ít việc” có nghĩa là không dấn thân vào những việc dây dưa, không tự mang phiền não về cho mình, cho ba mẹ, cho người thân, không tự cho mình là người tốt để rồi bị làm phiền. Chúng ta có thể làm rất nhiều việc nhưng trong tâm không hề dính mắc, việc ai nấy làm. Từng người, từng vai trò, ai nấy cứ làm tròn mọi bổn phận, trách nhiệm của mình, đúng với chuẩn mực.
Cái đúng ngày hôm nay, ngày mai không còn đúng nữa. Cái hữu hạn hôm nay sẽ thành vô hạn ngày mai
Khi Darwin đưa ra thuyết tiến hóa, rằng tổ tiên của con người là loài vượn cổ, chối bỏ nguồn gốc từ Thần thánh của con người, và người châu Âu cổ cũng đã từng coi đó là “chân lý” để tôn sùng. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, Thuyết tiến hóa vẫn còn sơ hở với các luận điểm mâu thuẫn được các nhà khoa học tìm ra sau đó.
Tiến sỹ Ernst Chain, người đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin, từng nói: “Tôi thà tin vào chuyện cổ tích còn hơn tin vào những phỏng đoán chưa đủ căn cứ của thuyết tiến hóa…”.
Những điều bạn cho là đúng ngày hôm nay, rất có thể ngày mai lại không còn đúng nữa. Cái hữu hạn hôm nay sẽ thành vô hạn ngày mai... Vậy nên con người cần có một tâm thái rộng mở để đón nhận những cái mới và khiêm tốn học hỏi, đó mới là người trí tuệ.
Cái hữu hạn lại có thể chứa đựng cái vô hạn. Đây không phải là điều vô lý vì cái ta thấy được chỉ là một phần hữu hạn của cái bản thể vô hạn.
Biên tập và tổng hợp bởi TIGO Human Capital