Thắng một cuộc tranh cãi, nhưng thua cả một mối quan hệ
Last updated: December 25, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 07 Aug 2024 Kỷ nguyên VUCA và TUNA – Cơ hội phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ nhờ cuộc cách mạng 4.0
Thắng một cuộc tranh cãi, nhưng thua cả một mối quan hệ
Người thông minh không bao giờ cãi đúng sai với 5 kiểu người này, vì cố chấp chỉ khiến bản thân tổn thương.
Thứ nhất: cha mẹ
Tranh cãi với cha mẹ không mang lại gì ngoài sự bất hiếu. Cha mẹ là gốc rễ gia đình, là nơi để về khi gặp khó khăn. Hãy học cách lắng nghe và trân trọng.
Thứ hai: sếp
Cãi tay đôi với sếp chỉ khiến bạn thiệt thòi. Nếu có bất đồng, hãy trao đổi riêng, nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn.
Thứ ba: người sĩ diện
Đừng động vào sự tự tôn của họ. Giữ thái độ trung dung, thêm bạn bớt thù, bạn sẽ có nhiều người đồng hành hơn trong cuộc sống.
Thứ tư: vợ/chồng
Tranh cãi khi giận dữ chỉ phá vỡ tình cảm. Thay vào đó, hãy bình tĩnh, chọn thời điểm để trao đổi. Hạnh phúc gia đình luôn quan trọng hơn việc ai đúng, ai sai.
Cuối cùng: người không ra gì
Tranh luận với người cố chấp chỉ lãng phí thời gian. Hãy giữ sự bình thản, tập trung vào những điều tốt đẹp hơn.
Cuộc sống ngắn ngủi. Đừng phí thời gian để thắng một cuộc cãi vã mà mất đi hạnh phúc, mối quan hệ hay sự thanh thản trong tâm hồn. Hãy sống bao dung và biết buông bỏ.
Có một câu chuyện như sau:
Hai thanh niên cãi nhau, một anh nói 8:2 = 4, anh kia khăng khăng 8:2 = 0 , không ai chịu ai nên kéo nhau lên nhờ quan xử.
Nghe xong câu chuyện, quan phán:
- Thằng nói 8:2 = 4, được về, còn thằng 8:2 = 0 ở lại, lôi ra đánh 50 gậy cho ta.
Sau khi bị đánh đủ 50 gậy, gã 8:2 = 4 ấm ức vào trình quan:
- Thưa quan, tại sao con trả lời đúng mà lại bị đánh?
Quan đáp:
- Mày biết đúng lại đi cãi nhau với thằng ngu đấy làm gì? Tội của mày là tốn thời gian với người khác. Đã biết nó ngu còn cố chấp cãi nhau với nó. Mày bị đánh thế là đáng. Tốn thời gian của mày và của quan. Còn thằng ngu kia thì cho nó về để cuộc đời dạy nó chứ mày có cãi nhau với nó tới sáng mai nó cũng chả chịu nghe đâu...
Kết Luận
Bài học sâu sắc về lợi hay thiệt từ các cuộc tranh cãi. Có những người cãi nhau chỉ để thắng, mặc dù biết mình sai, phản ánh sự thiếu trưởng thành trong cách xử lý bất đồng. Việc chấp vào quan điểm cá nhân như là chân lý tuyệt đối được gọi là "tà kiến", dẫn đến xung đột khi người khác có quan điểm khác.
Trong Phật giáo có 2 khái niệm quan trọng là "chấp ngã" và "chấp thủ".
- Chấp ngã là sự bám chấp vào cái "tôi" hay "ngã", chính là bản thân mình.
- Chấp thủ là sự bám víu, cố chấp vào một đối tượng, quan niệm, hoặc cảm giác nào đó, dù là vật chất hay phi vật chất, thường được hiểu là sự bám vào những gì mà ta cho là của mình, như danh vọng, quyền lực, tài sản, hoặc niềm tin.
Cả hai đều là nguồn gốc của khổ đau, và sự giải thoát chỉ có thể đạt được khi buông bỏ cả chấp ngã lẫn chấp thủ.
Biết người ta ngu mà đi cãi nhau, thì khác gì hai đứa ngu. Hoặc mình ngu hơn người ta, người ta không tranh cãi với mình, mình thắng một cuộc tranh cãi nhưng thua một mối quan hệ.
By Phạm Tuệ Linh