Bảo trì phần mềm là gì? Phân biệt các loại bảo trì
Last updated: May 09, 2022 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 04 Jan 2023 Phát triển phần mềm linh hoạt theo mô hình Big Bang
- 18 Mar 2021 Kỹ thuật ước lượng dự án phần mềm linh hoạt dựa vào Story Point - phương pháp T-Shirt Sizing
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
- 20 Jul 2021 Quản lý và đánh giá công việc theo quy trình TIGO SmartWork
Bảo trì phần mềm là gì?
Bảo trì phần mềm (tiếng Anh software maintenance) bao gồm điều chỉnh các lỗi mà chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước của chu kỳ sống của một phần mềm, nâng cấp tính năng sử dụng và an toàn vận hành của phần mềm. Bảo trì phần mềm có thể chiếm đến 65%-75% công sức trong chu kỳ sống của một phần mềm.
Nguồn: radixweb
Phân biệt bảo trì phần mềm (software maintenance) và bảo trì hệ thống (system maintenance)
Bảo trì phần mềm (software maintenance) khác với bảo trì hệ thống (system maintenance). Bảo trì hệ thống là các hoạt động diễn ra bên ngoài phần mềm. Thí dụ bảo trì hệ thống bao gồm các công việc:
- Kiểm tra kích thước database log, nếu quá lớn thì tiến hành cắt bỏ (shrink database).
- Kiểm tra dung lượng lưu trữ các tài nguyên số (các file ảnh, tài liệu upload lên server).
- Kiểm tra các lỗ hổng bảo mật trong phân quyền truy cập các folder trên server.
- Kiểm tra các vấn đề xung đột khác có thể gây ra.
Các loại bảo trì phần mềm
Quá trình phát triển phần mềm bao gồm rất nhiều giai đoạn: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, xây dựng, kiểm tra, triển khai và bảo trì phần mềm. Nhiệm vụ của giai đoạn bảo trì phần mềm là giữ cho phần mềm được cập nhật khi môi trường thay đổi và yêu cầu người sử dụng thay đổi.
Theo IEEE (1993), thì bảo trì phần mềm được định nghĩa là việc sửa đổi một phần mềm sau khi đã bàn giao để chỉnh lại các lỗi phát sinh, cải thiện hiệu năng của phần mềm hoặc các thuộc tính khác, hoặc làm cho phần mềm thích ứng trong một môi trường đã bị thay đổi. Bảo trì phần mềm được chia thành bốn loại:
- Sửa lại cho đúng (corrective): Là việc sửa các lỗi hoặc hỏng hóc phát sinh. Các lỗi này có thể do lỗi thiết kế, lỗi logic hoặc lỗi coding sản phẩm. Ngoài ra, các lỗi cũng có thể do quá trình xử lý dữ liệu, hoặc hoạt động của hệ thống.
- Thích ứng (adaptative): Là việc chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp với môi trường đã thay đổi của sản phẩm. Môi trường ở đây có nghĩa là tất các yếu tố bên ngoài sản phẩm như quy tắc kinh doanh, luật pháp, phương thức làm việc,...
- Hoàn thiện (perfective): Chỉnh sửa để đáp ứng các yêu cầu mới hoặc thay đổi của người sử dụng. Loại này tập trung vào nâng cao chức năng của hệ thống, hoặc các hoạt động tăng cường hiệu năng của hệ thống, hoặc đơn giản là cải thiện giao diện. Nguyên nhân là với một phần mềm thành công, người sử dụng sẽ bắt đầu khám phá những yêu cầu mới, ngoài yêu cầu mà họ đã đề ra ban đầu, do đó, cần cải tiến các chức năng.
- Bảo vệ (preventive): Mục đích là làm hệ thống dễ dàng bảo trì hơn trong những lần tiếp theo.
Nguồn: wiki